Phật Ngọc Trong Mắt Ai - Tác Gỉa: Trần Kiêm Đòan

07/10/201012:00 SA(Xem: 44429)
Phật Ngọc Trong Mắt Ai - Tác Gỉa: Trần Kiêm Đòan

PHẬT NGỌC TRONG MẮT AI
Trần Kiêm Đòan

Đã hơn một năm rưỡi, thường xuyên xem hình, đọc bài viết, nghe lời luận bàn, theo dõi tin đồn về Phật Ngọc[i]hiện tượng Phật Ngọc, nhưng mãi đến hôm nay tôi mới được tiếp cận và chiêm bái trong thầm lặng riêng tư với Phật Ngọc ngay giữa rừng người. Quá trình nghĩ vềđến với trong mối liên hệ nhân quả có khi chỉ là một. Nhân quả đồng thờiNhân quả nối đuôi nhau trong chớp mắt. Nhưng cũng có khi là con đường dài biền biệt, có khi hết cả đời không mong gì thấy được nhân thành quả. Mây trắng có thể chẳng bao giờ thành mưa nếu trên đường gió lộng gặp trời xanh và nắng ấm. Nghĩ vềthực chứng là đi từ hư đến thật; từ vọng đến chân. 

Sáng Chủ Nhật (3-10-2010), tại chùa Kim Quang, thành phố thủ phủ tiểu bang California, theo sau những nghi lễ đầy âm thanh và màu sắc, tượng Phật Ngọc đã chính thức được trưng bày trước đại chúng. Hơn một trăm tăng ni và sáu nghìn người (theo quan sátước tính của nhật báo Sacramento Bee. Xem toàn văn tường thuật tại trang web: http://www.sacbee.com/2010/10/04/3076893/jade-buddha-draws-throng-praying.html) gồm quan khách đồng hương cũng như người nước ngoài, thân hữuPhật tử tham dự nghi thức khai mạc lễ hội cung nghinh Phật Ngọc. Khi toàn hình ngôi tượng được trưng bày trong âm thanh trầm vọng của tiếng cầu kinh niệm Phật hòa quyện với tiếng vỗ tay nồng nhiệt của đại chúng, tôi mới chợt hiểu nghệ thuật biểu hiện tâm linhcon đường bay riêng của nó mà phương tiện diễn đạt của ngôn ngữtranh luận của lý trí sẽ trở thành bất lực, vô phương.

 phatngoctrongmatai001

Khai mạc Lễ hội cung nghinh Phật Ngọc tại chùa Kim Quang, Sacramento

Bên cạnh tiền đình với nhiều đường nét mỹ thuật của ngôi chùa Kim Quang mới được tái tạo và khánh thành chưa lâu là lễ đài tôn trí tượng Phật Ngọc. Màu xanh ngọc bích bóng ngời của thân tượng phản chiếu nắng vàng mùaThu nổi bật giữa rừng áo vàng của quý tăng ni, hòa với mầu lam dịu hiền của nhiều đơn vị Gia Đình Phật Tử khắp nơi tụ về đã tạo thành một bức tranh mang tính Pháp hội thật nhu hòa mà cũng sinh động đầy thu hút.

Gặp dịp, tôi dán mắt mình quan chiêm ngôi tượng Phật bằng Ngọc để cố tìm cho ra những đường nét hiển hiện đầy thiêng liêng mà nhiều người đã từng ca tụng. Nhưng tất cả hiện ra trước mắt tôi là một tác phẩm điêu khắc mỹ thuật tạc ra từ một chất liệu vật thể quý hiếm mang bóng dáng đức Phật. Thật ra, mọi hình tướng tượng đài tự bản chất là một sự phỏng định không quy ước. Đó chỉ là cách thể hiện cụ thể cái “sự” bắt nguồn từ cái “lý”; cái dụng thể hiện cho cái ứng. Vì vậy, càng tranh luận hơn thua, đúng sai, tốt xấu, cao thấp về niềm tin tôn giáo “linh tại ngã, bất linh tại ngã” càng có cơ dẫn tới sự xung đột cá nhân và phân hóa tình người chẳng có lợi cho ai mà chỉ làm dày đặc thêm bóng tối vô minh của cực đoanchấp ngã.

 Mãi đến khi mắt rời ngôi tượng, quan sát chung quanh, tôi mới thật sự bắt gặp những gì mình chưa thấy qua đôi mắt trần vật lý. Đó là hình ảnh phản chiếu long lanh hình tượng Phật Ngọc trong đôi mắt của hàng nghìn người đang chiêm bái. Tâm thế nào thì ảnh tượng Phật Ngọc sẽ hiện ra trong mắt như thế ấy. Sự mặc khải của dòng trực cảm tâm linh không đo lường hay dò tìm được bằng những phương tiện phàm trần quy ước. Sẽ không ai có đủ khả năng phân tích và lý giải được những gì thuộc về phạm trù tâm linh, tôn giáo trước một khối người đông tới sáu nghìn quanh khuôn viên chùa Kim Quang hôm nay. Tất cả đều như đang trầm lắng lại bằng sự tĩnh tâm quan chiêm cùng một đối tượng: Phật Ngọc.

