Đại Hộ pháp Phật giáo Won Hàn Quốc, Chủ tịch Tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun Hee Từ trần

29/10/20201:00 SA(Xem: 5291)
Đại Hộ pháp Phật giáo Won Hàn Quốc, Chủ tịch Tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun Hee Từ trần
ĐẠI HỘ PHÁP PHẬT GIÁO WON HÀN QUỐC,
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN SAMSUNG,
CƯ SĨ LEE KUN HEE TỪ TRẦN

(Thích Vân Phong biên soạn)

 


Đại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, thành viên Ủy ban Thế vận hội Quốc tế, Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山) đã an nhiên trút hơi thở tại Bệnh viện Samsung Seoul (seoul) về cõi Phật vào buổi sáng hôm Chủ nhật, ngày 25 tháng 10 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.

Tang lễ của Cư sĩ Lee Kun Hee sẽ được tổ chức tại tư gia theo nguyện vọng của người quá cốgia quyến.

Samsung cho biết: “Chúng tôi vô cùng đau buồn khi thông báo về việc doanh nhân Phật tử Cư sĩ Lee Kun Hee, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung từ trần. Ngài Chủ tịch Samsung đã tạ thế vào sáng sớm ngày 25 tháng 10 có sự hiện diện của người thân gia đình, trong đó có Phó Chủ tịch Jay Y. Lee”, một tuyên bố hôm Chủ nhật. “Tất cả chúng tôi tại Samsung sẽ trân trọng ký ức của ông, và tri ân về hành trìnhchúng tôi chia sẻ với ông. Sự cảm thông sâu sắc nhất của chúng tôi là với gia đình, người thân và những người gần gũi nhất của ông. Di sản của ông sẽ trường tồn”.

Trong một tuyên bố, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) cho biết“Chủ tịch Lee Kun-hee không chỉ phát triển Samsung thành một tập đoàn hàng đầu mà còn là nhà lãnh đạo tốt nhất trong giới kinh doanh và giúp thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc ngang tầm các quốc gia phát triển”.

FKI nói thêm: “Sự chú ý của Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun-hee không chỉ tập trung vào nền kinh tế. Ông đã nâng cao danh tiếng của quốc gia bằng cách ‘giúp’ tổ chức Thế vận hội mùa đông Olympic PyengChang 2018 và rèn luyện tinh thần chung sống bằng cách quan tâm đến những người láng giềng đang gặp khó khăn”.

Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, có hơn 70.000 thành viên, bày tỏ: “Lời chia buồn sâu sắc trước sự từ giã trần thế của Ngài Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun-hee, người đã làm nên lịch sử cho nền kinh tế Hàn Quốc và đã giúp Hàn Quốc trở thành một nước xuất khẩu hùng mạnh, một quốc gia phát triển kinh tế phú cường thịnh vượng”.

Bà Park Young-sun, Nghị sỹ đảng Hàn Quốc Tự do (LKP), Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đăng những câu chuyện về Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun-hee trên mạng xã hội vào hôm Chủ nhật, ngày 25 tháng 10: “Sau tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, Cư sĩ Lee Kun-hee về ban lãnh đạo mới  tại thành phố Frankfurt, Liên bang Đức năm 1993, Samsung Electronics đã phát triển thành một tập đoàn bán dẫn và điện thoại di động toàn cầu”, Bà Park Young-sun viết trên Facebook: “Samsung ngày hôm nay là kết quả của tình yêu của Ngài Chủ tịch Lee Kun-hee đối với chất bán dẫn”, bà nói thêm, đề cập đến tuyên bố trước đây của Cư sĩ Lee Kun-hee khi nói rằng ông “phát cuồng nhiệt vì chất bán dẫn”.


