Biên KiếnSở Tri Chướng. Xin Giải Thích Cho Tôi Biết Rõ Về Hai Từ Nầy?

27/08/201012:00 SA(Xem: 68371)
Biên Kiến Và Sở Tri Chướng. Xin Giải Thích Cho Tôi Biết Rõ Về Hai Từ Nầy?

 

van dap phat phapHỎI: Tôi đọc kinh thấy có đề cập đến Biên Kiến và Sở tri chướng , tôi có tra tự điển và một số tài liệu nhưng hiểu chưa rõ vậy, xin giải thích cho tôi biết rõ về hai từ nầy?.

 

TRẢ LỜI

1/ - Biên kiến là một trong năm ác kiếngồm cóThân kiếnBiên kiếnTà kiếngiới cấm thủ kiếnKiến thủ kiến .

Theo như đạo hữu hỏi trong thư, chúng tôi xin trích đoạn "Những Mộng Đàm về Phật Giáo Thiền Tông" của Quốc sư Mộng Sơn do Huỳnh Kim Quang dịch, (Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới ấn hành) nhằm nói rõ biên kiến như sau:

"Người chưa giác ngộ nghĩ rằng những niềm tin mà họ tưởng là thật, chính là căn nguyên, do đó, một khi họ đặt niềm tin vào bất cứ giáo nghĩa của trường phái nào, họ đều bác bỏ tất cả các trường phái khác. Một khi họ đặt niềm tin vào một người nào đó như là bậc đạo sư của họ, họ nghĩ rằng giáo nghĩa của mọi người khác đều là thấp kém, và ngay cả từ chối nghe bất cứ điều gì khác. 

Những người như vậy là những kẻ khờ dại nhất trong những người khờ dại .

Cũng có người ôm giữ mãi do dự và không quyết đoán, bởi vì những giáo nghĩa của nhiều trường phái và các vị đạo sư khác biệt nhau .

Thức ăn có nhiều mùi vị; cái nào có thể được xác định như là tinh chất? Như thể chất của con người khác nhau, vị giác của họ cũng vậy . Một số người thì thích ngọt bùi; một số người khác thì ưa thức ăn cay . Nếu các ngài nói rằng mùi vịmà các ngài thích là mùi vị tinh chất và phần còn lại là vô dụng, các ngài chính thật là kẻ khờ dại .

Như thế, theo giáo lý đạo Phật thì: bởi vì các ý thú tự nhiên của con người khác biệt nhau, có thể là, một giáo nghĩa đặc biệt nào đó, là giá trị đặc thù đối với một cá nhân nào đó được ban cho, nhưng nó trở thành sai lầm nếu người ta chấp chặt lấy nó như là điều duy nhất và chân lý duy nhất, để loại bỏ tất cả những giáo nghĩa khác ..."... (Trang 152)

Trong Kinh Tăng Chi (Anguttara Nikaya) có một kinh gọi là Kinh KamalaĐức Phật có nói với một Bà La Môn khi đến hỏi Phật :"Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn . Đừng tin tưởng điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì được nhiều người nói đi nhắc lại . Đừng tin tưởng điều gì vì là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng những thói quen đã có từ lâu khiến ta cho là đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng nhưng lại nghĩ rằng do một vị thần linh đã khai thị cho ta . Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì do các thầy có uy tín dạy . Chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, đồng thời có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có điều đó mới làm cho con người và cuộc đời được thăng hoa . "

2/ Sở Tri ChướngSở Tri Crướng (chỗ biết là chướng ngại), cũng còn gọi là Trí Chướng (Trí khôn là chướng ngại: Sự chấp nệ chỗ biết, chỗ chứng của mình ngăn bít cái Tánh Trí Huệ ....) là tất cả những điều hiểu biết do tâm ý thức, dù được cho là đúng, hoặc sai, đều thuộc phạm vi nhị biên , tương đối, không phải là bổn tâm thanh tịnh bất nhị, nếu còn giữ lại một mảy may tri kiến nào thì đều là còn có sở trụ, tâm còn bị vướng mắc, chưa giải thoát. Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy :"...Pháp còn phải xả bỏ, huống là phi pháp", là nghĩa này vậỵ