Xin nghỉ chân rong chơi một chút loanh quanh dòng TâmTrị Liệu Thực Hành (Practical Psychotherapy) hiện đại. Những tay nghiên cứu tâm lý sừng sỏ thường nói đến sự vi tế và giao hưởng đầy sinh động của năng lượng, sóngtần số xuất phát từ tâm thức và đời sống thực tế của mỗi con ngườiNăng lượng lành (thanh khí), năng lượng ác (trọc khí) vần vũ xuôi ngược thường xuyên trong trời đất bao la từ vô thủy đến vô chung. Năng lượng nhiều hay ít tùy theo sóng cao thấp của thể lý và tâm linh. Sóng lớn hay nhỏ, vi tế hay thô trần tùy theo mức độ lành hay dữ của năng lượng. Tần số là cửa ngõ phát tán và thu hút năng lượng. Cửa ngõ mở rộng, đóng hờ hay khép kín đều phát xuất từ tâm và thức. Xin nhớ lại chuyện Đi Chùa Hương: Cô bé bận quần lĩnh áo the mới đi lễ hội chùa Hương với Thầy Mẹ. Chàng thư sinh lòng phơi phới lên chùa chiêm báiNăng lượng lành xuất hiện. Cả hai không quen nhau nhưng cùng được tưới tẩm trong dòng suối tâm linh “Nam mô A Di Đà” của đại chúng. Mỗi bên đều phát tán và thu nhiễm năng lượng của bên kia. Thuyền càng tới gần chùa, làn sóng tâm linh của cá nhânđại chúng càng cuồn cuộn vực dậy trong biển năng lượng thanh thoát của vạn lời cầu nguyện phát ra từ những tâm thành. Tần số tâm thức của đôi lứa thanh xuân cùng cường điệu bắt gặp nhau nhẹ nhàng và tự nhiên như đến từ tiền kiếp: “Em ư? Em không cầu. Đường vẫn thấy đi mau. Chàng cũng cho như thế. Ra ta hợp tâm đầu.”

 Sự nghiên cứu về năng lượng, sóng và tần số thuộc về lĩnh vực tâm linh của khoa Tâm lý Trị liệu Thực hành khởi từ thời đại cổ sơ của người thượng cổ khi chưa có hình thức tôn giáo ra đời. Phật và Chúa mấy chục nghìn năm sau mới xuất hiện. Đó là khi loài người thực hành nếp sinh hoạt tâm linh qua những hình thái bái vọng thiên nhiên hay ngẫu tượng. Tiến thêm bước nữa là thời kỳ Bái Vật Giáo; rồi Phiếm Thần Giáo, Đa Thần Giáo. Nhiều bộ lạc chỉ chiêm báithờ cúng một tảng đá đầu truông, một con suối, một ngọn núi, một dòng sông đầu làng mà họ hết lòng tín cẩncầu nguyện. Khi những năng lượng tâm linh vi tế ẩn chứa phần lớn là năng lượng lành của một khối người có chung một tảng đá, một con suối, một ngọn núi, một dòng sông… làm đối tượng “chứng tri” thì năng lượng lành hay sóng, tần số tâm linh của cả một khối người đông đảo có sự tương tác giao thoa. Đó là một gia tài tâm linh tích lũy càng ngày càng lớn của một tập thể có chung niềm tin trong cùng một tín hiệu. Gặp khi nguy biến, thành tâm cầu nguyện là lúc cá nhân bị nạn “giải mã” (như mở password ngày nay) để nhận nguồn năng lượng lành đã tích lũy. Nếu minh họa bằng hình tượng cho dễ hiểu thì cũng tương tự như hoạt động tích lũysử dụng tài sản – gởi và rút tiền – qua trương mục của một ngân hàng trung tâm. Kẻ tích thiện làm lành có vốn giàu to. Kẻ độc ác sẽ bị trắng tay hay phá sản[ii].

Với tinh thần Phật giáo “vô lượng pháp môn tu” – thì những ý kiến cá nhân hay nhóm phái chủ quan, cảm tính, cực đoan là phi Phật giáo vì đi ngược lại con đường Trung Đạo cố hữu của nhà Phật. Nói và viết về đạo Phậtcon đường thênh thang mây trắng – mà phải nhăn trán, níu mày loay hoay mãi với tâm lý uẩn ức tiêu cực quanh mấy chuyện được thua, giàu nghèo, có không… trong giới hạn cá nhân nhỏ hẹp để khích bác và đối kháng lẫn nhau thì thật là uổng phí thời gian tĩnh lặng giữa cuộc đời ngắn ngủi. Thú vị chi ngồi khuấy tách trà làm bão tố phù du!

