TRẢ LỜI:
Tứ Cú là bốn câu hay còn gọi là bốn mệnh đề, dùng để diễn tả mọi sự mọi việc trong thế giới tương đốị Tất cả tri kiến tư tưởng của nhân loại không ra ngoài bốn thể diễn tả nàỵ Đó là: (1) Có, (2) không, (3) cũng có cũng không, và (4) chẳng có chẳng không. Thí dụ như tứ cú của vô thường là (1) thường, (2) vô thường, (3) cũng thường cũng vô thường, và (4) chẳng thường chẳng phải thường.
Còn Tứ cú kệ, theo Cụ Đoàn Trung Còn, là “một bài kệ tóm lược trong bốn câu chứa đựng hết ý nghĩa đạo lý. Chư Phật chư Tổ thường dùng Tứ cú kệ truyền cho đệ tử hoặc để khai ngộ hay để phó chúc. Người hữu duyên nghe một Tứ cú kệ, có thể giác ngộ mà tu cho tới thành đạọ Thí dụ bốn câu kệ:
Chư
ác mạc ác
Chúng
thiện phụng hành
Tự
tịnh kỳ ý
Thị
chư Phật giáọ
Bốn câu kệ ấy tóm lược hết giáo lý của Phật.” (Tự Điển Phật Học Quyển 3)
Tuy nhiên, theo Hoà Thượng Duy Lực ghi chú trong bản dịch Kinh Kim Cang thì Tứ cú kệ cũng là Tứ cú. Chẳng lọt vào Tứ cú là thực hành theo Tứ cú kệ.
Tứ Cú Kệ:
Có
là cú thứ nhất,
Không
là cú thứ nhì,
Cũng
có
cũng không là cú thứ ba,
Chẳng
có
chẳng không là cú thứ tư
Chẳng
lọt
vào tứ cú là thực hành theo tứ cú kệ. (Ghi chú hết)
http://www.thuvienhoasen.org/u-kkimcang-01.htm
Và Hoà Thượng Thanh Từ giảng “..người ứng dụng thọ trì 4 câu kinh Kim Cang là chẳng chấp tướng, như như bất động, hay vì người diễn nói cũng đều là bất thủ tướng, như như bất động...” Như như bất động là gì? tức là Như Laị không từ đâu đến và không đi đâụ..” http://www.thuvienhoasen.org/u-kcgg32.htm (Kinh Kim Cang Chư Gia giảng: “Như như bất động là người học đạo, nếu tự nói mình biết đặng, tỏ ngộ đặng, giải thoát đặng, hiểu như thế thì có động tâm, tức phải sanh diệt. Bằng không tâm ấy thì cả thảy pháp đều chẳng động. Chẳng động thì trong ngoài đều như, cho nên nói: “như như bất động”.)
Theo ý kiến của dịch giả Kinh Kim Cang Chư Gia (Tam tạng Pháp Sư Cưu Ma la Thập dịch kinh và 53 nhà chú giải) thì: “Phật tổ thuyết kinh này trước sau là 14 lần nói về Tứ cú kệ mà không chỉ ra cho đích xác còn mỗi khi nói Tứ cú kệ đều có nói thọ trì và trên có chữ nãi chí dưới có chữ đẳng.