Sở tri chướng là một thứ tri thức hữu hạn; thứ trí này chỉ có khả năng hiểu biết "tục đế" những gì thuộc về "thế gian pháp". Nó trở ngại con đường tiến triển đến: nhất thiết trí, tự nhiên trí, vô sư trí và nhất thiết chủng trí của quả vô thượng bồ đề.

Hòa thượng Thích Hành Trụ giảng rằng:

- "Sở tri chướng" cũng gọi là Trí chướng, bởi ngu si mê ám, không hiểu thấu được sự tướng và thực tánh của các pháp, nên bảo là Trí chướng. Cái chướng này do bệnh "Pháp chấp" sanh ra ...(A Di Đà Sớ Sao, trang 246)

Hòa thượng Thích Duy Lực giảng rằng:

- "Sở tri chướng" : Tri kiến do bộ óc nhận thức được đều làm chướng ngại sự kiến tánh . (Danh Từ Thiền Học Chú Giải, trang 43)

Chúng tôi thiết nghĩ , chúng ta đang sống trong thế giới tương đối, có quy luật, có đúng, có sai, chúng ta cần có "sở tri" để biết đúng mà làm, biết sai mà tránh. Chỉ khi nào chúng ta giác ngộ lại bản thể chân tâm tuyệt đối (chư Tổ dùng chữ "tạm nói" để chỉ cái chuyện "tuyệt đối" này, vì có nói ra được là có "năng, sở" có đối đãi, làm sao mà mô tả "tuyệt đối", chư Tổ gọi tình trạng này là"gãi ngứa qua giầy"), thì lúc đó chúng ta đã" tuyệt kiến văn", đã bừng tỉnh khỏi cơn mê mụ của "kiến, văn, giác, tri" này, lúc đó chắc chắn chúng ta hết sở tri chướngđạo hữu ạ.

Tất cả chúng ta đều đang sống trong đời sống tương đối, đều đang ôm trong tâm đủ loại sở tri, chướng nhiều hay ít thì tùy người, không ai không bị sở tri chướng ngại đâu, chỉ có khác nhau ở sự chấp trước, người chấp chặt vào điều mình biết (sở tri) quá, thì bị cái "sở tri" nó "chướng" ngại nhiều . Buông xả bớt, thì cuộc đời nhẹ nhàng, trong đạo, ngoài đời đều nhẹ bớt mà thôi, đạo hữu ạ .

Chư Tổ nói rằng còn để trong tâm một chữ "tri", là còn cái cửa tai họakhông giải thoát , vì còn bị "sở tri" chướng ngại . Cho nên thôi thì đạo hữu và tôi, chúng ta cứ buông xả bớt cái " sở tri" nào có thể buông xả được, cho nó nhẹ bớt được tí nào hay tí ấy, gọi là " kiến dọn lâu cũng sạch tổ", hy vọng sở tri chướng sẽ giảm dần, cho đến khi nào tu hành tinh tấn đến bừng tỉnh khỏi cơn mê, sẽ chấm dứt sở tri chướng. Và ngay cả chấp vào Sở Tri cũng là chuyện phải xảy ra, chỉ khi nào chấp "chặt" thì mới trở thành Chướng.

Vậy làm cách nào để bỏ được thói quen chấp "chặt"?

Có hai vấn đề đặt ra :

1- Về tu hành, nếu muốn giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, mà trong tâm còn lại một niệm "biết" (tri), thì theo chư Tổ Thiền Tông, cũng còn là cửa tai họa, còn là " sở tri chướng", còn lưu lạcluân hồi trong đời sống nhị biêntương đối .