Sáng hôm nay 4-10-2010, đọc bài tường thuật của phóng viên Stephen Magagnini (smagagnini@sacbee.com) của nhật báo Sacramento Bee về lễ khai mạc cung nghinh Phật Ngọc tại Sacramento với tiêu đề “ Jade Buddha draws throng praying for peace, health and prosperity.” (Phật Ngọc làm dấy lên lời cầu nguyện đa dạng cho hòa bình, sức khỏe và phồn vinh.) Nội dung bài báo tương đối xứng hợp với tiêu đề đưa ra. Trước đó vài tuần, khi tượng Phật Ngọc còn đang trưng bày ở San Jose, thành phố có đông người Việt thứ nhì tại tiểu bang California sau Quận Cam, phóng viên Bruce Newman của nhật báo địa phương Mercury News, số ngày 15-9-2010 đã viết bài tường thuật về lễ hội cung nghinh Phật Ngọc tại đây dưới tiêu đề “The Jade Buddha, symbol of peace and harmony, everywhere but in San Jose” (Phật Ngọc, biểu tượng của hòa bình và hòa hợp khắp mọi nơi, ngoại trừ San Jose.)  Toàn văn bài viết nầy đã đăng lên mạng lưới toàn cầu, ở địa chỉ: http://www.mercurynews.com/ci_16087076?nclick_check=1

Thật ra, đứng trên quan điểm tôn giáo nói chung, Newman đã dẫn chứng các sự kiện và nhân vật trong cộng đồng người Việt tại San Jose mà ảnh hưởngtác dụng của vấn đề cần đặt trong bối cảnh chung của tình hình xã hội và chính trị tại địa phương, chẳng có sự liên quan trực tiếp nào đáng kể trên sinh hoạt của Phật giáo tại San Jose. Trên tiêu chuẩn “handbook” của ngành báo chí Hoa Kỳ, Bruce Newman săn tin rất “động” nhưng lại chưa đủ “tĩnh” để có thể hiểu hết thực chất “tướng” và “tánh” – bóng và hình – của một cộng đồng dân tộc và văn hóa “bốn nghìn năm văn hiến” quá nhiêu khê như người Việt Nam.

Trong một bài viết trước đây về Phật Ngọc nhan đề: Phật Ngọc, hình tướngthật tánh của hoà bình, an lạc, (Xin bấm vào địa chỉ sau đây để xem nguyên văn: http://trankiemdoan.net/butluan/tongiao-phatgiao/phatngoc.html) kẻ đang viết những dòng nầy đã cố gắng ứng dụng đồng thời hai tuyến dữ kiện “động” và “tĩnh” để trình bày một phần quan điểm của mình về Phật Ngọc. Nay trong bài viết tiếp theo nầy, người viết bằng vào diễn biến thực tếý kiến của nhiều Phật tử trực tiếp tham dự Lễ Hội để nhận định về tác dụng trực tiếp cuộc du thỉnh “world tour” vòng quanh thế giới của Phật Ngọc đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam.

Xin tạm gác qua lắm chuyện thị phi bên lề diễn biến của tiến trình trưng bày Phật Ngọc liên quan đến sự được thua, hơn kém, to nhỏ, mạnh yếu, khen chê… về thế lực, tài chánh, khả năng tranh chấp quyền lợi; cùng những hào quang dễ dãi và bóng đen vu vạxưa nay trong bất cứ hoàn cảnh nào và thời điểm nào cũng có. Một khi có sự tương tác từ hai người trở lên thì sự va chạm cá nhân và phe phái không thể nào tránh khỏiNhà sư Tích Lan, Tikhome Lanka, đã viết trong Pháp Ngữ Diễn Đàn (Dharma, 2001) rằng: “Tôn giáo dính vào tiền bạc và quyền thế tranh chấp đời thường là đang bước lên cổ xe năng động: Chạy lên trời Đâu Suất hay rớt xuống Địa Ngục dễ dàng như trở bàn tay! Nhà tu ngày nay đến với cảnh giới giải thoát hay cứu cánh đắc đạo thường mua vé xe bằng tiền bạc nên chỉ đi được xe ngựa xe đò; trong lúc đó, cuộc đời quá ngắn ngủi thì phải đi bằng tốc độ tâm linh nhiệm mầu nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng mới mong về kịp chốn ước mơ trước khi nhắm mắt xuôi tay!”

Trong khi tôi đang viết những dòng nầy tại Sacramento thì đang có hàng trăm người từ San Jose, Fresno, Stockton và các vùng lân cận đã kiên tâm chờ đợi tới mấy ngày nhưng không ít người đã ra về tay không. Hầu hết những người ở xa cho biết là họ đã phải thức dậy từ 2, 3 giờ sáng để lái xe về địa điểm Phật Ngọc, xếp hàng chờ đợi để cố mua cho được một miếng tượng mỏng, nhỏ hơn hai ngón tay. Đại chúng được cho biết và có giấy chứng nhận đây là thành phẩm chiết ra từ khối ngọc chính tạc tượng Phật Ngọc. Tôi quan sát những khuôn mặt chờ đợi phờ phạc nhưng phát nụ cười hớn hở khi vừa ra khỏi cửa với miếng tượng nhỏ xíu trên tay. Cũng đã có quá nhiều lời bình phẩm – trong cũng nhiều mà đục cũng lắm – về ý nghĩa, động cơ và tác dụng của việc mua và bán tượng đeo bằng ngọc nầy. Trong muôn một, tôi thử tiếp xúc với một người vừa mua được tượng ngọc và “phỏng vấn”. Anh cho biết anh là Trần Quốc Mỹ, ở Stockton, đã trải qua “công đoạn” đợi chờ hết sức vất vả suốt mấy ngày mới mua được tượng ngọc. Anh cho biết là đã nghe quá nhiều chuyện thật hư, nhưng “tội ai nấy hứng, ai tu nấy chứng”, nên chẳng quan tâm đến chuyện thị phi, tin hay không tin là do mình. Anh kết luận thoải mái rằng: “Bạc vàng thì có giả, có thiệt do người ta mang tới, nhưng lòng tin là do mình. Mua một niềm tin có khả năng biến thành nguồn vui, hay hơn nữa thành nguồn an lạc thì quả là vô giá. Nhưng ở đây tốn kém chỉ bằng mua một cái vé đại nhạc hội Paris by Night thì cũng là thú vị.” Câu nói của anh làm tôi nhớ tới những hòn đá “tô-tem” làm vật thờ cúng của người cổ sơTác dụng của niềm tin sẽ làm cho đá sỏi và thần nhân thành bạn. Khi đã mất niềm tin thì con ngườikẻ thù của thần nhânthần nhân cũng chỉ là đối tượng khô cằn và vô tri như sỏi đá.