Tiểu sử Cư sĩ Lee Kun Hee

(1942-2020)
Lee Kun Hee

Cư sĩ Lee Kun Hee, Đại hộ pháp của tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, nắm quyền lãnh đạo và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn điện tử Samsung từ ngày 1 tháng 12 năm 1987 đến 2008 và từ 2010 đến 2020, Samsung tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, và được ghi nhận với sự chuyển đổi của Samsung thành nhà sản xuất điện thoại thông minh, Tivi và công nghệ chip nhớ lớn nhất thế giới. Ông cũng là thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế. Ông là con trai thứ bảy và là người con trai út của một nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân, tỷ phú người Hàn Quốc, nhà sáng lập của tập đoàn Samsung. Doanh nhân Phật tử thành đạt, nổi tiếngđồng thời cũng là người đi tiên phong, có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc, Cư sĩ Lee Byung-Chul (Lý Bỉnh Triết-이병철-李秉喆, 1910-1987), pháp danh Bỉnh Đạo (병도-秉道), cụ ông có ba người con trai và năm người con gái.

Tài sản của Cư sĩ Lee Kun Hee bao gồm cả tài sản của người vợ là nữ Cư sĩ Hong Ra-hee (Hồng La Hỷ-홍라희-洪羅喜), pháp hiệu Đạo Đà Viên (도타원-道陀圓), nhà sưu tập nghệ thuật quyền lực nhất Hàn Quốc – con gái lớn của cụ cư sĩ Phật tử Hong Jin-ki (Hồng Tấn Cơ-홍진기-洪璡基, 1917-1984), và hiền mẫunữ cư sĩ Kim Yoon-nam (신타원 김혜성 원정사-信陀圓 金慧性 圓正師) (25/6/1924-5//6/2014).

Với giá trị tài sản ước tính khoảng 21 tỷ USD vào thời điểm ông qua đời, ông là người giàu nhất Hàn Quốc, vị trí mà ông đã nắm giữ từ năm 2007.

Cư sĩ Lee Kun Hee từng từ chức vào tháng 4 năm 2008, do một vụ bê bối quỹ đen của Samsung nhưng đã quay trở lại vào ngày 24 tháng 3 năm 2010. Ông thông thạo các thứ tiếng Hàn Quốc, Anh ngữ và Nhật ngữ. Năm 1996, ông được bầu vào thành viên của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế. Với khối tài sản được ước tính vào khoảng $26,74 tỷ đô la Mỹ, ông và gia đình thường xuyên được tạp chí Forbes xếp hạng vào top những người giàu nhất trên thế giới.

Cư sĩ Lee Kun Hee được vinh danh là người quyền lực thứ 41 trong top “Những người quyền lực nhất thế giới” do tạp chí Forbes bình chọn năm 2013, là người Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách, sau cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn).

Năm 2014, Cư sĩ Lee Kun Hee đã được đưa vào danh sách trong 35 người quyền lực nhất thế giới và mạnh mẽ  nhất tại Hàn Quốc bởi Forbes “Danh sách những người quyền lực nhất thế giới” cùng với con trai yêu quý của ông Lee Jae-yong.

Thời thơ ấu:

Cư sĩ Lee Kun Hee sinh vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, tại quận Uiryeong-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên. Ông là con thứ bảy và là con trai út của Doanh nhân Phật tử, Cư sĩ Lee Byung-chul, người sáng lập và cố Chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung (12/2/1910-19/11/1987).

Cư sĩ Lee Kun Hee có học vị cao, Cử nhân Kinh tế học của Đại học Waseda, một trường đại học tư nhân ở Nhật Bản. Ông theo học chương trình Cao học Kinh doanh và hoàn thiện học vị Thạc sĩ (MBA) tại  Đại học George Washington, CD, Hoa Kỳ và Tiến sĩ danh dự.

Được giáo dục tại các Học đường

Năm 1954, Tốt nghiệp trường Tiểu học trực thuộc Đại họcphạm Quốc gia Pusan

Năm 1957, Tốt nghiệp trường Trung học Cơ sở thuộc Đại học Quốc gia Seoul

Năm 1960, Tốt nghiệp trường Trung học thuộc Đại họcphạm Quốc gia Seoul

Năm 1961, Tốt nghiệp Đại học Khoa Thương Mại tại Đại học Yonsei

Năm 1965, Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Waseda

Năm 1966, hoàn thiện nghiên cứu sinh với học vị Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Trường Cao học Kinh doanh thuộc Đại học George Washington và ông gia nhập công ty con “Central Daily News-Toyo TV” của Samsung.

