Quan điểm & giải pháp của Đạo Phật về vấn đề vong nhập?

23/01/20194:04 SA(Xem: 17129)
Quan điểm & giải pháp của Đạo Phật về vấn đề vong nhập?
QUAN ĐIỂM & GIẢI PHÁP CỦA ĐẠO PHẬT VỀ
VẤN ĐỀ VONG NHẬP?

vong_nhap_3
Ảnh minh họa
HỎI: Theo ghi nhận xưa nay, tình trng vong nhập (người âm nhập vào người dương) diễn ra trong xã hội rất phổ biến. Có những việc như vong nhập vào báo tên tuổi, địa chỉ của mình chính xác cho dù ở xa và không hề quen biết nhau; báo  do vì sao chết và  những oan khuất. Có vong nhập vào nói lên nỗi thống khổ, mong được cúng cấp và quy y Tam bảo v.v...
 
Gần đây có một số thầy giảng sư nói vấn đề vong nhập   tín, xem đó là dạng bệnh tâm thần phân liệt hoặc hội chứng rối loạn đa nhân cách. Li có s đông quý thy nói dng vong nhp là  thtTại sao lại có quan điểm trái chiều như vậy trong đạo Phật? Việc phủ nhận nhau như vậy ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề làm xáo trn lòng tin cũng như giáo Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vẫn để tình trạng này xảy ra trong suốt thời gian dài mà không chính thức lên tiếng phân định đúng sai? Xin hỏi quý Báo là quan điểmgiải pháp của đạo Phật về vấn đề vong nhập thế nào?

(VĨNH CAO, vinhcao8990@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Vĩnh Cao thân mến!

Trong thực tiễn đời sống xã hội, hiện tượng một người có biểu hiện lâm sàng tạm gọi là “vong nhập” theo dân gian hay “tâm thần” theo y học là có thật, thường hay xảy ra.

Trước hiện tượng này, giới y khoa hầu hết không tin vào bất cứ điều gì liên quan đến siêu hình như vong nhập, chỉ xem đó là một dạng bệnh lý thuộc rối loạn tâm thần, dựa trênsở y học để xây dựng phác đồ điều trị. Những trường hợp vượt quá trình độ của y khoa đương tại thì họ tiếp tục ghi nhận, nghiên cứu và sẽ công bố kết quả nghiên cứu cũng như hướng điều trị ở tương lai.

Ngược lại, trong dân gian không ít người tin hiện tượng đó là do vong nhập (người âm nhập, tà nhập, quỷ nhập, ma nhập). Niềm tin này có thể đến từ phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, hay tin vào những phán quyết của thầy bói, thầy bùa, thầy pháp, thầy cúng v.v... Họ hồn nhiên tin như vậy hoặc đã từng chứng kiến hay trải nghiệm hiện tượng ấy, và giải pháp cho vấn đề này là nhờ các thầy cao tay ấn cầu cúng trục đuổi vong ra khỏi người bị nhập, khuyến hóa vong linh tu hành để mau được siêu thoát.

Trong giới Phật giáo hiện tồn hai quan điểm trái ngược nhau. Một, tin vào hiện tượng vong nhập tựa như giới bình dân đã nói. Hai, không tin hiện tượng vong nhập, cho rằng đó là một dạng rối loạn tâm thần; nhưng khác với giới y khoa ở chỗ, hiện tượng đó không hẳn là do rối loạn thần kinh hay tổn thương ở não bộ (bởi khá nhiều trường hợp các xét nghiệm về não và thần kinh đều tốt) mà chính là những biểu hiện của nghiệp được lưu giữ trong tạng thức (thức thứ 8-Alaya) người ấy tự động lưu lộ ra. Vậy ai đúng, ai sai, thực chất của vấn đề là gì?

Trước hết, thiết nghĩ chúng ta nên thử tìm xem Đức Phật Thích Ca có nói đến vấn đề vong hoặc vong linh và vong nhập trong Kinh tạng Nguyên thủy (Pali) hay không?

Kinh Phật có nói đến vong linh! Kinh Tăng chi bộ (chương 4 pháp, phẩm Bánh xe, phần Udàyi), Phật dạy: Hoặc tại lễ tế đàn/ Hoặc tín thí vong linh/ Tế vật cúng xứng đáng/ Tế lễ tâm hoan hỷ/ Hướng đến ruộng phước lành. Kinh Tăng chi bộ (chương 4 pháp, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức), Phật dạy: Vị ấy tổ chức 5 loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Kinh Tiểu bộ (Chuyện Ngạ quỷ, phẩm 1- phẩm Con rắn, Chuyện Ngạ quỷ ngoại bức tường - Tirokuddapeta), Phật dạy: Bên kia thế giới các vong linh/ Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh…/ Đây  nghĩa v ca thân nhân/ Tôn trọng vong linh, đã cúng dâng. Xét theo từ nguyên và ngữ cảnh, vong linh đây chính là những chúng sinh trong loài ngạ quỷ đói khổ (được bố thí) cùng với một số loài quỷ thần (được hiến tế).

Lần tìm trong kinh điển, tuy chưa thấy cụm từ vong nhập nhưng Đức Pht có nói đến ma nhập (chính xácác ma nhập). Kinh Trung bộ (kinh Phạm Thiên cầu thỉnh, số 49), Phật dạy: Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây! Kinh Tương ưng bộ I (chương 2, Tương ưng Thiên tử), Phật dạy: Rồi Ác ma nhập vào Thiên tử Vetambarì nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn. Như vậy, hiện tượng ma nhậpđã được Thế Tôn nói đến trong kinh điển. Và như thế, vong nhập là vấn đềchúng ta có cơ sở kinh điển để y cứ và không tùy tiện phủ nhận một cách cảm tính về sự hiện hữu của nó.

Trở lại vấn đề, vì kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập nên bất cứ ai, vị giảng sư nào nói vấn đề vong nhập, ma nhập là mê tín thì cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali). Tuy nhiên, cần nêu cao chánh kiến tuyệt đối không nên quy chụp các hiện tượng tâm thần đều do vong nhập. Giải pháp cho vấn đề những ai có thân nhân mang biểu hiện tâm thần, trước cần đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được các nhà chuyên môn kiểm tra, điều trị.

Sau khi được trị liệu đầy đủ mà không thuyên giảm thì trong dân gian “hữu sự vái tứ phương”, trong Phật pháptinh thần phương tiện, chúng ta có thể nghĩ đến giải pháp hóa giải vong nhập. Trong tinh thần Phật pháp, mọi sự đều có nhân duyên, nên cần vận dụng từ tâm để khai thị, kêu gọi hỷ xả, sám hối để hóa giải oán kết, lấy từ bi rửa sạch hận thù, quy hướng Tam bảo cùng tu tập để mọi người đều được lợi ích an vui. Phật giáo không chủ trương các giải pháp bạo lực, bạo động thiếu từ bitrí tuệ, cốt lợi mình mà hại người.

Trong khi chờ đợi sự phán quyết của GHPGVN, mà cụ thể là Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, chúng tôi xin y cứ vào Kinh tạng Nguyên thủy để chia sẻ một số khía cạnh của vấn đề vong nhập trong tinh thần Trung đạo. Hàng Phật tử cần hiểu rõ tường tận vấn đề này nêu cao chánh kiến để giữ gìn niềm tin thanh tịnh vào Chánh pháp.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/06/2016(Xem: 36607)
28/03/2016(Xem: 20284)
22/02/2016(Xem: 43806)
27/10/2015(Xem: 20796)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.