Thư Viện Hoa Sen

Ix. Lịch Sử Truyền BáPhiên Dịch Kinh

04/10/201012:00 SA(Xem: 14421)
Ix. Lịch Sử Truyền Bá Và Phiên Dịch Kinh

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN

TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)

IX. LỊCH SỬ TRUYỀN BÁPHIÊN DỊCH KINH

Sau khi Đại sư Thiên Thai Trí Giả đọc Kinh Pháp Hoa, Ngài phân chia các kinh ra làm ba phần. Phần tựa, phần chính văn, là phần chứa trọn tông thú của kinh và phần lưu thông, là phần cuối cùng trong kinh văn, khuyến khích mọi người lưu hành kinh này khắp thế gian.

Sau đó có một vị Pháp sư người Ấn Độ đến Trung Hoa, nghe rằng Đại sư Trí Giả đều đã chia các bộ kinh thành ba phần. Pháp sư này rất ngạc nhiên nói rằng: “Ở Ấn Độ, Kinh Thủ-lăng-nghiêm cũng như các bộ kinh khác đều được phân chia như vậy.”

Khi Đại Sư Trí Giả nghe có Kinh Thủ-lăng-nghiêm đang lưu hành mà Ngài chưa từng được thấy, Ngài xúc động hướng về phương Tây lễ bái với ước nguyện có ngày thấy được kinh này.

Hằng ngày, Ngài hướng về phương Tây lễ bái suốt mười tám năm nhưng cuối cùng, Ngài chỉ mong có được phước duyên thấy được bộ kinh này mà thôi; còn chúng ta có được nhân duyên thù thắng biết bao, chưa từng lạy kinh mà nay được học, và được đọc tụng kinh này.

Cuối cùng, quốc vương Ấn Độ thông báo cho thần dân biết kinh Thủ-lăng-nghiêm là quốc bảo vì đó là bổn kinh do Bồ-tát Long Thọ mang từ long cung về. Sau khi Vua tuyên bố như vậy, không ai được phép mang kinh từ Ấn Độ sang nước khác. Lúc đó Pháp sư Bát-thích-mật-đế[1] dự tính đem kinh ra khỏi nước Ấn Độ truyền vào một nước khác, đặc biệt là Trung Hoa. Ngài sắp đặt cho thương nhân Trung Hoa mang đi bản sao của kinh, bị thuế quan ở biên giới giữ lại, không cho phép mang ra khỏi nước. Ngài trở về cố gắng nghĩ cách đưa kinh đi. Cuối cùng tìm ra được giải pháp, Ngài chép kinh bằng chữ rất nhỏ trên một tấm lụa cực mỏng, cuốn lại rồi phủ bên ngoài tấm lụa một lớp sáp. Ngài tự xẻ thịt nơi cánh tay mình nhét cuộn lụa vào trong đó, rồi dùng dược liệu đắp lên cho vết thương lành lặn.

Có người nói rằng Ngài dấu kinh trong bắp đùi, nhưng tôi nghĩ rằng dấu kinh ở đó không thể hiện lòng tôn quý kinh điển nên có lẽ Ngài đã chọn một nơi nhiều thịt ở phần trên cơ thể để dấu kinh. Khi vết mổ đã lành, Ngài lại lên đường sang Trung Hoa. Khi đi, lính gác biên giới không chút nghi ngờ vì kinh được dấu rất kỹ. Cuối cùng Ngài đến được tỉnh Quảng Đông, nơi Ngài thường được Thừa tướng Phòng Dung tiếp kiến. Ngài được mời về trú ở một ngôi chùa ở Quảng Đông phiên dịch kinh này.

Đây là những khó khăn xảy ra vào thời kinh được truyền báphiên dịch. Thật phước đức cho chúng ta khi Pháp sư Bát-thích-mật-đếquyết tâm mang kinh sang Trung Hoa. Quý vị có thể hiểu được tầm quan trọng của kinh Thủ-lăng-nghiêm đến mức nào.



[1] S: Pramiti. Sa-môn Bát-thích Mật-đế 般刺蜜帝, có nơi phiên âm

 Bát-lạt-mật-đế 般剌蜜帝. Hán dịch là Cực Lượng, người Trung Ấn. Trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh có ghi rõ: Thời đại nhà Đường, có Sa-môn Bát-thích Mật-đế, người Trung Thiên Trúc, dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm từ chữ Phạn sang chữ Hán theo văn nói (khẩu dịch), tại chùa Chế Chỉ tỉnh Quảng Châu vào ngày Tân sửu, tháng Kỷ mão năm Ất Tỵ, niên hiệu Thần Long thứ nhất (23-5 Ât tỵ).

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: