Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật

29/11/201112:00 SA(Xem: 40863)
Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật

Về thần thông, biến hóa trong đạo Phật

Xin được hỏi về thần thông, biến hóa trong Phật giáo.
Nguyễn Hữu Hưng- p.4 , Q.3, TP. Hồ Chí Minh

Thần thông (Abhijina-Abhinna) nguyên nghĩa là trí tuệ siêu nhiên, được hiểu là năng lực siêu phàm do tu tập Thiền định mà có được (nói chung, không riêng chỉ Phật giáo). Các vị đạt thần thông được gọi là thành tựu giả (Siddha). Vào thế kỷ XII, một vị cao tăng Ấn Độ có viết một cuốn sách về hành trạng của 84 vị có thần thông từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, nhan đề là Carturraciti-Siddha-Pravitti (Keith Dowman và H. W. Shumann dịch ra Anh ngữ). Đặc biệt , ở Tây Tạng có rất nhiều truyền thuyết và sách nói về thần thông của nhiều vị tu sĩ và người bình thường thuộc nhiều giới khác nhau. Theo quan điểm Phât giáo, những vị có thần thông không hẳn là những vị đạt ngộ và những vị đạt ngộ không hẳn là những vị có thần thông.

Kinh điển Phật giáo thường nói đến sáu loại thần thông (lục thông – Sad-abhijnah) là: 1) Thần túc thông (năng lực hiện thân tùy ý tại bất cứ nơi đâu), 2) Thiên nhãn thông (năng lực thấy cảnh huống vui khổ của tất cả chúng sinh), 3) Thiên nhĩ thông (năng lực nghe được mọi âm thanh của chúng sinh), 4) Tha tâm thông (năng lực biết được tâm ý của chúng sinh), 5) Túc mạng thông (năng lực biết được thọ mạng của mình và của chúng sinh từ muôn nghìn kiếp) và 6) Lậu tận thông (năng lực đoạn trừ phiền não, sinh tử). Những vị không tu thiền định Phật giáo cũng có thể đạt được năm thần thông đầu, ngoại trừ thần thông thứ sáu là Lậu tận thông. Thần túc thông, Thiên nhãn thôngLậu tận thông còn được gọi là Tam minh (Trisno Vidyah – Tisso Vijja), nhằm trỏ khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Do có thần thông nên có thể thực hiện các phép biến hóa. Kinh điển Phật giáo thường dựa theo tín ngưỡng dân gian của Ấn Độ thời xưa , thường miêu tả năng lực của các vị đạt ngộ (Phật, Bồ tát, A la hán) bằng các phép biến hóa gì là thần biến (Virkurvana). Các bộ Du già Sư Địa Luận, Pháp Hoa Huyền Tán, Giáo Thừa Pháp Số, Đại Tạng Pháp Số, Chân Ngôn Quảng Minh Mục…liệt kê 18 phép biến hóa, tuy nội dung đôi chỗ khác nhau nhưng tựu trung gồm việc hóa thân phía trên bốc lửa, phía dưới tuôn nước, biến nước thành lửa,lửa biến thành nước, hóa thân khắp nơi, đi đứng, ngồi trên hư không, phóng ánh sáng, an tâm chúng sinh khiến tiêu trừ bệnh tật, tai họa…

Cần nhớ rằng kinh điển mô tả các phép biến hóa trên như là một phương tiện để ca ngợi khả năng siêu việt của các bậc chứng ngộ, nhưlà một miêu tả ước lệ, tượng trưng cho sự diệu dụng của trí tuệ siêu phàm. Đức Phật từng phê phán bác các thần thông và khuyên các đệ tử không nên thể hiện thần thông. Ngài khẳng định thần thông cao nhất là thần thông hiểu pháp và truyền đạt pháp. Đạo Phật nhằm đưa con người đến trí giải thoát, đến cứu cánh Đại giải thoát khỏi khổ đau của sinh tử luân hồi, chứ không phải nhằm khiến một số ít người mù được thấy, người què được đi, người chết được sống lại, biến đá thành cơm, biến nước thành rượu…Đức Phật vàcác Thánh đệ tử thường đến thăm người bệnh , người sắp mất để truyền cảm ứng tâm linh giúp những vị này qua đi sự đau đớn khiến tâm rối loạn. Một phụ nữ đau khổ gần như điên loạn vì đứa con vừa chết đến cầu cứu Đức Phật, Ngài giúp bà hiểu rõ luật vô thường mà vơi đi sự đau khổ, chứ không làm cho đứa bé sống lại. Ngài chế ngự con voi dữ, chế ngự kẻ hung bạo bằng sự thể hiện năng lực từ bi tự tại của Ngài chứ không phải Ngài biến mất đi hay phóng thân lên không trung hay thực hiện những biến hóa khác.

Sự biểu hiện cụ thể thần thông Phật giáo là đem sức cảm ứng, đem giáo phápan tâm và tạo niềm tin cho người ta, từ đó người ta vơi đi hay dứt đi cái khổ nhất thời trên bước đường tu tập tìm về Đại giải thoát.

(Bàng Ẩn)

 

 

Tạo bài viết
27/10/2015(Xem: 21812)
01/01/2015(Xem: 25344)
23/11/2013(Xem: 19410)
26/04/2013(Xem: 39020)
17/04/2013(Xem: 34843)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…