TỘI LỖI - HÌNH PHẠT - SÁM HỐI
(Cư sĩ Tuệ Đăng)
Có
câu chuyện Thiền
trích dịch từ cuốn “
Collection of Stone and Sand”,
xuất hiện vào thế kỷ 13, do
thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ, nội dung như sau:
“Trong
cuộc hành trình tới tỉnh Edo, Zenkai, con trai của một hiệp sĩ Nhật, trở thành người hầu cận của một quan chức cao cấp tại đó. Zenkai ngoại tình với vợ của quan chức này và bị phát hiện. Để tự vệ, hắn ta giết vị quan rồi chạy trốn cùng với người vợ.
Sau
này hai người trở thành những tên ăn trộm. Nhưng người đàn bà quá tham lam khiến cho Zenkai càng ngày càng khinh ghét đến phát ghê tởm. Cuối cùng không còn chịu nổi, Zenkai bỏ người đàn bà lại mà đi tới nơi xa, tận tỉnh Buzen, trở thành một người hành khất lang thang.
Để
chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ, Zenkai quyết tâm hoàn thành một vài việc thiện trong cuộc đời. Biết rằng có một con đường nguy hiểm cheo leo
trên vách đá từng là nguyên nhân gây ra tai nạn chết và bị thương cho nhiều người, Zenkai quyết tâm mở một con đường hầm xuyên qua núi tại nơi
đó.
Ban
ngày thì đi xin thực phẩm, ban đêm Zenkai mài miệt đào con đường hầm. Trải qua ba chục năm, con đường hầm dài được 2.280 feet, cao 20 feet và rộng 30 feet.
Hai
năm trước khi hoàn tất công trình, người con trai của viên quan mà Zenkai giết khi xưa, nay đã trở thành một kiếm sĩ lão luyện, tìm ra được
Zenkai và tới để trả thù nhà. Biết mục đích của khách lạ, Zenkai nói:
-
Tôi sẽ sẵn sàng trao mạng sống của tôi cho anh. Chỉ xin hãy để cho tôi làm xong công việc này. Ngay hôm con đường hoàn thành, anh có thể giết tôi.
Người con trai đồng ý đợi tới ngày đó. Nhiều tháng trôi qua, Zenkai cứ miệt mài làm việc. Người con trai càng ngày càng thêm chán nản vì cái cảnh ăn không ngồi rồi, nên bắt đầu phụ giúp công việc đào hầm. Sau khi đã giúp Zenkai trên một năm, anh ta cảm thấy ngưỡng mộ ý chí mãnh liệt và nghị lực của Zenkai.
Cuối cùng thì con đường hầm cũng đào xong và mọi người có thể sử dụng nó để đi lại an toàn. Bây giờ Zenkai mới nói:
- Công việc của tôi đã hoàn tất. Hãy chặt đầu tôi đi.
Với đôi mắt đẫm lệ,
người đàn ông trẻ nghẹn ngào:
- Làm sao con có thể cắt đầu vị thầy của chính con được?”Như quý vị đã thấy,
chủ đề chính của câu chuyên Thiền này là
vấn đề tội lỗi, hình phạt và sám hối. Đạo
Phật không
quan niệm rằng có
quỷ thần hai vai hay một dạng
thức thần thánh nào đó từ bên ngoài
ghi nhận các
việc thiện ác của mỗi người
ngõ hầu
sau khi chết đương sự sẽ phải tới
đâu đó để được phán xét coi sẽ phải chịu hình phạt đầy đọa tại một nơi
ghê rợn nào đó, hoặc được hưởng gì theo lệnh ban xuống từ các đấng, các bậc gì đó chăng.
Mà
nhà Phật cho rằng mỗi
hành vi tạo tác trong
cuộc đời con người ta đều để lại dấu ấn nơi kho chứa của chính mình, đó là
Tàng Thức, là một trong
tám Thức, theo
tâm lý học của
đạo Phật. Những dấu ấn đó sẽ
trở thành chủng tử, tức là
hạt giống,
nảy nở thành
thiện quả hoặc
ác báo trong đời
sống tương lai, có thể là tương lai ngay trong
cuộc đời này, hoặc trong
những
kiếp sau,
chi phối bởi
luật nhân quả.
Như
thế, theo
quan điểm của nhà Phật, mỗi
cá nhân sẽ nhận
sự báo ứng tùy theo hành vi thiện ác của mình trong
cuộc đời, nếu gây
tội ác thì sẽ nhận lãnh
quả báo tương
xứng với tội ác mình đã gây ra trong
quá khứ, nhưng không do
một thế lực nào bên ngoài giáng xuống mà do chính sức bật
của
quy luật nhân quả mà thôi.
Đến đây,
chúng ta cần
lưu tâm tới một điều
đặc biệt tối quan trọng, đó là
vấn đề Tâm của nhà Phật.
Đức Phật là bậc
Giác Ngộ. Ngài
giác ngộ cái gì? Xin
thưa rằng Ngài
giác ngộ lại được chính
Bản Tâm, điều mà chư Tổ
Thiền Tông gọi là
Kiến Tánh.
Từ
sự
giác ngộ, Ngài
trực nhận rằng
chúng ta trôi lăn vào màng lưới
sinh tử này là do một niệm mê từ
biển Tâm dấy lên, gọi là khởi niệm huyễn vọng, rồi từ đó tạo Nghiệp, nhận
quả báo, dòng đời trôi lăn
miên viễn.
Nhưng
Chân Tâm vốn là
viên mãn, hòan hảo,
thanh tịnh, cũng như
hoa sen dù mọc
trong bùn mà không bị nhuốm mùi bùn. Một
niệm
Giác Ngộ thì
mê vọng tan rã, cũng như người ngủ mê
chợt tỉnh, như căn nhà tối hàng ngàn năm, thắp lên
ngọn đèn là bóng tối tan biến.