 phatngoctrongmatai004

Ông Trần Quốc Mỹ với tượng ngọc trên tay 

 phatngoctrongmatai006phatngoctrongmatai008

Hai mẫu tượng ngọc phát hành trong dịp Lễ Hội cung nghinh Phật Ngọc.

Niềm tin tôn giáo, dù chỉ là năng lực vô hình của tinh thầntâm linh, nhưng lại chiếm ngự phần đời rất lớn của những người tôn giáo. Có tôn giáo hành đạo mỗi ngày năm lần bảy lượt để cầu nguyện. Có tôn giáo khi đã theo là hiến trọn đời mình cho giáo chủ. Đạo Phật thường nói đến con đường từ bitrí tuệ không phải vì có một pháp môn chuyên nhất đưa tới giác ngộ, nhưng đức Phật đã chỉ ra vô lượng pháp môn hành đạo mà đời thường đưa ra con số làm biểu tượng là tám vạn bốn ngàn. Trên con đường thênh thang tùy duyên ấy, có những hình ảnh quán niệm tĩnh lặng cao thâm; nhưng cũng có lúc phải cần tới “lục thời công phu” và môn phái Tịnh độ hành trì Pháp môn Niệm Phật, giữ cho được “nhất tâm bất loạn” thì niệm Phật thường hằng không lúc nào dứt niệm. Nói tóm lại, đi vào lĩnh vực đức tin tôn giáođi vào một thế giới khác mà những tiêu chí và luận lý đời thường không thể nào lý giải và hiểu cho rốt ráo được.

Trong những ngày qua, môi trường truyền thông đại chúng người Việt cũng như người nước ngoài đã đưa ra một lượng thông tin khá phong phú và đa dạng về Phật Ngọc. Khuynh hướng đồng nhất hóa giữa biểu tượngchân pháp; giữa phương tiệnmục tiêu; giữa lòng tin và lơi dụng; giữa hoằng dương và quảng cáo, giữa lý và sự đã đưa tới nhiều sự duy diễn quá xa vời.

 Hiện tại, tượng Phật Ngọc đang được trưng bày tại Sacramento sang ngày thứ tư. Nhiều khách hành hương đã bày tỏ sự tán đồng về danh xưng: “Lễ hội cung nghinh Phật Ngọc…” vì nó tránh được sự cường điệu và thánh hóa không hợp với tinh thần đạo Phật. Người ta ước mong rằng, nếu lễ hội được mở ra bằng những tấm lòng và ý hướng chân chính tất sẽ thành Pháp hộiPhật giáo cận đạihiện đại có nhiều khả năng lập ra nhiều Giáo hội nhưng thiếu Pháp hộiGiáo hội là để lãnh đạo và khống chế nhau bằng thế và lực; nhưng Pháp hội là để đến với nhau trong tinh thần hòa đồng, bình đẳng, tin yêu và chia sẻ.

Lời phát biểu của thầy Thích Minh Đạt trong lễ khai mạc đã một phần làm sáng tỏ cho một cách nhìn chánh niệm: Phật vẽ trên giấy, Phật thêu trên lụa, Phật tạo bằng đất sét, bằng xi măng, bằng thạch cao, bằng tất cả các loại đá trong đó có loại đá quý mà chúng ta gọi là “Ngọc”… tất cả đều không có khả năng mang lại hòa bình cho thế giới. Chỉ có một vị Phật duy nhấtđủ khả năng mang lại hòa bình cho thế giới, đem lại an lạc hạnh phúc cho mọi loài, đó là Phật Tâm (…) Tâm bình thế giới bình.”

Phật Ngọc không ở đâu, không giống định kiến nào, không thuộc về ai cả mà ở chính trong đôi mắt của người nhìn. Cái nhìn xuất phát từ Tâm. Phật Ngọc trong mắt ai… sẽ không giống Phật Ngọc trong tưởng tượng và suy diễn của tha nhânPhải chăng vì cái nhìn thực chứng tự nó không giống ngón tay chỉ mặt trăng mà bởi nó là đôi mắt thật của tâm sinh và tâm khởi trong nguồn năng lượng lành: Ai ăn nấy no, ai nhìn nấy thấy.