2- Về đời sống hàng ngày, tương đối, thì đã gọi là "tương đối", mọi người cư xử với nhau tuỳ theo " vọng tâm sinh diệt nhị biên", có người thiện tâm, có người ác tâm, người muốn chuyển hóa dòng nghiệp lực, hoặc vâng lời dậy dỗ của gia đình, trường học, tôn giáo, thì "tu tâm", tự mình cải hóa dần, từ tâm ác chuyển thành tâm thiện, đó là đời sống tương đốiđời sống đầy ắp sở triđạo hữu ạ . Vấn đề tình yêu khác tôn giáo cũng như khác chính kiến, khác giai cấp, là những vấn đề muôn thuở . Nên để đương sự tuỳ theo tâm họ mà giải quyết vấn đềNiềm tin chính của chúng ta, những người theo đạo Phật, là tin sâu nhân quả . Nếu hai người yêu nhau quá, không thể bỏ nhau, là họ đã có nhân duyên với nhau từ những kiếp trước. Nếu họ dùng tâm từ bi và tình yêu để xử với nhau, họ sẽ không làm cho nhau đau khổ đâu . Cổ nhân có cái thí dụ rằng mỗi người đều có hai tay . Nhưng khi đứng cạnh nhau, mỗi người phải tự đưa một tay về phía sau, thì đứng cạnh nhau mới thoải mái . Người Việt Nam chúng ta có từ ngữ " tế nhị" nếu mọi người đều hành xử tế nhị thì cuộc đời sẽ bớt nhiều đau khổđạo hữu ạ . Sống chung, mọi người đều phải nhường nhịn bớt, thì mọi sự sẽ trở nêntương đối ổn định, đời sống tương đối mà .

Trên đây là những lý thuyết, nhưng nếu ai đem lý thuyết ứng dụng được vào đời sống hàng ngày thì người ấy sẽ tránh được nhiều phiền não và có được hạnh phúc. Có một câu nói của một tác giả nào đó mà chúng tôi không nhớ rõ tên. Tác giả viết rằng: "Nếu đời cho ta một trái chanh, thì ta pha thêm nước và thêm một ít đường vào rồi hãy uống cho đỡ chua". Đúng như vậy, nếu chúng ta muốn bớt chấp trước, thì chúng ta nghe theo những lời khuyên này . Còn nếu chúng ta cứ nhất định phải " ăn quả chanh nguyên chất", thì cũng đành tùy duyên vậy .

BBT Thư Viện Hoa Sen

Để rộng bàn về vấn đề sở tri chướng, mời đạo hữu xem những lời thuyết giảng của TT Thích Nhật Từ dưới đây:

Bàn về vấn đề sở tri chướng

Con người lý tưởngcon người đáng quý ở trần gian, nhưng trong con mắt của Phật thì họ không đáng quý một chút nào. Bởi vì họ mang nặng một cái nghiệp lớn gọi là “Sở Tri Chướng”.

con người lý tưởngcon người tuyệt đối. Do đó họ rất khổ vì cứ muốn ngoại giới luôn vận động theo ý mình. Và qua đó chúng ta thấy rằng, đây là một điều phi lý hết sứccon người cứ muốn như thế. Vì căn bản mọi vật trên đời này, đều không thể tuyệt đối được. Nhưng con mắt “thấy” của con người trần gian là tuyệt đối, hay khao khát hướng đến sự tuyệt đối. Do đó mà con người khổ đau mãi không dứt. Cái này là cái khổ cốt lõi nằm trong tư duy, cách nghĩ của con người. Cho nên nó cũng là một cái sở tri chướng căn bản trong tinh thần chúng ta.

con người không có khả năng suy nghĩ một cách tương đối vượt không gian thời gian. Bởi vì con người nếu không giác ngộ thì chứa đựng cả núi nghiệp, và nghiệp lực của nó kéo chúng ta đi lê thê mãi không dừng lại được.