Tiến sĩ danh dự

Năm 2000 Tiến sĩ danh dự tại Đại học Quốc gia Seoul

Năm 2005 Tiến sĩ Triết học danh dự tại Đại học Hàn Quốc

Năm 2010 Tiến sĩ Luật danh dự tại Đại học Waseda

Sự nghiệp:

Vào tháng 4 năm 1967, Cư sĩ Lee Kun Hee kết hôn với nàng Hong Ra-hee (Hồng La Hỷ-홍라희-洪羅喜), trưởng nữ của cụ cư sĩ Phật tử Hong Jin-ki (Hồng Tấn Cơ-홍진기-洪璡基, 1917-1984), một ông trùm truyền thông sở hữu một trong những tờ báo lớn nhất Hàn Quốc, từng là giám đốc điều hành của Đài truyền hình Joongang, vị quan chức cấp cao của chính phủ Lý Thừa Vãn, người từng đảm nhiệm các chức Thứ trưởng Tư pháp năm 1954, rồi Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 1958, và trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1960.

Nhiệm kỳ đầu tại Samsung

Cư sĩ Lee Kun Hee gia nhập Tập đoàn điện tử Samsung vào năm 1966 với tư cách giám đốc và Công ty truyền thông Tongyang, và sau đó tiếp tục làm việc cho công ty xây dựngthương mại của Samsung. Tháng 2 đến tháng 11 năm 1979, ông đảm trách Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung.

Năm 1980, ông được bầu làm Giám đốc JoongAng Ilbo.

Tháng 2 năm 1981, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Hàn Quốc - Nhật Bản.

Tháng 3 năm 1982 ~ tháng 3 năm 1997, ông được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Quyền anh nghiệp dư Hàn Quốc.

Cư sĩ Lee Kun Hee nắm quyền Chủ tịch Hội đồng Quản trị vào ngày 24 tháng 12 năm 1987, chỉ hai tuần sau cái chết của cha mình, Cư sĩ Lee Byung-chul, người thành lập công ty.

Tháng 11 năm 1987 đến tháng 4 năm 1998 ông đương nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Samsung.

Năm 1989, ông được bầu làm Chủ tịch Quỹ Phúc lợi Samsung, Chủ tịch Samsung Art Foundation

Tháng 3/1993, ông được bầu làm  Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Hàn Quốc.

Năm 1993, Cư sĩ Lee Kun Hee công bố triết lý kinh doanh nhãn hiệu đầu tiên của mình, “Sáng kiến Quản lý Mới” (New Management Initiative), được Samsung áp dụng như một học thuyết cho đến nay.

Câu nói nổi tiếng nhất từ ​​triết lý đó, được hình thành qua gần ba tháng họp với các CEO được triệu tập ở châu Âu và Nhật Bản. Khi tin rằng Tập đoàn điện tử Samsung quá chú trọng vào việc sản xuất số lượng lớn hàng hóa chất lượng thấp và không sẵn sàng cạnh tranh về mặt chất lượng, Cư sĩ Lee Kun Hee đã để lại câu nói nổi tiếng“Hãy thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn”. Lời kêu gọi này là một nỗ lực nhằm thúc đẩy sự đổi mới tại công ty và đối mặt với sự cạnh tranh vào thời điểm đó từ các đối thủ như Sony Corporation. Trong một tuyên bố ngày nay được gọi là “Tuyên bố Frankfurt”, ông đã yêu cầu giám đốc điều hành của mình tập trung tại thành phố Frankfurt của Đức vào năm 1993, và kêu gọi thay đổi cách tiếp cận của công ty đối với chất lượng, ngay cả khi điều đó có nghĩa là doanh số bán hàng thấp hơn. Công ty tiếp tục trở thành nhà sản xuất Tivi lớn nhất, đánh bại tập đoàn Sony vào năm 2006.

Dưới sự lãnh đạo của doanh nhân Phật tử, Cư sĩ Lee Kun Hee, tập đoàn Samsung có hàng chục chi nhánh, bao gồm nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, Samsung Electronics Co. và Samsung Life Insurance Co.