Sacramento, 4-10-2010

Trần Kiêm Đoàn



[i] Sở dĩ có cái phụ chú nầy vì đã có ý kiến phản bác danh xưng Phật Ngọc. Ý kiến này cho rằng “Phật là Phật; là đấng giác ngộ viên mãn chứ không có Phật ngọc, Phật vàng, Phật bạc gì cả). Vì người viết không tự đặt mình ở vị trí để tranh biện về chính danh - định phận hay dính líu vào một hình thức luận bàn hình thức không cần thiết tương tự, nên xin gọi theo thế danh đại chúng về ngôi tượng là Phật Ngọc. Thật ra, mọi danh xưng, danh vị, danh từ tạm dùng để gọi tên vạn pháp theo tinh thần đạo Phật đều là giả danh. Lời Phật: “ Chân pháp không phân biệt. Nhìn đúng là nhìn thẳng vào bản lai diện mục của tất cả các pháp đều không có tự tánh nên chẳng chấp trước nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả. Nhìn cành hoa không phải là cành hoa mới thật là cành hoa.”

[ii] Practical Psychotherapy: Adaptation of dialectical behavior. Gerald Amada. Batam, NY; NY, 2009.

 

Bài cùng tác giả:

PHẬT NGỌC:
Hình tướng và thực tánh của hòa bình, an lạc

Trần Kiêm Đòan

Đạo Phậttôn giáo đầu tiên vượt thoát ra khỏi giới hạn tự chiêm nghiệm và đặt định của con người để vươn tới cõi bao la vô cùng, vô tận của thế giới tâm linhGiới hạn tận cùng của các tôn giáo là một đấng Sáng Tạo toàn năngĐời sống tâm linh của dân gian có phong phú đến mấy thì cuối cùng cũng gặp Ông Trời là hết. Sự minh triết tôn giáo có cao rộng đến mức nào thì gặp sự hiện hữu của Thượng Đế cũng chỉ còn là sự mặc khải giao phó.

Khái niệm Không Tánh tức Vô Ngã trong đạo Phật đã vượt qua mọi hình thái rào cản, mọi ý niệm đóng khung, mọi tên gọi giả tạm trong vòng khả năng quy ước của con người. Khi không có một tự thể nào tự nó là chính nó; là thường hằng, bất biến; là một cá thể uyên nguyên sinh ra một đối thể khác thì vạn vật không còn có tự tánh. Đó là một trạng thái hoàn toàn tự do nhưng tuyệt đối cô đơn. Sự cô đơn lung linh trong từng nháy mắt sinh diệt gặp gỡ, tiếp cận, tương tác, dính mắc với nhau thành “duyên” – Duyên khởi, rồi duyên hợp. Khi một hợp duyên đã khởi và đủ điều kiện chín mùi thì một đối tượng mới sinh ra.

“Em ơi! Nếu chiều hôm đó Sài Gòn không có cơn mưa mùa Hè bất chợt thì làm sao chúng ta gặp nhau khi cùng trú mưa dưới một mái hiên bên hè phố. Nếu em không hoảng hốt làm rớt cặp sách xuống vũng nước để anh giúp em lượm lên và lấy áo sơ mi học trò lau khô, nếu trận mưa không kéo dài đến chiều, nếu xe đạp em không bị xì hơi cần anh mang vá giúp… thì làm sao ngày nay chúng ta thành vợ chồng?!” (Huyền Vũ. Mưa Sài Gòn, 1972). Đoạn văn của Huyền Vũ đã minh họa cho “duyên”. Mỗi chữ “nếu” là một duyên khởi và mỗi duyên khởi hiển thị (việc thấy được) còn có vô số hợp duyên tiềm ẩn đã cùng tác động lên nhau để tạo thành một sự việc. Hai cô cậu học trò, cơn mưa Sài Gòn, mái hiên hè phố, cặp sách học trò… là những gì riêng lẻ, có một hình tướng tạm bợ và một tên gọi giả tạm bỗng nhiên đan kết vào nhau thành tình yêu, thành duyên chồng vợ. Và, nào ai biết được đỉnh hạnh phúc sau cơn mưa có thể kéo tới những bất hạnh, trái ngang dằng dặc trong những năm tháng về sau vì Duyên chỉ là một ngọn sóng trong đại dương mênh mông của Nghiệp.

Trong một thế giới đầy biến hiện trùng trùng của Nghiệp và Duyên sinh khởi như thế, một khoảnh khắc dừng lại của suy nghĩ cũng không thể nào thật sự có được. Trong cơn mưa có hàng muôn vàn hình tướng, sự việc, ý nghĩ mất đi và hiện hữu quay cuồng như chong chóng. Sau cơn mưa, một thế giới mới bắt đầu. Sự bắt đầu, kết thúctái sinh có thể còn nhanh hơn một phần nghìn của một cái nháy mắt. Mọi sự dừng lại và “cho rằng”, thế nầy là quả thậthiện tướng như thế nầy; thế kia là rõ mồn một như thế kia tức là không sống với dòng tồn tục lưu truyền mà đang chết. Đang chết là đang chấp vì chấp là níu cứng một điểm tựa mà mình tự cho là đáng tin cậy trong dòng cuồng lưu đang trôi chảy.