Phải biết nghĩa chữ: thọ trì là tự mình dụng lực: Thọ lãnh trong lòng là thọ, ghi nhớ không quên là trì nãi chí cho đến, đẳng là cái bọn (số nhiều). Ấy là cái mật nghĩa của Ngài có ý muốn để cho chúng sinh tự mình tìm hiểu lấy mà thôị
Mật nghĩa ví cũng như câu xai bài đố nếu nói rõ ra thì chẳng những là hết cả cái mật ý của nó mà lại làm cho mất hết một phần chú ý của độc giả nữạ
Ngài thương cả thảy chúng sinh như mẹ thương con nên trong bốn mươi mấy năm thuyết pháp ba trăm ngoài độ mỗi mỗi đều chỉ dạy cặn kẽ đinh ninh mà còn không tiếc huống chi là Tứ cú kệ. Sở dĩ chẳng nói ra là nguyên nhân ấỵ
Chúng tôi đã đọc kinh Kim Cang lẽ cố nhiên dầu chưa thấu lý ráo rốt cũng có lẽ hiểu đặng một ít phần, nhưng chúng tôi là con nhà Phật nên thể theo ý của Phật không dám chỉ rõ rạ Tuy vậy mà cũng ráng thỏ thẻ đôi lời là giải nghĩa chữ: Thọ trì, nãi chí và đẳng đó, đặng cho lộ cái tiêu tức mối mang của Tứ cú kệ một chút đó thôị
Vậy thì người học đạo phải dụng tâm lực xét cần nghiên cứu cho thấu đáo nghĩa lý của bộ kinh này hẳn thấy Tứ cú kệ hiện tướng rõ ràng trước mặt.” (trang 392)
Cũng trong Kinh Kim Cang Chư Gia, Nhan Bính giải như sau: “Tứ Cú Kệ là nhãn mục của bộ kinh nầy, tuy chú giải đã mấy trăm tay, nhưng chưa có ai chỉ rõ chỗ căn cước (hạ lạc) đặng. Phần nhiều không tự hiểu Tứ cú kệ của mình, chỉ bo bo tìm tòi trong kinh sách. Dầu cho tìm đặng đi nữa, cũng là câu chết trong kinh, chớ đâu phải là câu sống? Câu sống là <<bấy giờ>> mới phảị Tuy vậy, cũng phải bổn thân thấy biết mới đặng. Kinh Phật Nhãn có nói: <<Ngàn lời muôn tiếng chẳng bằng tự mình gặp mặt>>. Dầu không nói cũng phân minh; cần phải tự mình xét lấy, quyết chẳng nên cỡi trâu mà tìm trâụ”
Bằng đem bảy báu bao nhiêu mà bố thí, cũng chẳng bằng phát tâm Bồ đề, thọ trì Tứ cú kệ của mình, rồi vì người mà thuyết pháp, khiến cho hết thảy chúng sinh đều đặng thấy tánh thành Phật, thì phước này hơn phước kiạ...” (trang 398)
BBT TVHS (Tịnh Thuỷ)
TRẢ LỜI : Tứ cú là một vấn đề rất quan trọng đối với luận lý biện biệt của Phật giáo nên không thể nói vắn tắt quá được. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng tóm gọn vấn đề để ông dễ theo dõị Tứ cú là hình thức phân loại chư pháp (vạn hữu) còn gọi là "Tứ pháp cú", tiếng Phạn là càtuskotica, tức lấy một tiêu chuẩn là A, hoặc hai tiêu chuẩn là A và B mà đem chư pháp phân ra làm 4 loại, tức "Tứ cú" .
Đệ
nhất cú : là A (tức phi phi A), tức "chẳng phải chẳng là
A"
Đệ
nhị
cú : phi A (không phải là A)
Đệ
tam
cú : diệc A diệc phi A (là "A" mà cũng là "chẳng phải
A")
Đệ
tứ
cú : "Diệc phi A, diệc phi phi A"("cũng không phải A" mà
"cũng không phải không là A") .
Thường thì "phi A" tức "B" nhưng trong mọi trường hợp, "A" và "phi A" đều có sự bao hàm quan hệ lẫn nhaụ Đối với vấn đề "có" và "không" mà nói thì tứ cú gồm có Hữu (có), Vô (không), Diệc hữu diệc vô (cũng là có mà cũng là không), Phi hữu phi vô (chẳng có mà cũng chẳng không) gọi là "Hữu -Vô tứ cú" .
Trong kinh luận thường thấy hình thức tứ cú pháp để giải thích các loại nghĩa lý, như phẩm Vô sanh tứ cú ở quyển nhất Trung luận chủ trương "Bất tự sanh, Bất tha sanh, Bất cộng sanh, Bất vô nhân sanh". Thiên Aùp ly tứ cú ở quyển 25 -Câu Xá luận chủ trương"Aùp nhi phi ly, ly nhi phi áp, Diệc áp diệc ly, Phi áp phi ly". Thành Duy thức luận quyển nhất nêu "Nhất dị tứ cú" của ngoại đạo như sau :"Nhất, Dị, Diệc nhất diệc dị, phi nhất phi dị". Quyển 3 Pháp Hoa văn cú mục Quyển bảo tứ cú cho rằng "Quyền, Thật, Diệc quyền diệc thật, phi quyền phi thật". Ngoài ra đối với hữu và không, thường và vô thường, mình và người, sạch và dơ, đều có thể dùng phép Tứ cú để mà biện biệt .