Về điều này,
đức Phật đã dạy rõ nơi kinh
Viên Giác,
hòa thượng Thích Duy Lực dịch như sau:
Huyễn từ bản giác sanh,
Huyễn diệt,
giác viên mãn.
Bản giác vốn chẳng động,
Như tất cả Bồ Tát,
Và mạt pháp chúng sanh.
Thường nên xa lìa huyễn,
Các huyễn thảy đều lìa,
Như dùi cây lấy lửa,
Cây hết, lửa cũng diệt.
“Cây hết lửa cũng diệt” chính là ý của câu đức Phật nói khi ngài chứng ngộ, được ghi lại trong kinh Trung A Hàm là:
"...
Tâm siêu thoát của ta không thể lay chuyển. Đây là kiếp sống cuối cùng của ta. Từ đây ta sẽ không còn trở thành, không còn tái sanh...”Trong
các cuộc
đàm luận Phật pháp, có một câu
thường hay được nhắc đến, coi như
danh ngôn, đó là “Kẻ cướp buông dao thành Phật”. Vì câu nói quá ngắn
gọn, khiến cho một số người
hiểu lầm. “Buông dao” trong câu này có hàm ý
là buông cái
tâm sát nhân,
tâm bất thiện, chứ không phải chỉ buông con dao bằng
vật chất trong khi tâm còn giữ nguyên những
ý niệm xấu ác. Nếu chỉ buông con dao mà tâm ác vẫn
còn thì lại có thể cầm kiếm, cầm súng vậy.
Tại các thời kinh của nhà Phật, đều có tụng lên
bài kệ:
Tội từ tâm khởi, đem tâm Sám
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều Không
Ấy mới thật là Chân Sám Hối.Tội nói ở đây tức là
nghiệp báo.
Như
bài kinh Viên Giác trên,
chúng ta thấy tất cả
pháp giới, tội phước,
nghiệp báo, đều chỉ là huyễn, đều
“Huyễn từ bản giác sanh”, vốn
chỉ do
nhân duyên giả hợp mà huyễn
hiện thành ra như là có. Nghiệp sẽ là nhân
chi phối dòng đời, lặn hụp trong biển
sinh tử, nghiệp thiện thì hưởng quả thiện,
nghiệp ác thì lãnh
quả báo ác, như bóng
đi theo hình, không thoát được cái
vòng lẩn quẩn.
Nếu
biết
tỉnh ngộ mà theo các đường
lối tu hành để chuyển nghiệp, từ xấu chuyển qua tốt, rồi từ tốt chuyển qua
thanh tịnh, thì sẽ tiêu dung được nghiệp, ra khỏi dòng
sinh tử triền miên.
Sám Hối là một trong những
phương pháp tu để chuyển nghiệp.
Sám Hối ở đây là
“Tâm Sám”, tức là chuyển
Ý nghiệp từ những
tư tưởng xấu ác thành những
tư tưởng lành thiện, rồi tới
Thân nghiệp là
thực hiện những
việc lành thiện đó.
Kẻ
sát nhân trong
câu chuyện Thiền trên đã
thực hiện trọn vẹn chu kỳ chuyển nghiệp. Trước hết là trong
thâm tâm, ông ta
Sám Hối chuyện ác đã gây ra trong
quá khứ, và muốn chuộc tội bằng cách làm
việc thiện.
Suốt
ba chục năm trường, ông ta
cần cù chỉ làm một việc là đào
con đường hầm
để giúp
mọi người thoát
tai nạn,
cho đến khi con của nạn nhân tới
trả thù, đòi chém đầu, ông ta cũng sẵn sàng chết cho anh này tròn bổn phận làm con, muốn
báo thù cha, chỉ xin lưu mạng sống một gian ngắn đủ để
hoàn tất con
đường. Khi
con đường đã xong, ông ta bèn nộp mạng.
Như vậy, kẻ sát nhân đã buông dao,
đồng thời buông luôn tâm ác, đó là
trường hợp “Buông dao đồ tể thành Phật”.
Sau
một
thời gian chứng kiến hành trình chuyển hoá của kẻ sát nhân,
trước mắt người con, hình bóng
kẻ thù tàn ác đã biến mất, mà chỉ còn lại tấm
gương sáng của một bậc thày
miệt mài trên
con đường bồ tát hạnh,
quên mình,
hy sinh bản thân vì lợi ích của
chúng sinh, cứu
chúng sinh khỏi bị
tai nạn hiểm nguy trên
con đường núi
hiểm trở, mà
thôi.
Nơi phẩm
Bát Nhã,
kinh Pháp Bảo Đàn,
Lục Tổ Huệ Năng đã dạy:
...”... Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật."
Tâm
chúng sinh thì
vô thường, không cố định.
Con đường giải thoát của nhà Phật rộng mở
thênh thang, bất cứ ai
phạm tội mà biết hối cải,
chuyển hóa
Tâm ác
trở thành lành thiện, thì nghiệp dữ cũng theo đó mà
hoán chuyển,
khi
“tâm được tịnh rồi tội liền tiêu”.Bản hoài của đức Đại Giác Bổn Sư Thế Tôn là dạy chúng sinh các pháp môn tu để tới được đích cuối cùng là:
“Tội tiêu Tâm tịnh thảy đều Không”.
Không ở đây là Tánh Không, là Bản Thể Chân Tâm Giác Tánh, là Niết Bàn, là vĩnh viễn giải thoát, là Tận Diệt tất cả Khổ vậy.
Cư sĩ Tuệ Đăng