Đi nhiều khó tu

31/05/20142:49 SA(Xem: 15563)
Đi nhiều khó tu
ĐI NHIỀU KHÓ TU
Quảng Tánh

blankAi cũng biết, sau khi Thành đạohóa độ được một số đông đệ tử xuất gia thành tựu Thánh quả, Thế Tôn đã khuyến khích chư vị Tỳ-kheo “Hãy du hànhan lạc, lợi ích cho số đông; vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người”. Ở một vài pháp thoại khác, Thế Tôn cũng khuyến khích các Tỳ-kheo nên du hành vì “ở lâu sinh dính mắc”.

Thế nhưng, trong một năm không phải lúc nào các Tỳ-kheo cũng du hành giáo hóa độ sanh. Đặc biệt là 3 tháng mùa mưa, Thế Tôn thường khuyến tấn các Tỳ-kheo nên dừng chân an cư, ở yên một chỗ tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ. Bởi lẽ ở lâu một chỗ thì sinh ra dính mắc mà du hành nhiều rày đây mai đó hoài cũng lắm gian nan.

Chúng ta hãy cùng nghe Đức Phật dạy về những gian nan của người đi lại nhiều, đi nhiều khó tu:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Người du hành nhiều có năm gian nan. Thế nào là năm? Ở đây, người thường du hành không tụng giáo pháp, quên mất giáo pháp đọc tụng, chẳng định được ý, đã được tam-muội lại quên mất, nghe pháp không thể giữ gìn. Đó là, này Tỳ-kheo! Người du hành nhiều có năm việc khó này.

Tỳ-kheo nên biết! Người không du hành nhiều có năm công đức. Thế nào là năm? Pháp chưa từng đắc sẽ được đắc pháp, được rồi chẳng quên nữa, nghe nhiều có thể gìn giữ, hay được định ý, đã được tam muội không bị mất nữa.

Đó là, này Tỳ-kheo! Người không du hành nhiều có năm công đức này. Thế nên, các Tỳ-kheo! Chớ nên du hành nhiều. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Ngũ vương,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.291)

Thực tế cho thấy rất rõ ràng, người tu mà đi nhiều và công việc nhiều quá thì không có thời gianđiều kiện để tụng kinh, đọc sách, nghe pháp. Nguy cơ hơn, vì không tụng kinhnghe pháp thường xuyên nên dẫn đến có thể quên mất giáo pháp đã được nghe trước đó. Mặt khác, đi nhiều thì đối duyên xúc cảnh nhiều nên khó điều phục tâm ý hơn. Đặc biệt là đối với người đã đắc định (tam muội) rồi mà chưa sâu thì có khả năng mất định, khó thiết lập trạng thái nhất tâm. Ngoài ra, nếu du hành nhiều, dù không quên giáo pháp đi nữa nhưng vì thiếu duyên nên cũng khó thực hành trọn vẹn lời Phật dạy.

Ngược lại, người biết tùy thời dừng bước chân du hóa để an cư thì được năm công đức. Nhờ sống chung nên được nghe giáo pháp từ các bạn đồng tu liên tục trùng tuyên hoặc giảng giải. Ngày trước, khi học đường Phật giáo chưa thịnh hành thì mùa an cưdịp may hiếm có để các hành giả hiểu biết thêm giáo pháp. Nhờ đời sống hướng nội, nên sau khi được nghe cùng chiêm nghiệm thì hiểu biết và ghi nhớ về giáo pháp sâu sắc hơn. Mặt khác, nhờ thắng duyên an cư nên những giáo pháp đã nghe được ứng dụng vào đời sống tu hành rất dễ dàng. Quan trọng nhất là nhờ ở yên một chỗ nên tâm ý được định tĩnh và năng lực an trú thiền định ngày càng vững chắc, kiên cố hơn.

Mới hay, tinh thần tu tập của Thế Tôntrung đạo, tùy duyênbất biến, bất biếntùy duyên. Hợp thời thì các Tỳ-kheo du hànhđúng lúc thì các Tỳ-kheo an cư. Du phương giáo hóa hay dừng bước an cư đều không ngoài mục tiêu tự lợilợi tha. Tùy duyên, linh độngthành tựu cả hai công hạnh lợi mình và lợi người chính là đang thực hành đúng theo lời Phật dạy.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/02/2015(Xem: 8393)
03/12/2014(Xem: 6621)
30/09/2014(Xem: 6213)
06/07/2014(Xem: 10838)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.