Samsung Electronics là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhờ dòng sản phẩm điện thoại thông minh Galaxy, và một loạt điện thoại giá rẻ. Tập đoàn công nghệ khổng lồ này cũng là nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất thế giới, có khách hàng bao gồm Apple Innc, và các nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn khác, cũng như các công ty công nghệ toàn cầu khác.

Tập đoàn Samsung ở vị trí trung tâm của nền kinh tế Hàn Quốc, kim ngạch của Samsung chiếm 20% GDP của Hàn Quốc và 20% xuất khẩu quốc gia, với các lô hàng xuất đi của họ chiếm hơn 20% xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Tháng 7 năm 1996 đến tháng 8 năm 2008, ông là Thành viên IOC.

Năm 1996, ông đương nhiệm Chủ tịch Hiệp hội Đấu vật Hàn Quốc.

Tháng 4 năm 1998 đến tháng 4 năm 2008, ông đương nhiệm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Samsung Electronics.

Tháng 8 năm 1998, ông đương nhiệm Chủ tịch Quỹ Văn hóa Samsung.

Năm 2005, ông được bầu với cương vị Chủ tịch danh dự Ủy bạn Olympic Hàn Quốc.

Năm 200, ông từ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Samsung Electronics, do kế hoạch đổi mới quản lý tập đoàn sau khi bị truy tố không giam giữ vì trốn thuế do vụ Samsung quỵt quỹ.

Tháng 2 năm 2010 đến tháng 8 năm 2017, ông đảm nhiệm Thành viên IOC.

Tháng 3 năm 2010, ông trở lại tuyến đầu quản lý với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Samsung Electronics.

Tháng 11 năm 2011, ông được bầu trên cương vị Cố vấn Ban Tổ chức Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018.

Vụ bê bối Samsung

Vào ngày 14 tháng 1 năm 2008, cảnh sát Hàn Quốc đã đột kích vào nhà và văn phòng của Cư sĩ Lee Kun Hee trong một cuộc điều tra đang diễn ra, với cáo buộc rằng Samsung chịu trách nhiệm cho một quỹ lừa đảo dùng để hối lộ các Công tố viên, Thẩm phán và các nhân vật chính trị có ảnh hưởng ở Hàn Quốc. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2008, Cư sĩ Lee Kun Hee phủ nhận những cáo buộc chống lại ông trong vụ bê bối. Sau vòng thẩm vấn thứ hai của các công tố viên Hàn Quốc, vào ngày 11 tháng 4 năm 2008, Cư sĩ Lee Kun Hee được phóng viên trích dẫn rằng: “Tôi chịu trách nhiệm về mọi thứ. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về Đạo đức và Pháp lý”. Vào ngày 21 tháng 4 năm 2008, ông từ chức và tuyên bố“Chúng tôi, bao gồm cả tôi, đã gây ra rắc rối cho quốc gia nhờ cuộc điều tra đặc biệt; Tôi chân thành xin lỗi sâu sắc về điều đó, và tôi  sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thứ, cả về mặt Pháp lý và Đạo đức”.

Vào ngày 16 tháng 7 năm 2008, The New York Times đưa tin Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã kết luận Cư sĩ Lee Kun Hee có tội với các cáo buộc về hành vi sai trái về tài chính và trốn thuế. Các công tố viên yêu cầu Cư sĩ Lee Kun Hee bị kết án 7 năm tù giam và phạt 350 tỷ won (tương đương 312 triệu USD). Tòa án đã phạt ông 110 tỷ won (tương đương 98 triệu USD) và kết án Cư sĩ Lee Kun Hee 3 năm tù treo. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 12 năm 2009, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã ân xá cho Cư sĩ Lee Kun Hee, nói rằng mục đích của việc ân xá là để Cư sĩ Lee Kun Hee tiếp tục tham gia Ủ ban Olymbic Quốc tế. Trong phiên tòa xét xử tham nhũng của trưởng lão Mục sư Tin Lành Lee Myung-bak, việc ân xá này được tiết lộ là để đổi lấy số tiền hối lộ; hành vi hối lộ và tham nhũng chính trị khác giữa Tổng thống Hàn Quốc trưởng lão Mục sư Lee Myung-bak và Cư sĩ Lee Kun Hee cũng bị phanh phui.

