Bốn thắc mắc mong được giải đáp

11/09/20154:21 CH(Xem: 11221)
Bốn thắc mắc mong được giải đáp

BỐ THẮC MẮC MONG ĐƯỢC GIẢI ĐÁP

Con có một số thắc mắc mong quý sư giải đáp:

hoi dap phat phap01. Con đọc được một số tài liệu là không nên để hình của mình trên màn hình máy tính hoặc làm hình nền điện thoại. Vậy liệu con có thể để hình ảnh của những vị Phật, Bồ tát mà con tôn kính làm hình nền máy tính hoặc điện thoại liệu có ổn không ạ?

Trả lời: Rất nhiều người thường lấy hình của người mình yêu làm hình nền máy tính hoặc điện thoại. Còn em lấy hình Phật hay Bồ Tát là những vị em tôn kính, luôn nghĩ tưởng và hướng tới. Điều này là điều tốt vì em luôn nhớ tưởng đến ngài, đến các công hạnh của ngài mà em sẽ cố gắng noi theo. Thí dụ như Đức Phật. Ngài là hiện thân của đấng Đai Từ, Đại Bi không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè hay tình thương yêu đồng chủng, đồng loại. Tình thương của Ngài là tình thương tất cả chúng sanh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, không bờ bến, không biên cương, không hạn định.

02. Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?

Trả lời: Trước hết em nên hiểu quy y là gì.

Trong kinh Tăng Chi, đức Phật dạy: "Ai nguyện nương tựa Phật, Pháp, Tăng, thì người ấy được gọi là Phật tử". Nguyên văn lời nguyện thành một Phật tử là:

Buddham saranam gacchàmi, (Con nay đi theo Phật) 
Dhammam saranam gacchàmi, (Con nay đi theo Pháp) 
Sangham saranam gacchàmi, (Con nay đi theo Tăng) 

Đó là ý nghĩa của quy y. Nói rộng ra là Tam Quy. Tam quyQuy y Phật, Quy Y PhápQuy Y Tăng, gọi là Quy Y Tam Bảo. Quy y nghĩa là trở về và nương tựa, nhưng chúng ta trở về đâu và nương tựa cái gì? Chúng ta trở về với Phật giáo và nương tựa vào Tam Bảo, Phật, Pháp, và Tăng. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho một pháp danh (Dharma name). Pháp danh này là biểu tượng chính thức của người Phật tử, nói lên sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh thần.

Quy y như thế có nghĩa là hoan hỷ chấp nhận sự hướng dẫn của Phật Bảo, Pháp BảoTăng Bảo. Phật Bảo là chư Phật, Pháp Bảogiáo pháp, cụ thểTam Tạng Kinh Điển, Tăng BảoTăng đoàn, đoàn thể của những người đã ly gia cắt ái, đang tu hành thanh tịnh, đại diện Chư Hiền Thánh Tăng cả ba thời để hướng dẫn Phật tử trên con đường đến bờ Giác. 

Như thế bất cứ ai, không phân biệt, chủng tộc, mầu da, giới tính, kể cả những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ đều được quy y để trở thành một người Phật tử. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích (lên án) người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng giới tính hay chuyển đổi giới tính về phương diện đạo đức.

Trong đạo Phật, có hai giới Phật Tử, Phật tử tại giaPhật tử xuất gia.

Đối với hàng Phật Tử tại gia, hôn nhân và sinh con được xem là tích cực, nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc gia đình của đời này và đời sau, nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Trong giới luật áp dụng cho hàng cư sĩ tại gia, không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Đối với hàng Phật tử xuất gia, những người đã từ bỏ nếp sống gia đình, phát nguyện sống đời sống độc thân, quyết chí tu hành giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nên bị ràng buộc trong tổ chức Tăng đoàn qua bộ luật Tỳ Kheo. Theo bộ luật này, Dâm Dụcgiới cấm đầu tiên trong bốn giới “Ba La Di” mà bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị trục xuất hay bị khai trừ vĩnh viễn ra khỏi cộng đồng Tăng đoàn. Dâm Dục được định nghĩa là bất cứ loại hoạt động tình dục nào, cho dù đó là cùng giới tính hay khác giới tính, kể cả với loài vật.

Có thể do nguy cơ gây xáo trộn đời sống thanh tịnh của Tăng đoàn, làm cản trở tiến trình tu tập của các thành viên, nên những người đồng tính luyến ái, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas, không được thọ giới Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, tức là không cho vào hàng ngũ Tăng đoàn.

Con hỏi hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni?

Trả lời: Đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gianvô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác. Ngay cả hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Đạo Phật không ngăn cấm, không kỳ thị đồng tính hay chuyển đổi giới tính. Và như trên đã nói bất kỳ ai cũng được thọ quy y Tam Bảo. Em cũng vậy, khi em trở thành nữ em có thể quy y với bất cứ với vị Tăng hay vị Ni nào tại bất cứ ngôi chùa nào hay tu viện nào. Vì khi em quy y, không phải quy y với vị Tăng đó hay vị Ni kia mà quy y với Tăng Bảo hay Tăng Đoàn.

03. Con có đọc 1 số trang sách có ghi là Giới luật là do Đức Phật chế ra sau khi có những sự cố trong tăng đoàn, nên Đức Phật mới tạo ra giới luật để ngăn chặn những việc đó. Việc này liệu đúng không ạ ?