Nghiệp là vô hình, tinh vi làm nên cái bóng tối trong tinh thần con người. Vậy đi tu là để khám phá cái bóng tối vô hình này trong tâm lý mình. Vì thế nếu mình hiểu tới đâu thì cái bóng tối đó sẽ bị đẩy lùi ra xa, và thay bằng ánh sáng của sự hiểu biết. Và từ đó dần dần chúng ta mới phá bỏ được nghiệp chướng của mình.

Người thường gây tạo nghiệp ác, thì vô minh dày đặc khó khai phá thành người hiểu biết được. Vì từ bản chất họ đã nhận thức sai lầm về các hệ giá trị sống trong một thế giới hỗn độn như thế này. Do đó chúng ta nhìn vào thì thấy được nhân quả khổ đau của họ. Nhưng với họ thì có thấy như vậy đâu. Vì cái khó nhất của con người là không thể thấy mình sai lầm chỗ nào. Vì chính những con người giỏi nhất, thì cũng sẽ luôn sai lầm trong chính cái hiểu biết giỏi nhất đó của mình. Do đó cái nghiệp sở tri chướngvi tế và khó bỏ nhất. Vì chính nó là quyền lợi tinh thần của con người mà.

Nhưng người có thiện nghiệp phước đức nhiều, mà không có nhu cầu học tập khai trí khai tâm, thì cũng chấp thủ rất nặng nề. Do đó những người có nhiều may mắn thường sanh ngã mạn, tự mãn ít chấp nhận người khác, và không cầu học tập thêm nữa. Vì sự học tập lý thuyết đem vào ngày càng nhiều mà không hóa giải được, thì chỉ tạo thêm nghiệp chướng để che mắt mình thôi.

phước đức may mắn là nhờ tu “hạnh” tốt mà có, chứ không phải là tài năng của trí tuệ. Người có đạo đức tốt, biết tu thiện nghiệp thì chắc chắn là sẽ có phước đức nhiều. Và làm người bình thường sống trên đời chỉ cần đạt được điều này thôi thì cũng tốt rồi. Tuy nhiên phước đức có nhiều cách mấy đi nữa, thì cũng thuộc trí tuệ hữu vi. Do đó nó cũng là một thứ “sở hữu chướng” khác.

Nhưng học Phật là để quên chứ không phải là để nhớ. Vì có quên được thì mới giác ngộ được. Và khi bạn quên hết những hiểu biết hữu vi của mình đi, thì bạn sẽ có Niệm Định Tuệ, rồi sẽ có trí tuệ vô vi. Và chính ngay lúc đó là lúc bạn đã phá hết tất cả nghiệp chướng của mình rồi.

Vậy những người đi giảng pháp suốt ngày theo những ghi chép trong sách vở, thì rất khó tu chứng được. Vì căn bản là họ cứ phải nhớ lại tất cả, để nói đi nói lại mãi và để tạo thêm nghiệp chướng cho chính mình thôi. Vì nó sẽ tạo thành kinh nghiệm để cản trở khả năng nhận thức những cái mới của con người. Điều đó cũng giống như một họa sĩ tài hoa thì sẽ không phải là một ông thầy giỏi được. Nhưng đối với những người này phải cần có những người học trò giỏi, biết cách học tập được những cái tinh túy, mà ông thầy không thể nói ra.

Vì cái đầu con người cũng giống như cái cassette radio vậy. Nếu cái radio còn tốt thì nó sẽ bắt được nhiều tầng sóng mới. Điều đó cũng giống như một con ngườitinh thần cầu pháp luôn muốn học hỏi tiến bộ hơn. Còn như cái radio đã hư rồi, thì nó chỉ còn là cái cassette thôi. Và thế là ngày nào bạn cũng bỏ vào những cuộn băng cũ mà phát đi phát lại mãi…