“Think Samsung”, một cuốn sách năm 2010 của Kim Yong-chul, cựu cố vấn pháp lý của Samsung, cáo buộc rằng Cư sĩ Lee Kun Hee đã phạm tội tham nhũng. Cụ thể, cuốn sách tuyên bố rằng ông đã chiếm đoạt tới 10 nghìn tỷ won (tương đương 8,9 tỷ đô la Mỹ) từ các công ty con của Samsung, giả mạo bằng chứng và hối lộ các quan chức chính phủ để đảm bảo con trai ông sẽ kế vị.

Quay trở lại Samsung

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2010, Cư sĩ Lee Kun Hee tuyên bố  trở lại Samsung Electronics với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông tiếp tụcvị trí này cho đến năm 2014, khi ông bị đau tim mất khả năng lao động và con trai ông, Cư sĩ Lee Jae-yong, trở thành lãnh đạo trên thực tế của tập đoàn Samsung. Ông được ghi nhận vì đã biến Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh, Tivi và chip nhớ lớn nhất thế giới. Vào thời điểm ông qua đời, tập đoàn Samsung với giá trị ước tính khoảng 20,7 tỷ đô la Mỹ theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, ông là người giàu nhất Hàn Quốc; một vị trí mà ông đã nắm giữ từ năm 2007.

Sau khi ông qua đời, những người thừa kế của Cư sĩ Lee Kun Hee dự kiến sẽ phải đối mặt với khoản thuế bất động sản khoảng 10 tỷ USD, điều này có thể dẫn đến việc pha loãng cổ phần của gia đình trong tập đoàn. Điều này xuất phát từ việc Hàn Quốc đánh thuế bất động sản cao lên tới 50% đối với các bất động sản lớn hơn 3 tỷ USD, chỉ đứng sau Nhật Bản, trong số các quốc gia OECD.

Đời sống cá nhân

Phu nhân của Cư sĩ Lee Kun Hee, nữ cư sĩ Phật tử Hong Ra-hee (Hồng La Hỷ-홍라희-洪羅喜), pháp danh Đạo Toàn (도전-道全)), pháp hiệu Đạo Đà Viên (도타원-道陀圓), trưởng nữ của cụ cư sĩ Phật tử Hong Jin-ki (Hồng Tấn Cơ-홍진기-洪璡基, 1917-1984), pháp danh Nhân Thiên (인천-仁天), pháp hiệu Quốc San (국산-國山), một ông trùm truyền thông sở hữu một trong những tờ báo lớn nhất Hàn Quốc, từng là giám đốc điều hành của Đài truyền hình Joongang, vị quan chức cấp cao của chính phủ Lý Thừa Vãn, người từng đảm nhiệm các chức Thứ trưởng Tư pháp năm 1954, rồi Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 1958, và trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1960, và là con gái lớn của cụ bà nữ cư sĩ Phật tử Kim Yoon-nam (김윤남,1924–2012), pháp danh Huệ Tính (혜성-慧性), pháp hiệu Tín Đà Viên (신타원-信陀圓).

Các anh chị em của ông và một số con của họ đều là Giám đốc điều hành của các tập đoàn kinh doanh lớn tại Hàn Quốc. Lee Boo-jin, con gái lớn của ông, là Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hotel Shilla, một chuỗi khách sạn sang trọng, đồng thời là Chủ tịch của Samsung Everland, một công viên giải trí và nhà điều hành khu nghỉ mát “được nhiều người coi là công ty cổ phần trên thực tế cho tập đoàn Samsung” theo Associated Press. Vào năm 2010, con trai của ông là Lee Jae-yong là Phó Chủ tịch của Samsung Electronics; con rễ Kim Jae-yeol, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung.

Cư sĩ Lee Kun Hee có 4 người con: con cả và con trai duy nhất Lee Jae-yong (sinh năm 1968) và ba cô con gái Lee Boo-jin (sinh năm 1970), Lee Seo-hyun (sinh năm 1973) và Lee Yoon-hyung (sinh năm 1979 đã chết năm 2005).

