Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”

25/11/20154:00 SA(Xem: 9825)
Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”


SAU KHI CHẾT XÁC THÂN CHỈ LÀ ĐẤT
Nhiên Như – Quảng Tánh


dau thaiHỎI:
 Cha tôi được chôn tại Nghĩa trang Văn Điển đã 29 năm. Mẹ tôi mất cách đây gần một năm, hiện tro cốt đang gửi chờ đến giỗ đầu mới thu xếp nơi đặt tro của mẹ. Tôi thấy hiện có nhiều gia đình lập mộ đôi (hợp táng), và tôi cũng rất muốn làm như vậy để tiện thăm viếng các cụ sau này, giảm đi một phần chiếm dụng quỹ đất đai của xã hội. Tất nhiên đó là những vấn đề mang tính thực dụng, tôi không rõ về mặt tâm linh thì có phù hợp không? 

Ngay cả đối với chính bản thân, tôi vẫn có ý định sau này khi mất đi tro cốt của tôi được rắc xuống dòng sông Hồng, liệu có gì ảnh hưởng đến con cháu tôi về sau hay không? Trong gia đình tôi, một số anh em sợ đụng chạm vào phần mộ của cha thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Có một chuyện tôi cũng xin được thưa rằng, sau khi tôi đưa ý kiến của mình cho người anh cả, ít hôm sau tôi có nằm mơ thấy cha hiện về, ông có điều gì đó phản ứng rất dữ dội, thậm chí nhiều lần còn tìm cách đánh vào người tôi. 

Tôi vốn rất tin tưởng vào các quan điểm của Phật giáo, tuy hơi thắc mắc về chuyện liệu 29 năm qua đi cha tôi đã đầu thai chưa? Việc mỗi khi có sự kiện gì lớn trong gia đình tôi lại mơ thấy cha mình, lúc nhiều lúc ít, liệu đây có phải là cha tôi vẫn còn chưa siêu thoát và vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình chúng tôi?  (PHẠM VIỆT, phamvietds@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Phạm Việt thân mến!

Trên thế giới hiện nay, tùy theo tập tục của mỗi địa phương, xứ sở mà có sự an táng người chết khác nhau. Địa táng (chôn dưới đất), hỏa táng (thiêu đốt thành tro), thủy táng (thả sông hoặc bỏ biển), thiên táng (treo lên cây hoặc nhét trong hang núi), lâm táng (đem bỏ trong rừng)… là những cách an táng phổ biến. Người Việt phần lớn theo tập tục địa táng, lâu đời hình thành tín niệm về mồ mả như: Phần mộ phải hợp hướng, mộ không bị “động”, mộ kết lại càng hay v.v… Ngày nay, xu hướng hỏa táng ngày càng được người Việt hưởng ứng vì tiện lợi nhiều mặt.

Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh. Còn thân xác, “cái túi da chứa đầy vật bất tịnh” trở nên vô dụng được tùy duyên an táng, theo cách nào cũng được. Điều đáng nói là, cái xác thân tứ đại còn lại nhưng thực ra chỉ có địa đại, chính xác chỉ là “đất”; các đại khác như hỏa, phong cũng nhanh chóng phân tán, thủy đại thì chậm hơn. Như vậy, với tuệ giác của Phật giáo, người đệ tử Phật không xem một phần nhỏ còn lưu lại của thân này, xác chết, là “tôi, của tôi và tự ngã của tôi”.

Người đệ tử Phật có chánh kiến, hiểu biết Phật pháp, thấy rõ sự vô thường, bất tịnh, vô ngã của xác thân nên an táng theo tinh thần tùy duyên. Mộ đơn hay mộ đôi, theo Phật giáo, chỉ đơn thuần là cách xử lý phần “đất”, không liên hệ gì đến “tâm linh”. Theo quan điểm nhà Phật, việc đem tro cốt của người mẹ hợp táng vào phần mộ của người cha là bình thường.

Sau khi bạn chết đi, bạn cứ di nguyện người thân an táng theo cách nào mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Hỏa táng rồi đổ tro bụi xuống sông, gởi vào chùa hay chôn cất theo phong tục v.v…, tất cả đều không có bất cứ ảnh hưởng gì lên con cháu cả. Bởi lẽ, đời sống con cháu của bạn hạnh phúc hay bất hạnh là do nghiệp duyên tốt hay xấu của họ quyết định chứ không phải do cách an táng thân xác của bạn.