Do đó con người học quá nhiều lý thuyết thì nên dừng lại, để đừng trở thành một cái máy cassette. Vì chúng ta cần phải thanh lọc tinh thần thông qua giáo pháp của Phật, chứ không phải lấy nó mà đội mãi trên đầu. Vì chúng ta đi tu là để thấy được sự vi diệu vô cùng của Phật pháp, chứ không phải để cầu phước đức phủ phê. Và để từ đó chúng ta nhìn ra cuộc đời này mới thấy nó lung linh xinh đẹp làm sao, chứ không phải là những con chữ khô khan kia.

ngôn ngữ là không thể nào diễn tả chính xác được các trạng thái tâm lý của con người đâu. Kể cả người giác ngộ thấy tánh đi nữa, thì họ chỉ có thể nói được một phần rất nhỏ nào đó thôi. Vì những chuyễn biến vi tế trong tâm lý con người là rất nhanh, ngoài khả năng nhận thức của chúng ta, thì làm sao nói về nó mà đúng được đây. Vì thế cho dù là Phật đi nữa khi nói về cái vô hình trong tâm lý mình thì cũng là tương đối. Là sự lập ngôn mang tính tượng trưng mà thôi.

Vậy bên trong mớ kiến thức về Phật học nó chứa cái gì, thì người học Phật phải biết để nói thì mới hấp dẫn người nghe. Nếu không, bạn cứ nói thuộc lòng như cái máy cassette như thế kia, thì quả là việc đời quá dễ dàng rồi.

Và những người nói pháp theo lý thuyết giáo điều, thì chỉ hấp dẫn được những người không biết đọc chữ thôi. Chứ đối với những người thấu hiểu tinh hoa cốt tủy của Phật pháp, thì họ chỉ nghe bạn nói trên tinh thần trùng tuyên lại những lời của Thế Tôn đã nói. Vì có những người không có lòng cầu pháp, không có nhu cầu học hỏi một cách tự nhiên, thì họ sẽ không thể nhận thức được Phật pháp, thông qua một hình thức diễn đạt mới. Và do đó có khi họ cho đó là tà đạo cũng không biết chừng.

Vì cái radio trong con người họ hư rồi, nên không thể bắt được những tầng số mới nữa. Do đó có người làm Tăng sống cả đời trong chùa, nhưng về Phật pháp họ mù mịt như những chiếc lá rụng xuống từ lâu lắm rồi. Vì người không có khả năng đọc hiểu thì tu bao nhiêu năm cũng thế thôi. Vì căn bản họ không đủ lòng tin rằng trên đời này lại có người sống vượt cả không gianthời gian.

Vì có những người suốt đời sống mãi trong những ngõ hẹp đèn vàng leo lét, thì làm sao tin rằng ngoài kia sẽ ngập tràn ánh sáng. Người cứ ôm ấp kỷ lưởng cái hình thức Phật giáo bên ngoài, thì làm sao qua sông để thấy chánh pháp. Do đó họ phủ nhận tất cả những gì nằm ngoài tầm hiểu biết của họ là đương nhiên. Nhưng cho dù bạn muốn hay không muốn điều đó xảy ra, thì nó vẫn cứ có mặt như thế trên cuộc đời này…

Vì những chiếc lá rụng xuống là để những mầm xanh mọc lên. Do đó nếu biết nhìn theo cái nhìn Phật pháp, thì khi bạn nhìn thấy những chiếc lá vàng rụng xuống, thì bên trong nó cũng có chứa những chiếc lá non xanh nữa. Điều đó cũng giống như bên trong mớ lý thuyết Phật pháp kia, là gương mặt sáng ngời của chân lý. Và chính điều này, nó cho phép bạn nắm bắt tất cả tạo vật trong thực tại vào bàn tay mình.

