01. Con đọc được một số tài liệu là không nên để hình của mình trên màn hình máy tính hoặc làm hình nền điện thoại. Vậy liệu con có thể để hình ảnh của những vị Phật, Bồ tát mà con tôn kính làm hình nền máy tính hoặc điện thoại liệu có ổn không ạ?
Trả lời: Rất nhiều người thường lấy hình của người mình yêu làm hình nền máy tính hoặc điện thoại. Còn em lấy hình Phật hay Bồ Tát là những vị em tôn kính, luôn nghĩ tưởng và hướng tới. Điều này là điều tốt vì em luôn nhớ tưởng đến ngài, đến các công hạnh của ngài mà em sẽ cố gắng noi theo. Thí dụ như Đức Phật. Ngài là hiện thân của đấng Đai Từ, Đại Bi không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè hay tình thương yêu đồng chủng, đồng loại. Tình thương của Ngài là tình thương tất cả chúng sanh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, không bờ bến, không biên cương, không hạn định.
02. Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?
Trả lời: Trước hết em nên hiểu quy y là gì.
Trong kinh Tăng Chi, đức Phật dạy: "Ai nguyện nương tựa Phật, Pháp, Tăng, thì người ấy được gọi là Phật tử". Nguyên văn lời nguyện thành một Phật tử là:
Buddham saranam gacchàmi, (Con nay đi theo Phật) Dhammam saranam gacchàmi, (Con nay đi theo Pháp) Sangham saranam gacchàmi, (Con nay đi theo Tăng)
Đó là ý nghĩa của quy y. Nói rộng ra là Tam Quy. Tam quy là Quy y Phật, Quy Y Pháp và Quy Y Tăng, gọi là Quy Y Tam Bảo. Quy y nghĩa là trở về và nương tựa, nhưng chúng tatrở về đâu và nương tựa cái gì? Chúng tatrở về với Phật giáo và nương tựa vào Tam Bảo, Phật, Pháp, và Tăng. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho một pháp danh (Dharma name). Pháp danh này là biểu tượngchính thức của người Phật tử, nói lên sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh thần.
Quy y như thế có nghĩa là hoan hỷchấp nhận sự hướng dẫn của Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Phật Bảo là chư Phật, Pháp Bảo là giáo pháp, cụ thể là Tam Tạng Kinh Điển, Tăng Bảo là Tăng đoàn, đoàn thể của những người đã ly gia cắt ái, đang tu hànhthanh tịnh, đại diệnChư HiềnThánh Tăng cả ba thời để hướng dẫn Phật tử trên con đường đến bờ Giác.
Như thế bất cứ ai, không phân biệt, chủng tộc, mầu da, giới tính, kể cả những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ đều được quy y để trở thành một người Phật tử. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích (lên án) người khác, đơn thuần chỉ dựa trêntính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng giới tính hay chuyển đổi giới tính về phương diệnđạo đức.
Trong đạo Phật, có hai giới Phật Tử, Phật tửtại gia và Phật tửxuất gia.
Đối với hàng Phật Tửtại gia, hôn nhân và sinh con được xem là tích cực, nhằm xây dựngmột đời sống hạnh phúcgia đình của đời này và đời sau, nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Trong giới luậtáp dụng cho hàng cư sĩtại gia, không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đối với hàng Phật tửxuất gia, những người đã từ bỏnếp sốnggia đình, phát nguyện sống đời sốngđộc thân, quyết chí tu hànhgiải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nên bị ràng buộc trong tổ chức Tăng đoàn qua bộ luật Tỳ Kheo. Theo bộ luật này, Dâm Dục là giới cấm đầu tiên trong bốn giới “Ba La Di” mà bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị trục xuất hay bị khai trừ vĩnh viễn ra khỏi cộng đồngTăng đoàn. Dâm Dục được định nghĩa là bất cứ loại hoạt độngtình dục nào, cho dù đó là cùng giới tính hay khác giới tính, kể cả với loài vật.
Có thể do nguy cơ gây xáo trộnđời sốngthanh tịnh của Tăng đoàn, làm cản trở tiến trình tu tập của các thành viên, nên những người đồng tính luyến ái, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas, không được thọ giớiTỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, tức là không cho vào hàng ngũ Tăng đoàn.
Con hỏi hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni?
Trả lời: Đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác. Ngay cả hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Đạo Phật không ngăn cấm, không kỳ thị đồng tính hay chuyển đổi giới tính. Và như trên đã nói bất kỳ ai cũng được thọ quy y Tam Bảo. Em cũng vậy, khi em trở thành nữ em có thể quy y với bất cứ với vị Tăng hay vị Ni nào tại bất cứ ngôi chùa nào hay tu viện nào. Vì khi em quy y, không phải quy y với vị Tăng đó hay vị Ni kia mà quy y với Tăng Bảo hay Tăng Đoàn.
03. Con có đọc 1 số trang sách có ghi là Giới luật là do Đức Phật chế ra sau khi có những sự cố trong tăng đoàn, nên Đức Phật mới tạo ra giới luật để ngăn chặn những việc đó. Việc này liệu đúng không ạ ?
Trả lời: Điều này đúng.