Còn việc bạn “mơ thấy cha hiện về, ông có điều gì đó phản ứng rất dữ dội” chỉ là biểu hiện của chính tâm thức bạn. Vì bạn suy nghĩ quá nhiều về điều ấy nên tâm bạn tự “nhào nặn” thành giấc mơ, hoàn toàn không phải là cha của bạn về báo mộng hay chưa tái sinh.

Kinh Phật dạy rằng, một người chết đi lập tức tái sanh nếu sinh thời tạo nghiệp cực thiện hoặc cực ác. Còn nếu tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn có thể trải qua thân trung gian, tối đa 49 ngày là tái sinh. Cha của bạn mất đã 29 năm, dĩ nhiên đã theo nghiệp tái sinh, không hề có chuyện “ông vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình”.

Việc “một số anh em sợ đụng chạm vào phần mộ của cha thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người” là tín niệm dân gian về mồ mả của không ít người Việt. Đạo Phật không có quan niệm này. Tuy nhiên đây là việc chung, liên hệ đến nhiều người, nên việc hợp táng cần có sự đồng thuận của tất cả anh em gia đình. Với người Việt, mồ mả là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là “biểu tượng” của cha ông, là nét văn hóa tâm linh. Người Phật tử luôn tôn trọng những tập tục này nhưng cũng cần phát huy tuệ giác của nhà Phật để tránh những hủ tục, những tín niệm dân gian kiêng kỵ không nên có,… để sống văn minh, góp phần lợi đạo, ích đời.

Chúc bạn tinh tấn!  

Bài đọc thêm:
Hỏa Táng 
Chương 10 Hoả Táng Hay Địa Táng.

Trao đổi về bài: Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”


Nhiên Như - Quảng Tánh

HỎI: Tôi không đồng ý với câu trả lời về bài Sau khi chết xác thân chỉ là “đất”, với 2 vấn đề dưới đây: 

1.Còn việc bạn “mơ thấy cha hiện về, ông có điều gì đó phản ứng rất dữ dội” chỉ là biểu hiện của chính tâm thức bạn. Vì bạn suy nghĩ quá nhiều về điều ấy nên tâm bạn tự “nhào nặn” thành giấc mơ, hoàn toàn không phải là cha của bạn về báo mộng hay chưa tái sinh. Xin hỏi dựa vào đâu mà phát biểu như vậy? 
Nếu đó chỉ là suy luận thì tôi nghĩ là không nên, vì từ suy luận đến thực tế khác xa lắm. Hơn nữa giác quantri thức của con người rất hữu hạn so với thực tại của vũ trụ.

2. Kinh Phật dạy rằng, một người chết đi lập tức tái sanh nếu sinh thời tạo nghiệp cực thiện hoặc cực ác. Còn nếu tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn có thể trải qua thân trung gian, tối đa 49 ngày là tái sinh. Cha của bạn mất đã 29 năm, dĩ nhiên đã theo nghiệp tái sinh, không hề có chuyện “ông vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình”. Vậy thì cúng Mông Sơn thí thực là để làm gì? Có phải vì lòng từ bi của nhà Phật mà đem thức ăn cho những chúng sanh đang đói khát hay không? Theo tôi biết, những chúng sanh đang đói khát đó chính là những người đã chết mà họ không đủ duyên để đi đầu thai. Trong kinh sách nhà Phật cũng nói rất nhiều về điều này. Thiết nghĩ, nên trả lời những gì mình biết chứ không nên tùy tiện suy diễn

(QUỲNH, quynhuyenvo@gmail.com)

ĐÁP: 

Bạn Quỳnh thân mến!

Trước hết, chúng tôi xin chân thành tri ân sự phản hồi của bạn. Trong quá trình học tập giáo pháp, sự thành tâm trao đổi, luận bànvai trò rất quan trọng giúp chúng ta soi sáng lẫn nhau để tin hiểu Chánh pháp sâu sắc hơn.