Do đó chúng ta thấy những người tự mãn, tự cao là những người bị che mắt rồi không thấy gì nữa, chứ không phải là người giỏi giang tài năng đâu. Họ là những người quá nặng nghiệp về cái sự học, cho nên tuy họ học rất giỏi về Phật pháp, nhưng sẽ không bao giờ hiểu được Phật pháp là cái gì cả. Vì từng hạt mưa, lá hoa cây cỏ và mây trời kia đều là Phật pháp, chứ cần gì sách vở chữ nghĩa cho nhiều….

Người mang sở tri chướng quá lớn, thì cũng sẽ sân hận hơn thua từng chút một. Vì thế trong quá trình tu học, họ sẽ trở thành pháp sư chuyên nghiệp rất khó tính. Và điều này đã đưa họ lên cao trong đám lục lục thường tài bình dân đời thường. Những người này đức Phật gọi là những ông sư rỗng. Vì họ chỉ biết trên văn bản sách vở mà thôi. Vì người thiện tri thức đích thực là ít nói. Mà có nói thì ngắn gọn giản dị sâu sắc, hoặc là không cần phải nói, mà chỉ ngầm hiểu với nhau thôi.

Trong truyền thống nhà Phật, là tất cả mọi việc đều có thể xảy ra khác hẳn với nhận thức ngoài đời. Do đó chúng ta đừng nên đánh giá con người theo phước tướng bên ngoài nhiều quá. Vì thánh nhân thường đãi kẻ khù khờ vô tâm. Chúng ta có nhiều khả năng một cách toàn diện, nhưng kẻ vô tâm không có khả năng gì cho nên nó đã trở thành một thắng lợi lớn rồi. Vì học Phật là đi về cái gốc của con người mà.

Và nếu bạn là người hiểu được Phật pháp, thì sẽ nhìn thấy cuộc đời này được bày ra rất công bằng. Vì bên trong cái VÔ LÝ như một sự bất hạnh kia là cánh cửa giải thoát. Và vì đầu óc bạn có sở tri chướng quá nặng, thì làm sao bạn hiểu cái vô lý ngược đời này được. Do đó cái gì cũng có cái giá của nó cả, chứ không ngon ăn đâu. Vì bạn có thể giỏi về mặt này, nhưng bạn lại yếu về mặt khác là đương nhiên…

Vì một đức Phật của quá khứ, đã làm xong vấn đề cứu khổ cho tinh thần con người rồi. Thì bây giờ một đức Phật của tương lai là sẽ cứu khổ cho họ về đời sống chứ. Có nghĩa là phải lấy tư tưởng minh triết cải tạo đời sống này, để có hòa bình ấm no hạnh phúc cho con người. Chứ mấy cái hệ ý thức triết học khùng điên cải tạo xã hội loài người đã thất bại rồi. Và việc làm của cả hai đức Phật cộng lại, thì sẽ cứu được con người thoát khỏi tai nạn từ bên trong tới bên ngoài. Vì đối với chúng sanh thì được sống trong niềm vui hạnh phúc tục đế ở trần gian là đủ rồi.

Do đó sao lại nói người này là tà đạo, và người kia là chánh đạo. Vì đạo lớn là không thay đổi, nhưng cái nhìn của con người thay đổi. Do đó chánh đạo đôi khi bị gọi là tà đạo. Còn tà đạo thì được tôn xưng là chánh đạo cũng không biết chừng. Vì đạo không có phải trái theo kiểu lý tưởng. Mà đạo muốn nói sao cũng đúng hết, do đó cái chính là con người có thiện hay không mà thôi. Vì tận cùng của đạo là chân lý, là sự toàn thiện như nhau, nhưng chỉ có sự lý giải về chân lý khác nhau đó.

Vì nói cho cùng, khi thế giới đi vào bế tắc, bởi sự xung đột của các hệ ý thức tà kiến gây ra, Thì lúc đó sẽ có một bậc giác ngộ ra đời, đem ánh sáng minh triết để khai thông thế giới. Vì trái đất của chúng ta là một hành tinh xanh có sự sống, cho nên nó sẽ không bị hủy diệt bởi mấy thằng khùng điên được. Cái đó gọi là thiện.