Trả lời: Điều này đúng.

theo như chỗ con biết và nghe thì con có nghe là Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Là bậc biết được quá khứ hiện tại vị lai và biết rõ tất cả căn tánh chúng sanh, thì không có lý do nào Phật lại để xảy ra những việc đáng tiếc mới tìm cách ngăn chặn. Con thấy điều này có gì đó không hợp lý cho lắm theo ý ngu muội của con.

Trả lời: Trong Ngũ Phần Luật quyển 1, Ngài Xá Lợi Phất trình thưa Phật: “Bạch đức Thế Tôn làm sao để Chánh Pháp của đức Như Lai, sau khi Như Lai diệt độ rồi Chánh Pháp ấy được tồn tại lâu dài”.

Thế Tôn dạy: “Đức Phật nào mà có nói giới nói pháp thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho Chánh Pháp được cửu trụ lâu dài”.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch Thế Tôn tại sao con không thấy Thế Tôn chế giới mà chỉ nói Pháp?”

Đức Phật nói: “Này Tôn giả, ta biết thời phải làm gì, nay chưa đến thời ta chưa chế giới. Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế giới”. 

Ngài còn dạy rằng : “Nếu Ta chế Giới trước khi vi phạm, thì người đời sẽ phỉ báng ta. Họ sẽ bảo rằng tôi không có gây tội, sao lại cưỡng chế ra Giới luật. Đây không phải là nhất thiết trí. Như thế là Như Lai không có tâm từ bi, không lợi lạc, không bảo bọc chúng sanh. Như người không có con lại nói rằng sẽ sanh con vào giờ ấy. Chuyện ấy không thể tin, vì không chân thật. Nếu là sự thấy đứa con người ta mới tin được, cũng thế hữu lậu chưa sanh, tội chưa làm, trời người chưa thấy làm sao chế Giới được. Cho nên cần phải thấy rõ phạm tội, rồi sau đức Thế Tôn mới chế Giới, đây là đúng thời. Này Xá Lợi Phất như y sĩ biết là nguyên nhân tật bịnh và biết thuốc nào ngọt để trị bịnh ấy”.

Từ đó, dần dần về sau trong Giáo đoàn Tăng sinh các hữu lậu với mục đích tâm họ không chân chánh. Do đó tăng đoàn đã xảy ra nhiều trường hợp nhiều Tỳ kheo thiếu kỷ cương nề nếp, đời sống buông lung phóng túng, vi phạm tịnh hạnh … khiến cho Giáo đoàn của Phật bị mang tiếng xấu lây, lại có nhiều ý kiến mâu thuẫn. Để giải quyết những vấn đề đó, Thế Tôn bắt đầu chế Giới để đối trị những lỗi lầm đã xảy ra, ngăn ngừa hành vi bất thiện pháp sắp vi phạm hay đã phạm thì phải sám hối, đồng thời duy trì uy tín của Tăng đoàn.

04. Có 1 ngày con nghe 02 người nói chuyện với nhau với ý gần như là phỉ báng. Đại ý như sau :" Chắc bữa nào phải nhờ mẹ của con mua dùm cho mấy cái áo tràng để mặc vào nhìn cho giống chân tu" rồi họ cười lên, con không hiểu tại sao lúc đó con lại bật cười chung với họ, con thực sự rất sợ hãi, vì con biết mình đã có ý phỉ báng với chiếc áo tràng và những bậc tu hành, con đã sám hối và xin được tha thứ,nhưng con vẫn lo lắng và tâm con không yên. Liệu có được không thưa quý sư, con thật sự không muốn mình như vậy và con cũng không muốn thối chuyển bồ đề tâm và mất hạt giống Phật. Xin hãy chỉ giúp con cách nên làm thế nào?

Trả lời: Sám hối chân thật thì Đức Phật dạy có sự hối hận trong lòng. Khi làm việc sai, mình thực lòng ăn năn việc quá khứ đã lỡ làm. Vì nhận ra lỗi cũ khiến cho lòng mình ray rứt, nên quyết tâm về sau không bao giờ tái phạm như vậy nữa. Trong kinh diễn tả rằng “Sám tiền khiên, hối hậu quả”, nghĩa là sám hối tội trước và ngăn chặn tội sau, không cho phạm, đó là chân thật sám hối.

Như thế là em đã sám hối chân thật rồi.

Em cũng biết là trong các thời kinh sám hối, chúng ta thường tụng rằng:

Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp
Đều từ vô thủy tham sân si
Bởi thân miệng ý phát sinh ra
Hết thẩy tôi nay xin sám hối.

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thẩy đều không
Ấy mới thật là chân sám hối.

Nghĩa là tội sanh ra phát xuất từ tâm. Nếu thành tâm sám hối, dần dần tội hết, tâm sẽ sáng. Và khi tâm tịnh, tội cũng không còn thì chơn tâm hiển hiện. Chơn tâmtâm Phật, nên tâm này gắn liền với chư Phật mười phương tạo thành thế giới thanh tịnh, Niết-bàn.


Con có những thắc mắc như vậy mong Quý Sư từ bi giải đáp cho con để con được hiểu rõ. Nếu con có nói điều gì sai trái, con xin được sám hối, kính mong chư Phật, Bồ tát và quý Sư từ bi tha thứ cho con.

Con chân thành cảm ơn.


(Ban Biên Tập)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/06/2016(Xem: 36607)
28/03/2016(Xem: 20284)
22/02/2016(Xem: 43806)
27/10/2015(Xem: 20796)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.