Hạnh phúc mà cũng là bi kịch của kiếp người bắt đầu từ hình tướng. Cảnh đẹp, lời hay, hoa thơm, vị ngọt, thân an, ý sáng cũng chỉ là những thuộc tính chủ quan của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Cảm thọ sướng khổ cũng thông thông qua lục tặc hay lục linh đó mà sinh khởi. Con nhím đực khen con nhím cái “em có làn da mượt mà” cũng do cảm nhận chủ quan về hình tướng “tương thân, tương thọ”! Cho nên, đạo Phật là một cuộc hành trình của trí tuệtâm linh để xác định Tánh Thật qua Hình Tướng. Cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo là một sự phủ nhận hình tướng để khỏi bị “chết chìm” vì sự dính mắc trong hình tướngKhông tánh chẳng phải là không có gì cả mà không phải là cái hình tướng mà người ta quen dựa vào để thấy. Hình tướng hiện ra “như vầy, như vầy” mà tánh thật thì “không phải thế, không phải thế”. Phật dạy:

Thông qua hình tướng thấy ta,

Ấy thân tà đạo, chẳng là Như Lai.

 ushikudaibutsu-002

Tượng Phật cao nhất thế giới tại Nhật

Thấy được thật tánh không phải là thông qua phương tiện định hình, mô tả mà bằng sự trải nghiệm, tu chứng của quán niệm, tuệ giác thiền định.

Đạo Phật đã trải qua 25 thế kỷ và một vạn thế hệ (nếu tính theo thời gian sinh ra và trưởng thành của mỗi thế hệ là 25 năm, một khoảng thời gian dài đủ cho quá trình khởi đầu và có được căn bản nhận thức tương đối độc lập). Nhưng từ trước đến sau, chỉ có một con đường nhất quán: Phá chấp! Thế giới Phật giáo có chủ thể và đối tượng hay Ngã và Pháp. Chấp Ngã hay chấp Pháp đều là nuôi định kiến “cho rằng…” đưa đến sự dính mắc mù quáng

Đã có những thời kỳ khuynh hướng chấp pháp cực đoan làm chủ. Đó là những thời kỳhình tướng lấn lướt thật tánh: Chùa tháp tự viện mọc lên như một xu thế trình diễnPhật tử xuất gia cũng như tại gia chuyên quyền thế tục như một đạo quân hành nghề tôn giáo. Người nói pháp, giảng đạo nhiều hơn người hành đạoQuả vị của sự tu hành trong những thời kỳ nầy không phải là năng lực hoằng pháp độ sanh mà là một sự chạy đua về cơ sở vật chất, về danh vị tôn xưng, về quyền lực sở đắc. Giáo sử nhà Phật đã chứng minh rằng, đó là dấu hiệu của những thời điểm mạt pháp khi phải trụ vào giá trị hình tướng để làm điểm tựa cho thật tánh tâm linh như ở Ấn Độ ngay sau triều đại Asoka (304 – 232 BC); ở Trung Quốc cuối triều đại Lương Vũ Đế (502 – 549); ở Việt Nam sau triều đại nhà Trần (1225 – 1400). Đạo Phật bị thế tục hóa với màu sắc lễ nhạc mang tính chất trình diễn sân khấu. Trong những thời kỳ đó, lý Phật Đà cao thâm ngã dần sang màu sắc phàm tục, mê tín dị đoanTăng già không hòa hợp, chia phe kết hội chuyên quyền, khích bác lẫn nhau. Tứ chúng không đồng tu mà phân hóa thi đua “nói đạo” thay vì hành đạo và vô hình chung biến thành công cụ phục vụ chính trị, nương quyền cậy thế phàm trần.

Theo những nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo thế giới như Edward Thomas, Rupert Gethin, Walpola Ruhula… thì thịnh pháp và mạt pháp là những giai đoạn và thời điểm hưng vong của Đạo Phật xen lẫn nhau trong mọi thời kỳ; chứ không có một thời kỳ nào nhất định gọi là “mạt pháp” theo tài liệu tam sao thất bổn được ghi lại như một lối biện minh cho nguyên cớ thoái trào và phân hóa Phật pháp trong những thời kỳ… “y như mạt pháp tới nơi”!

Dấu hiệu của một thời kỳ thịnh pháp không nhất thiết phản ánh qua hình tướng chùa to, tượng lớn. Ngược lại, sự xuất hiện rầm rộ của những những hình tướng vật chất cũng chẳng phải là dấu chỉ đạo Phật đang hưng thịnh. Từ đó, những nhà nghiên cứu Phật học thường rất cẩn trọng và dè dặt khi cần phải dùng những con số cân, đo, đong, đếm về cơ sở vật chất, về tăng đoàn tu sĩ, về số lượng tín đồ để đánh giá một thời kỳ phát triển văn hóa Phật giáo.

Tuy nhiên, cũng theo nhận định của những sử gia tôn giáo thì sự xuất hiện của những công trình kiến trúc các tượng đài, chùa tháp, tự viện Phật giáo đồ sộ, mỹ thuật trên toàn thế giới từ giữa thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 không phải là dấu hiệu của một thời kỳđạo Phật vụ vào hình tướng. Nhưng đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của khoa học kỹ thuật tạo nhiều ưu thế cho việc xây dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo, tân kỳ và đồ sộ là một “nhu cầu thời đại” mà tôn giáo nói chung không thể là một đối tượng đứng ngoài.