Trong Tứ cú thì Đệ nhất cú là đơn thuần khẳng định gọi là "Đệ nhất đơn cú". Đệ nhị cú là đơn thuần phủ định gọi là "Đệ nhị đơn cú". Đệ tam cú là phức hiệp khẳng định gọi là "Đệ tam câu cú" hay "Song diệc cú". Đệ tứ cú là phức hiệp phủ định gọi là "Đệ tứ câu phi cú" hay "Song phi cú". Tuy nhiên chân lý của Phật giáo không dùng phép Tứ cú đó để nắm bắt lý luận vì Phật giáo chủ trương tất cả đều "Không", chẳng có gì để "Đắc"; cho nên quyển nhất sách Đại thừa huyền luận nói :"Lý chân đế xa rời"Tứ cú", "Bách phi". "Bách phi"là đối với mọi khái niệm "Hữu" "Vô" đều thêm chữ "Phi" để biểu thị ý phủ định. Điêù này có nghĩa chân lý của Phật giáo không cần, không nên lấy "Tứ cú" mà phân biệt, đồng thời cũng vượt khỏi ý niệm phủ định của Bách phi" .
Xin nói cho rõ thêm về Tứ cú -bách phị Tứ cú- bách phi là dụng ngữ "Chân không vô tướng bất khả đắc" để phá trừ tà kiến mê chấp đối đãi hữu -vô của chúng sinh . Đây là khái niệm hay dụng ngữ mà Tam luận tông và Thiền tông hay dùng để tiếp dẫn học nhân . Cái gọi là Tứ cú thông thường chỉ "Hữu, vô, diệc hữu diệc vô, phi hữu phi vô" hoặc chỉ "khẳng định, phủ định, bộ phận khẳng định bộ phận phủ định, cả hai đều phủ định" để phán đoán mọi luận nghị mà trong thiền lâm thường là chỉ phép Tứ liệu giản của Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền :"Đoạt nhân bất đoạt cảnh, đoạt cảnh bất đoạt nhân, nhân cảnh cộng đoạt, nhân cảnh cộng bất đoạt". Ngoài ra sách Duy Ma kinh Huyền sớ cho rằng thuyết Tứ cú có hàng chục loại, còn Bách Phi chỉ hàng trăm loại phủ định. Kinh Bắc Bổ Đại Niết bàn, quyển 21 mới nói biết bao phủ định về Niết bàn của Như Lai là phi hữu, phi vô, phi hữu vi, phi vô vi, phi hữu lậu, phi vô lậu, cho đến phi quá khứ, phi vị lai và cả phi hiện tạị Cho nên phải thấy rằng "Tứ cú - bách phi" chỉ dựa cơ sở trên lập trường của phán đoán và nghị luận mà thiết lập khái niệm giả danh, nhưng tông chỉ chí cực của Phật giáo lại vượt cả lên trên các khái niệm giả danh đó để mà đạt đến cảnh giới"ngôn vong, lự tuyệt". Cũng do đó mà thiền lâm mới lưu truyền câu danh ngôn "Ly tứ cú, tuyệt bách phi". Các công án lừng danh liên quan đến "Ly tứ cú, tuyệt bách phi" của Thiền tông truyền lưu đến ngày nay thật nhiều, và đó chính là kim chỉ nam của kẻ tham thiền, biện đạo vậy .
Còn "Tứ cú kệ" hoàn toàn khác với "Tứ cú" hay "Tứ cú pháp", bởi nó chỉ các thi kệ Phật giáo hình thành bằng bốn câu thợ Kệ tụng do sách Phật ghi chép phần nhiều gồm bốn câu, nhưng số chữ mỗi câu thì không nhất định. Tứ cú kệ thường hàm chứa yếu nghĩa kinh luận Phật giáo, cho nên trong kinh thường nói dùng Tứ cú kệ dạy người hoặc trì thọ tứ cú kệ, đều được công đức rất lớn, như phẩm Ứng hoá phi chân phân đệ tam thập nhị kinh Kim Cương viết :"Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát Bồ tát tâm giả, trì ư thử kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng vi nhân diễn thuyết, kỳ phước thắng bi", hoặc ở quyển hai kinh Đại thừa bổn sanh tâm điạ quán viết :"Khuyên chư chúng sinh, cùng phát tâm này, lấy chân thật pháp ở tứ cú kệ, pháp thí cho người khiến họ hướng về Vô thượng chính đẳng Bồ đề, nên gọi là Chân thật Ba la mật đa". Như vậy, Tứ cú kệ không chỉ nhất thiết một bài kệ nào mà chỉ chung kinh điển nào Phật giáo cũng được, hay sâu hơn là hàm ý chỉ yếu lý Phật pháp .
(Nguyệt san Giác Ngộ số 41 -8/1999)