Vấn đề 1, bạn hỏi, dựa vào đâu mà phát biểu như vậy? Xin trả lời, chúng tôi đã dựa vào Chánh pháp. Theo một số kinh, luận (A-tỳ-đàm), cái gọi là giấc mơ hay chiêm bao có thể được tạo ra do nhiều nguyên nhân: Một giấc mơ có thể hình thành do những tác động sinh lý trong cơ thể, do sự tồn đọng của những hồi ức lúc thức, do sự tác động của một ngoại nhân có thần lực, hoặc chiêm bao cũng có thể là một điềm báo được tạo ra do sự chiêu cảm của nghiệp lực cá nhân hay tập thể. Nói chung, hầu hết các giấc mơ đều là sản phẩm của tâm thức, là biểu hiện của chính tâm thức chúng ta. Tất cả các ý niệm, nhận thức, kinh nghiệm… của con người được lưu trữ trong tâm (tàng thức), tùy theo nhân duyênhoàn cảnh mà biểu hiện thành những giấc mơ với nội dung khác nhau.

Chúng tôi tán đồng nhận định “giác quan và tri thức của con người rất hữu hạn so với thực tại của vũ trụ” của bạn, nhưng tin vào báo mộng của người chết là chuyện hoàn toàn khác. Chúng tôi không suy luận hay suy diễnhiểu rõ, giáo lý của đạo Phật không chủ trương tin vào báo mộng của người chết. Nói rõ hơn, báo mộng là tín niệm dân gian. Tín niệm này vốn ăn sâu vào nhận thức của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Tin vào báo mộng của người chết hay không là quyền của mỗi người, nhưng dưới ánh sáng chánh kiến của Phật giáo, mộng mị vốn là huyễn, không thực. Vì thế, Đức Phật không khuyến khích học tập các dị thuật như chiêm tinh, đoán mộng v.v…, thậm chí còn ngăn cấm.

Vấn đề 2, bạn hỏi, vậy cúng Mông Sơn thí thực để làm gì? Xin trả lời, cúng Mông Sơn thí thực nhằm bố thí thức ăn cho loài Ngạ quỷ đói khát được no đủ. Kinh điển nhà Phật nói rõ các chúng sanh trong lục đạo (thuộc Dục giới) bao gồm: Trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Những chúng sinh nào tập nghiệp tham lam, bỏn sẻn nặng nề sau khi chết sẽ tái sinh (đầu thai) vào loài Ngạ quỷ. Cần xác định “những chúng sanh đang đói khát” ấy chính là loài Ngạ quỷ, một số ít khác thuộc chúng quỷ thần, chứ không phải là “những người chết mà họ không đủ duyên để đi đầu thai”.

Cụ thể hơn, Phật giáo Nam truyền không chủ trương có thân trung ấm, chết là tái sinh tức khắc. Phật giáo Bắc truyền chủ trương con người chết đi có thọ thân trung ấm, trong thời gian thọ thân trung ấm vẫn có thể thọ dụng thực phẩm (mùi hương) do người thân hiến cúng, nhưng tối đa khoảng 49 ngày là tái sinh. Phật giáo Tạng truyền (Mật tông Tây Tạng) cho biết, một số rất ít các thân trung ấm có thể kéo dài hơn 49 ngày, nhưng đó là những trường hợp cá biệt

Vì vậy, chúng ta thờ cúng ông bà tổ tiên nhằm thể hiện lòng hiếu kính và tri ân. Ông bà tổ tiên sau khi chết thì tùy nghiệp tái sinh vào lục đạo, các vị ấy không ở trên bàn thờ, và do nghiệp duyên nơi loài mà các vị ấy đã tái sinh vào cũng khác biệt nên không dễ hội đủ nhân duyên để can thiệp vào đời sống của chúng ta. Mặt khác, không nên xem loài Ngạ quỷ (đã đầu thai), phần lớn cộng cư với loài người, thường được loài người cúng thí thực phẩm là “những người chết mà họ không đủ duyên để đi đầu thai”.

Chúc bạn tinh tấn!






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/06/2016(Xem: 36607)
28/03/2016(Xem: 20283)
22/02/2016(Xem: 43806)
27/10/2015(Xem: 20796)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.