Năm 1993, tượng Phật A Di Đà cao nhất thế giới (Cao 120 mét. Trước đó, tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ được xem là cao nhất thế giới cũng chỉ cao 93 mét) được xây dựng ở một ngọn đồi thuộc vùng Ushiku cách Tokyo, Nhật Bản chừng 100 dặm. Hòa thượng Yoshiyuki giải thích về sự “vĩ đại” của bức tượng nầy như sau:  “Một pho tượng dù có tạc bằng chất liệu quý hiếm đến đâu hay có chiều kích vĩ đại đến mức độ nào cũng không đáng để đem so sánh với sự cao cả thiêng liêng và vĩ đại của đức Phật. Thực sự, tôn giáo không tùy thuộc vào hình tướng bề ngoài để nói lên sự tương hợp với khả năng hiểu đạo, hành đạochứng nghiệmTuy nhiên, tôn giáo trong thời hiện đại cũng có khuynh hướng coi trọng về hình thức bên ngoài làm cửa phương tiện. Vì thế, mục đích của chúng tôi là tạo nên một phương tiện tương đối gây được ấn tượng sâu đậm về sự quý báu trong lời dạy của đức Phật và khối lượng khổng lồ của giáo pháp, kinh điển nhà Phật”.

 

 quantheam-baibut

Tượng Quán Thế Âm tại Bãi Bụt, Đà Nẵng

Cuối tháng 7 năm 2010, đại chúngPhật tử Việt Nam có dịp quan chiêm tượng đức Quán Thế Âm tại chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, trên vùng núi Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là một tôn tượng Phật giáo cao nhất Việt Nam hiện nay – 67 mét. Nhưng tầm cỡ đồ sộ của hình tướng vật thể trong tôn giáo cũng chỉ ở vị trí rất khiêm tốn như Thầy Thích Tâm Ân đã so sánh“Sẽ không có hình tượng vật thể nào có thể so sánh được với chiều cao, với bề rộng của đức tin và sự huyền nhiệm của tâm linh. Nếurằng, từ mỗi đầu chân lông của kim thân đức Phật có muôn ức đạo hào quang và trên mỗi chấm hào quang có hằng ha sa số chư Phật thì biết lấy gì so sánh. Vì thế, trên đường hành đạo độ sanh của người học Phật và hiểu Phật thì tất cả chỉ là biểu tượng tương đối và tạm thời làm cửa phương tiện để đi vào đạo Phật. Dính mắc vào hình tướng tượng đài là biến phương tiện làm cứu cánh”.

Một hiện tượng thuộc về công trình khắc chạm, kiến trúc tượng đài của Phật giáo có tầm cỡ quốc tế đã xuất hiện gần đây và đang được cung nghinh luân lưu khắp thế giớitượng Phật Ngọc. Một danh sư Tây Tạng, Lama Zopa Rinpoche, đã đặt tên cho tượng Phật Bích Ngọc là Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới (Jade Buddha for Universal Peace). Lịch sử vắn tắt về tượng Phật Ngọc như sau:

Năm 2000, tại Canada người ta khám phá một khối ngọc bích toàn vẹn nặng 18 tấn rất hiếm có. Năm 2003, ông Ian Green, một Phật tử người Úc đã mua khối ngọc và mang qua Thái Lan hợp đồng với công ty điêu khắc đá quý Jade Thongtavee để khắc chạm khối ngọc bích thành tượng Phật. Sau 5 năm sưu tầm, nghiên cứu và thi công, tượng Phật Ngọc được hoàn thành vào tháng Chạp năm 2008. Ngôi tượng cao 2 mét 50, nặng trên 4 tấn và lượng giá 5 triệu đô la Mỹ.

Tượng Phật Ngọc khởi đầu trưng bày trước công chúng tại chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2009 và luân lưu trưng bày tại 5 chùa khác từ Bắc chí Nam trong vòng 2 tháng, trước khi được lưu thỉnh sang Úc. Tại Úc, tượng Phật Ngọc được lưu thỉnh tới 11 tự viện và trong số đó đã có 6 chùa Việt Nam tại Úc tự nguyện đứng ra tổ chức trưng bày. Tượng Phật Ngọc tiếp tục được lưu thỉnh sang Canada và Hoa Kỳ từ tháng 2 năm 2010 cho tới tháng 5 năm 2011. Theo dự kiến, tượng sẽ được tiếp tục cung thỉnh sang châu Âu, rồi trở lại châu Á năm 2012 trước khi nhập Đại Bảo tháp Từ Bi Độ thế (Great Stupa of Universal Compassion) tại thành phố Bendigo, nước Úc.

Dẫu nhìn qua lăng kính nào đi nữa thì sự ra đời của Phật Ngọc là một duyên lành. Đó vừa là một tín hiệu, một thông điệp và cũng là một biểu tượng của Hòa Bình, An Lạc không màu sắc chính trị, không biên giới Đông Tây. Đồng thời đây cũng là “phương tiện môn” giúp mọi cá nhân và sắc dân Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi có cơ hội hiểu nhau và tiến gần nhau hơn.

 tuong-phatngoc-02

Chân dung Phật Ngọc

Sau gần một năm rưỡi được lưu thỉnh và trưng bày trên gần ba chục địa điểm từ Á tới Úc rồi sang Mỹ châu, tượng Phật Ngọc đã thu hút được gần 4 triệu rưỡi người đủ mọi sắc dân và tôn giáo trên thế giới đến quan chiêm, nhưng đa số là người Việt Nam cả trong và ngoài nước. Đồng thời, cũng có nhiều cảm tưởng từ nhiều nhánh, nhiều dòng chung quanh việc trưng bày Phật Ngọc.