Do đó cái thiện là túi khôn chứa mọi sự hiểu biết tạo ra sự sống cho trần gian. Vì con người khác với cây cỏ thiên nhiên, nên sức sống của con người kém hơn thiên nhiên. Vì khi chúng ta không ghét người đó, thì chúng ta dễ dàng chấp nhận họ hơn, và chí ít thì cũng có thể hiểu được họ nói cái gì. Nhưng khi chúng ta cứ mang sự sân hận hơn thua trong lòng, thì làm sao chúng ta có khả năng hiểu được cái gì nữa. Vì những người ôm cứng lý thuyết, thì họ không hề biết rằng lý thuyết trên đời này đều tuyệt đối. Nhưng ngược lại tất cả mọi thứ xảy ra trong dòng đời này đều là tương đối. Và do nhầm lẫn chỗ này, nên con người luôn thấy mọi sự xảy ra chẳng theo ý mình gì cả…

 Và khi bạn nhận thức như vậy là bất như ý rồi, cho nên từ đó chúng ta khổ. Và khi khổ về mặt tư duy, thì con người sinh ra phản kháng. Còn khi khổ về mặt tình cảm đến tận cùng, thì con người sẽ sinh ra tấm lòng từ bi yêu thương con người.

Do đó vấn đề đang khổ của bạn là khổ về cái gì?

Vậy khi học Phật, chúng ta đừng bao giờ tự hào về cái sự học của mình. Vì nó mà nhiều quá thì lại là sở tri chướng mà thôi. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận việc học được. Vì giáo dụcnâng cao con người. Vì nó giúp chúng ta tiếp cận văn bản của kinh, luật, luận. Nhưng thông qua kinh, luật, luận là để chúng ta thấy được con người vô hình của mình như thế nào mà giải thoát cho nó. Từ đó chúng ta đã có tự do rồi muốn đi đâu thì đi chứ.

thế sự thông thái bao giờ cũng đi đôi với sự hài hước. Vì đó là niềm vui an lạc trong lòng. Vì tận cùng của tư duy phân tích là lý tưởng, là bi kịch. Còn tận cùng của tư duy tổng hợp là chân lý, là hài kịch. Từ hai con đường đó mà đã tạo ra đức Chúa Jesus của phương tây, khác hẳn với đức Phật Thích Ca của phương đông.

Vậy con người khó tính là con người không hạnh phúc. Vì họ không đủ thông thái và lòng bao dung để xử lý những vấn đề bên ngoài. Vì họ luôn đau khổ nhưng lại tự cao tự đại, từ đó mà dễ tự ái sanh ra xích mích lung tung. Vì con người nghiêm túc trong suy nghĩ chánh kiến của mình, bao giờ họ cũng nhận thức mọi vật xung quanh mình đều hài hòa ổn thõa. Vì họ biết rằng những gì không vừa ý mình, thì nó vẫn sẽ xảy ra, không chổ này thì ở chỗ khác thôi, nên để tâm đến nó làm gì cho mệt chứ.

Hãy nhớ! Cái gì phù hợp với tâm cảm của mình một cách sâu sắc thì nó sẽ trở thành văn hóa, thành cái đẹp.

Và do đó nó đã trở thành những nghiệp chướng vững chắc của mình rồi. Vậy người thành Phật, là người biết xóa bỏ tất cả tri thứcvăn hóa trong con người mình đi thì mới được. Điều này nó còn khó khăn hơn, là việc xóa bỏ kiến thứclý thuyết giáo điều từ sách vở nữa. Do đó chúng ta thấy tại sao thái tử Tất Đạt Đa lại sinh ra trong dòng dõi Sát Đế Lợi, chứ không phải là Bà La Môn. Vì ở tầng lớp Sát Đế Lợi,  Các Vương Tử không bị bắt buộc học tập theo kiểu nhòi sọ của Bà La Môn. Và do đó khi Thái Tử tự học xong Tứ Vệ Đà Kinh, cũng như sự chu du cầu học tất cả tri thức của ngoại đạo lúc bấy giờ. Thì lúc đó Thái Tử mới ngồi lại tập trung tinh thần mà phá bỏ hết nó đi. Do đó trong con đường tu học của Ngài là tự lực cánh sinh mà đi, chứ không theo đường lối thầy bà nào cả. Và sau khi thành Phật rồi, Ngài mới nói pháp để lại cho chúng ta như những công thức vậy. Ví dụ như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên…vv