Vào năm 1973, theo sự hướng dẫn giới thiệu của cụ bà nhạc mẫu (mẹ vợ), Cư sĩ Lee Kun Hee quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới, là đệ tử của tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc và được ban pháp danh Trọng Đức (덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산-重山).

Hầu hết các thành viên trong gia đình của Cư sĩ Lee Kun Hee đều quy y Tam bảo trở thành Phật tử thuần thành, những đại hộ pháp cho các thành tựu Phật sự của tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc.

Tại Hàn Quốc, đối với Phật tử ai cũng biết Cư sĩ Lee Kun Hee, nhạc phụ, nhạc mẫu (cha mẹ vợ) và phu nhân nữ cư sĩ Hong Ra-hee, và tất cả các thành viên trong gia đình đều đóng góp rất lớn trong việc Phật sự của tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, gồm cơ sở tự việc và trường Phật học cũng như các Phúc lợi xã hội khác.

Cư sĩ Lee Kun Hee và phu nhân đã cúng dường Trung tâm Bồi Huấn Trung Đạo (중도훈련원), một cơ sở giáo dục đào tạo tăng tài cho tông phái Phật giáo Won tọa lại tại Iksan, tỉnh Jeollabuk-do, Hàn Quốc.

Vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, doanh nhân Phật tử Cư sĩ Lee Kun Hee và phu nhân nữ cư sĩ Hong Ra-hee đã cúng dường 12 tỷ won (11.200.000 USD) cho việc kiến tạo Trung tâm Viên Đạt Ma (원다르마센터-圓達摩中心-Won Dharma Center, WDC) đã xây dựng tại quận Columbia, New Rork, Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2010.

Trung tâm Viên Đạt Ma (원다르마센터-圓達摩中心-Won Dharma Center, WDC) là một trung tâm hoằng dương chính pháp Phật đà, trước năm 2015, để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, dự kiến được xây dựng ở khu vực thượng lưu sông Hudson ở New York, Hoa Kỳ. Nó sẽ được Khánh thành vào ngày 2 tháng 10 năm 2016, và sẽ là cơ sở chuyển tiếp cho công việc tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc hoằng dương Phật pháp ở nước ngoài. Một Thiền đường quy mô, cơ sở văn phòng và khu dân cư, nhà khách có thể chứa 60 người đã được xây dựng với tổng diện tích rộng 426 mẫu Anh (520.000 mét vuông) tại Quận Columbia, New York, Hoa Kỳ.

Tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc được thành lập vào năm 1916, tông phái này chủ trương hiện đại hóa và làm trẻ hóa Phật giáo, bằng việc dùng những giáo lý quy ước cho mục đích tu hành. Tông phái này có thể giữ vai trò quan trọng trong việc thống nhất hai miền Nam – Bắc Triều Tiên như đã từng làm cho sự giải phóng của Triều Tiên khỏi Nhật Bản năm 1945.

“Phật giáo đã từng tái định hình xã hội Triều Tiên suốt thời kỳ đất nước này thuộc Nhật (1910-1945) bằng việc tập trung vào việc cải cách giáo dục trường học và tâm thức của con người”.

Tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc điều hành hơn 15 ngôi tự viện Phật giáotrung tâm thiền định trên khắp Hoa Kỳ, doanh nhân Phật tử Cư sĩ Lee Kun Hee và phu nhân nữ cư sĩ Hong Ra-hee và các thành viên trong gia đình là những đại hộ pháp của tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc.

Cụ cư sĩ Phật tử Hong Jin-ki (Hồng Tấn Cơ-홍진기-洪璡基, 1917-1984) là một Phật tử trung kiên, thuần thành, cụ ông đã giáo dục con hiền cháu thảo giữ truyền thống đạo Phật, thụ trì Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện. . . Tu tâm dưỡng tính. Khi cụ cư sĩ hiền mẫu của nữ cư sĩ Hong Ra-hee, là nhạc mẫu của doanh nhân Phật tử Cư sĩ Lee Kun Hee là cụ bà nữ cư sĩ Kim Yoon-nam (25/6/1924-5//6/2014) qua đời, tang quyến đã cúng dường hơn 16,8 tỷ won, tiền thừa kế của gia tộc công đức vào việc phát triển tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc.

