Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng talễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tuđạo nghiệp.
Không chỉ lễ Phật, Bồ-tát và chư vị Tổ sư, người đệ tử Phật còn đảnh lễchư Tăng, những bậc thầy hiện thế đang hướng đạo, giúp chúng ta hướng thiện, khai tâm mở trí cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Một số nơi, các Tỳ-kheo trẻ đảnh lễ chư vị Trưởng lão hay các Phật tửkính lễchư Tăng mỗi ngày để cầu học, để được giáo huấn, để dẹp trừ ngã mạn và tăng trưởngphước báo.
Tuy vậy, sự lễ lạy không nên tùy tiện mà cần biết rõ phép tắc, lúc nào nên và lúc nào thì không nên. Lễ lạy vào những lúc không nên sẽ gây ra sự lúng túng, đánh mất nét tôn nghiêm cần có của việc lễ lạy. Đức Phật dạy có năm lúc không nên lễ người. Đó là “ở trong tháp không nên làm lễ, ở trong đại chúng không nên làm lễ, lại ở đường đi không nên làm lễ, đau bệnh nằm trên giường không nên làm lễ, nếu lúc ăn uống không nên làm lễ”.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có năm lúc không nên lễ người. Thế nào là năm? Nếu ở trong tháp (thâu-bà) không nên làm lễ, ở trong đại chúng không nên làm lễ, lại ở đường đi không nên làm lễ, đau bệnh nằm trên giường không nên làm lễ, nếu lúc ăn uống không nên làm lễ. Đó là, này các Tỳ-kheo, có năm việc không nên làm lễ với người.
Lại có năm việc biết thời làm lễ. Thế nào là năm? Không ở trong tháp, không ở trong đại chúng, không ở trên đường đi, không bị đau bệnh, lại không phải lúc ăn uống. Đây nên làm lễ. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên tạo phương tiện biết lúc mà hành.
Như vậy, ngoài tâm cung kính, muốn đảnh lễchư Tăng, cần phải hợp thời, tùy lúc chứ không nên tùy tiện. Ở đây, sự trang nghiêm của người được kính lễ là yếu tốcần thiết. Người kính lễ và người được kính lễ cần tuân thủlời Phật dạy để tránh gây ra sự bất tiện đồng thời khiến cả hai đều được phước. Trong “năm lúc không nên lễ người” mà Thế Tôn đã dạy, có một yếu tố đáng chú ý là “lúc ăn uống không nên làm lễ”.
Trong mùa an cưkiết hạ của chư Tăng, các Phật tử thường cúng dường trai phạn hoặc trai tăng. Dĩ nhiên, Phật tửphát tâmcúng dường cần dâng lời tác bạch và tham dự lễ cúng quá đường. Nhưng một số nơi, sau khi cúng quá đường xong, lúc chư Tăng đang thọ trai, các Phật tử vẫn tiếp tục lên trước bàn hương án ở trai đường hay đến trực tiếp các bàn ăn của chư Tăng để lễ bái. Rõ ràng, theo lời Phật dạy, việc lễ bái này là không phải lúc.
Đành rằngchúng ta luôn đề cao tinh thầntùy duyên và tùy thuận. Tuy nhiên nếu tùy thuận mà không chỉ rõ phép tắc lễ lạy để hàng Phật tửthực hành đúng lời Phật dạy thì sự tùy thuận này cần được xem xét lại để điều chỉnh. Thiết nghĩ, nếu chưa có phép tắc thì mọi việc có thể tùy duyên, còn những việc gì Thế Tôn đã thiết định, đã có phép tắc thì cần y pháp mà hành trì.
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.