Vậy một người đi tu theo bài bản lý thuyết có sẳn, trong một khuôn khổ ràng buộc nhất định, thì có thành Phật được hay không? Chắc chắn là không. Vì họ không đủ sức mạnh để vứt bỏ hết tất cả những cái đó đi…

Do đó, ngày nay nếu có ai đắc đạo thành Phật thì cũng vậy thôi. Vì đạo là linh hồn của vũ trụ có khắp mọi nơi, chứ không phải trong một tôn giáo nào. Người ta học thuộc lòng hết lịch sử văn minh thế giới, rồi văn chương nghệ thuật, thấu triệt hết bản chất của các nền văn hóa đông tây kim cổ, triết học, khoa học..vv. Nhưng cuối cùng người ta nhận ra rằng, vì mấy cái này mà lắm kẻ phải tự sát mà chết, nên người ta vứt bỏ hết luôn. Và cuối cùngthành Phật luôn. Và điều giải thích này nên hiểu là một logich hợp lý, chứ không có gì khó hiểu cả.

Vì thế nói đến sở tri chướng, là nói đến tri thứcvăn hóa của con người. Nó giống như máu xương của chúng ta vậy. Vì hai cái này là những người có tư tưởng đều có cả. Vậy cứ nói suông rằng phải có tâm rỗng không để cầu đạo thì dễ nói quá. Nhưng làm sao đạt được nó thì không biết. Vì khi ai không phù hợp với cái gu văn hóa của mình, thì khó chịu xa lánh người ta. Cũng như ai không đồng tri thức với mình thì coi thường họ…

Vì bạn phải biết rằng: Chỉ có người nào giác ngộ đạt đến toàn giác là mới bỏ xuống được tri thứcvăn hóa của mình trong giây phút đó thôi. Nhưng sau đó họ sẽ nhận lại nó như một hài nhi, đã được tắm rữa sạch sẽ trong dòng sông ánh sáng. Hay nói khác hơn đối với Phật, thì tri thứcvăn hóa trong con người Ngài có cũng như không, và không cũng như có. Vậy thì còn lại tất cả những ai đã tự cho mình là tài giỏi, thì cũng đều dựa vào hai cái này hết. Nhất là những người đi theo con đường “hương nguyện” luôn luôn cố gắng trong mọi vấn đề, mà không suy nghĩ gì cả.

Tóm lại, khi nói đến sở tri chướng, là nói đến khả năng nhận thức của con người. Đối với người trẻ thì không kiểm soát được khả năng này, nên nhiều khi trở thành mù quáng mà phản kháng lung tung, dù chưa biết đúng sai chỗ nào. Trái lại đối với người già thì khả năng này lại yếu, nên trở thành bảo thủ. Tuy nhiên đối với người chân tu và là hàng cao tăng đắc đạo, thì họ không còn sở tri chướng nữa. Vì thế Phật dạy chúng ta phải vâng lời theo hàng trưởng lão này, là sẽ có công đức rất lớn... Nhưng sở tri chướng sẽ luôn có ở tất cả mọi người, nếu như họ không muốn hiến dâng đời mình cho chúng sanh đau khổ...

(Theo Đạo Phật Ngày Nay)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/06/2016(Xem: 36805)
28/03/2016(Xem: 20542)
22/02/2016(Xem: 44143)
27/10/2015(Xem: 20934)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.