Sức khỏe và qua đời

Cuối năm 2005, Cư sĩ Lee Kun Hee đã được chuẩn đoán mắc ung thư tại Trung tâm Y tế MD Anderson ở Houston, Taxas, Hoa Kỳ.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2014, Cư sĩ Lee Kun Hee được phát hiện trong trạng thái bất tỉnh tại  tư gia (phường Itaewon, quận Yongsan, Seoul) do nhồi máu cơ tim. Sau đó, ông được đưa đến bệnh viện gần nhà để hồi sức tim phổi (CPR), rồi được chuyển tới bệnh viện Samsung Seoul và được can thiệp bằng đặt stent động mạch vành tim. Cư sĩ Lee Kun Hee được điều trị phòng chăm sóc bệnh nhân nặng cho tới khi tim, phổi và não ổn định trở lại và được chuyển đến phòng bệnh thường để chăm sóc. Ông đã bình phục trở lại sau 15 ngày hôn mê.

Sau nửa năm điều trị, sức khỏe ông dần ổn định, có thể ngồi xe lăn và tập vật lý trị liệu mỗi ngày. Nhưng cuối cùng, ông đã không thể khỏe mạnh trở lại sau 6 năm 5 tháng điều trị tại bệnh viện.

Sau 6 năm 5 tháng dai dẳng chiến đấu với bệnh tật, Ông đã an nhiên trút hơi thở tại Bệnh viện Samsung Seoul (seoul) về cõi Phật vào buổi sáng ngày 25 tháng 10 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.

Trong một tuyên bố, Samsung cho biết“Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, doanh nhân Phật tửCư sĩ Lee Kun Hee đã trút hơi thở có sự hiện diện của cả người thân của gia đình bên cạnh. Thực sự ông là một người có tầm nhìn xa trông rộng, nhà chiến lược vĩ mô, người đã thay đổi diện mạo tập đoàn Samsung và là siêu cường công nghiệp hàng đầu thế giới, từ một doanh nghiệp địa phương”.

Tuyên bố về triết lý “Sáng kiến Quản lý Mới” (New Management Initiative) năm 1993 của ông là động lực thúc đẩy tầm nhìn của tập đoàn, nhằm cung cấp công nghệ tốt nhất để phát triển xã hội toàn cầu.

Giải thưởng

* Năm 1984, Huy chương Thể thao Hàn Quốc

* Năm 1996, Huy chương Thể thao Hàn Quốc

* Năm 1991, Huy chương Olympic IOC

* Năm 1993, Giải thưởng cho các Giám đốc điều hành do Hiệp hội Quản lý Hàn Quốc thành lập.

* Năm 1993, Nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hàn Quốc

* Năm 1994, Giải thưởng Thương nhân của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc.

* Năm 1994, “Giải thưởng Nhà Quản lý Xuất sắc nhất” của Hiệp hội Quản lý Hàn Quốc.

* Năm 2000, Huân chương Quốc gia Mugunghwa.

* Năm 2002, Nhận bằng Khen từ Liên đoàn các Hợp tác xã Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ.

* Năm 2004, Nhận được lời mời từ Giải thưởng Giám đốc Thiết kế Hồng Kông.

* Năm 2004, Cư sĩ Lee Kun Hee được chính phủ Pháp trao huy chương Bắc Đẩu Bội tinh tại Pari.

* Tháng 9 năm 2006, Cư sĩ Lee Kun Hee được nhận Giải thưởng James A. Van Fleet từ Hiệp hội Hàn Quốc (Korrea Society).

Video clip về cuộc đời Cư sĩ Lee Kun Hee

 [오늘의 키워드] 故 이건희 장례, 원불교식으로 진행…장모 인도로 입교

https://www.youtube.com/watch?v=QcnmJlovbBo

 나흘간 원불교 가족장으로 치러…28일 발인 예정 [굿모닝MBN]

https://www.youtube.com/watch?v=yboWMXhXq8E

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: các báo Hàn Quốc)




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2015(Xem: 26121)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.