Phía thuận dòng thì hết lời ca ngợi. Có lúc xem Phật Ngọc như là hiện thân của đức Phật tái thế với năng lực nhiệm mầu, với hoa Mạn Đà La xuất hiện như hoa đăng.

Phía ngược lại thì cho rằng, sự tôn sùngca ngợi quá đà đã tạo ra một không khí sùng bái gần như mê tín dị đoan quanh Phật Ngọc. Bản chấttác dụng của mê tín trong thời đại kinh tế thị trường là sự lẫn lộn giữa giá trị tâm linh thuần khiếtvật chất đối tác kinh doanh. Trong khi “Phật tại tâm” nên dẫu Phật ngọc, Phật vàng, Phật đồng, Phật gỗ, Phật đất… cũng chỉ là phương tiện hình tướng như nhau; miễn sao giúp người khai thị được Phật tánh trong chính mình.

Nhưng đa số khách đến viếng tương Phật Ngọc là những người đến quan chiêm hay chiêm bái thầm lặng. Họ không phát biểu gì cả nhưng lòng họ đã nói rất nhiều qua cảm ứng “đàm tâm” mà tự trong sâu thẳm lòng mình, ai cũng có.

Đức Phật đã nhìn mọi sự trong vũ trụthế gian đều là Pháp: Pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Pháp xuất thế gian nhìn qua tuệ giác của các bậc chứng ngộ là cái nhìn thấu suốt Thật Tánh, nhất nguyên: mỗi hạt bụi đều có chứa tam thiên đại thiên thế giới và ngược lại, nên mọi hình tướng cũng chỉ là ảo ảnh như hoa đốm giữa hư không. Pháp thế gian thì nhìn qua hình tướng nên chấp ta chấp người, chấp không chấp cóĐức Phật nhìn thấu suốt bản chất thế gian nên đã đưa ra tám vạn bốn ngàn pháp mônhằng hà sa số phương tiện để đối trị. Bởi vậy, nhìn đạo Phật qua pháp thế gian thì Phật giáo vừa duy tâm, duy linh, duy thần mà cũng vừa là duy vật vô thần. Câu hỏi đầu tiên khi thế giới phương Tây nhìn về Phật giáo là: “Phật lý là một tôn giáo hay một triết lý”? Câu trả lời quá rõ ràng, rằng là, Phật Đà vừa là một tôn giáo, vừa là một hệ thống triết lý. Khi nói đến ba đời, mười phương Phật thì Phật Đà là một tôn giáo. Khi nói đến Phật Tánh có sẵn trong mỗi chúng sanhvạn pháp thì Phật Đà là một hệ thống triết lý.

Nhưng tại sao lại phải nói gì gì những chuyện cao xa trong khi cuộc sống trước mắt đang tìm cầu an lạc. Sự an lạc không nằm trong chữ nghĩa xa vời mà đang nằm lặng lẽ khắp nơi và chính trong ta. Nếu tượng Phật Ngọc mang đến hòa bình an lạc thì bởi vì đó là một tín hiệu tỏa chiếu năng lượng lành. Một hình tượng nhắc nhở cho người tiếp cận gắng quay về với thế giới hoà bình và suối nguồn an lạc có sẵn trong mỗi người.

Có chăng sự mầu nhiệmlinh thiêng của Phật Ngọc như một phép lạ? Đạo Phật phủ nhận phép lạ như một sự cứu rỗi, bởi vì thần thông, phép lạ đều không giải trừ được Nghiệp mà chỉ cần có cái tâm buông dao là có khả năng thành Phật. Sẽ không có một tiêu chuẩn nào để xác định hay đánh giá mức độ linh hiển của hình tướng mà “linh tại ngã, bất linh tại ngã”. Mỗi người có một ngọn đuốc riêng để tự thắp sáng mà nhìn. Khi ngọn đuốc đó cháy sáng trong tâm sẽ thành tâm tuệ. Tâm tuệ cảm ứng Phật Ngọc bằng trực giác, không lời.

**

Từ đầu năm 2010, tượng Phật Ngọc đã từ Úc sang Mỹ, Canada. Các chùa viện, Phật tử Việt Nam tại Mỹ đã luân lưu cung thỉnh tượng Phật Ngọc vòng quanh các thành phố có đông người Việt. Mùa Vu Lan năm nay, tượng Phật Ngọc đang trên đường đến vùng Bắc California. Hai địa điểm chính tổ chức lễ cung nghinh và trưng bày tượng Phật Ngọc cho đại chúngPhật tử đến viếng ở quanh vùng là:

- Từ 17 đến 29 tháng 9 năm 2010: Tịnh Xá Ngọc Hoa. 766 S. Second Street. San Jose, CA 95112. Điện thoại: 408-295-2436.

- Từ 02 đến 17 tháng 10 năm 2010: Chùa Kim Quang. 3119 Alta Expressway. Sacramento, CA 95825. Điện thoại: 916-481-8781.

 

Sacramento, mùa Vu Lan 2010

Trần Kiêm Đoàn

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2015(Xem: 26277)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.