Vì theo như chỗ con biết và nghe thì con có nghe là Đức Phật đã thành Phậttừ vô lượng kiếp. Là bậc biết được quá khứhiện tạivị lai và biết rõ tất cả căn tánhchúng sanh, thì không có lý do nào Phật lại để xảy ra những việc đáng tiếc mới tìm cách ngăn chặn. Con thấy điều này có gì đó không hợp lý cho lắm theo ý ngu muội của con.
Trả lời: Trong Ngũ Phần Luật quyển 1, Ngài Xá Lợi Phất trình thưa Phật: “Bạch đức Thế Tôn làm sao để Chánh Pháp của đức Như Lai, sau khi Như Laidiệt độ rồi Chánh Pháp ấy được tồn tại lâu dài”.
Thế Tôn dạy: “Đức Phật nào mà có nói giới nói pháp thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho Chánh Pháp được cửu trụ lâu dài”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch Thế Tôn tại sao con không thấy Thế Tônchế giới mà chỉ nói Pháp?”
Đức Phật nói: “Này Tôn giả, ta biết thời phải làm gì, nay chưa đến thời ta chưa chế giới. Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế giới”.
Ngài còn dạy rằng : “Nếu Ta chế Giới trước khi vi phạm, thì người đời sẽ phỉ báng ta. Họ sẽ bảo rằng tôi không có gây tội, sao lại cưỡng chế ra Giới luật. Đây không phải là nhất thiết trí. Như thế là Như Lai không có tâm từ bi, không lợi lạc, không bảo bọc chúng sanh. Như người không có con lại nói rằng sẽ sanh con vào giờ ấy. Chuyện ấy không thể tin, vì không chân thật. Nếu là sự thấy đứa con người ta mới tin được, cũng thếhữu lậu chưa sanh, tội chưa làm, trời người chưa thấy làm sao chế Giới được. Cho nên cần phải thấy rõ phạm tội, rồi sau đức Thế Tôn mới chế Giới, đây là đúng thời. Này Xá Lợi Phất như y sĩ biết là nguyên nhân tật bịnh và biết thuốc nào ngọt để trị bịnh ấy”.
Từ đó, dần dần về sau trong Giáo đoàn Tăng sinh các hữu lậu với mục đích tâm họ không chân chánh. Do đó tăng đoàn đã xảy ra nhiều trường hợp nhiều Tỳ kheo thiếu kỷ cương nề nếp, đời sốngbuông lungphóng túng, vi phạmtịnh hạnh … khiến cho Giáo đoàn của Phật bị mang tiếng xấu lây, lại có nhiều ý kiếnmâu thuẫn. Để giải quyết những vấn đề đó, Thế Tôn bắt đầu chế Giới để đối trị những lỗi lầm đã xảy ra, ngăn ngừahành vibất thiện pháp sắp vi phạm hay đã phạm thì phải sám hối, đồng thờiduy trìuy tín của Tăng đoàn.
04. Có 1 ngày con nghe 02 người nói chuyện với nhau với ý gần như là phỉ báng. Đại ý như sau :" Chắc bữa nào phải nhờ mẹ của con mua dùm cho mấy cái áo tràng để mặc vào nhìn cho giống chân tu" rồi họ cười lên, con không hiểu tại sao lúc đó con lại bật cười chung với họ, con thực sự rất sợ hãi, vì con biết mình đã có ý phỉ báng với chiếc áo tràng và những bậc tu hành, con đã sám hối và xin được tha thứ,nhưng con vẫn lo lắng và tâm con không yên. Liệu có được không thưa quý sư, con thật sự không muốn mình như vậy và con cũng không muốn thối chuyểnbồ đề tâm và mất hạt giống Phật. Xin hãy chỉ giúp con cách nên làm thế nào?
Trả lời: Sám hốichân thật thì Đức Phật dạy có sự hối hận trong lòng. Khi làm việc sai, mình thực lòng ăn năn việc quá khứ đã lỡ làm. Vì nhận ra lỗi cũ khiến cho lòng mình ray rứt, nên quyết tâm về sau không bao giờ tái phạm như vậy nữa. Trong kinh diễn tả rằng “Sám tiền khiên, hối hậu quả”, nghĩa là sám hối tội trước và ngăn chặn tội sau, không cho phạm, đó là chân thậtsám hối.
Như thế là em đã sám hốichân thật rồi.
Em cũng biết là trong các thời kinh sám hối, chúng ta thường tụng rằng:
Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp Đều từ vô thủytham sân si Bởi thân miệng ý phát sinh ra Hết thẩy tôi nay xin sám hối.
Và
Tội từ tâm khởi đem tâm sám Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu Tội tiêu tâm tịnh thẩy đều không Ấy mới thật là chân sám hối.
Nghĩa là tội sanh ra phát xuất từ tâm. Nếu thành tâmsám hối, dần dần tội hết, tâm sẽ sáng. Và khi tâm tịnh, tội cũng không còn thì chơn tâmhiển hiện. Chơn tâm là tâm Phật, nên tâm này gắn liền vớichư Phật mười phương tạo thành thế giớithanh tịnh, Niết-bàn.
Con có những thắc mắc như vậy mong Quý Sư từ bigiải đáp cho con để con được hiểu rõ. Nếu con có nói điều gì sai trái, con xin được sám hối, kính mong chư Phật, Bồ tát và quý Sư từ bitha thứ cho con.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.