Quan Điểm Của Phật Giáo Về Pháp Môn Niệm Phật

27/08/201012:00 SA(Xem: 25350)
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Pháp Môn Niệm Phật
Đã từ lâu, tôi phát tâm tu tập pháp môn niệm Phật, niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, cầu vãng sanh Tịnh độ. Tôi cảm nhận được sự an ổn thân tâm và dần thiết lập được niềm tin vững chắc vào pháp môn. Gần đây, một người bạn cho tôi mượn 2 bộ VCD, "Tiến trình niệm Phật" và "Đất" của thầy Chân Quang. Xem xong 4 đĩa VCD này tôi thật bàng hoàng vì những lời giảng vô cùng lạ lẫm, đơn cử như "Niệm Phật đừng nguyện thành Phật mà thành đất…" (VCD - Đất) hay "Niệm Phật thành đất, chắc gì được vãng sanh mà nguyện…" (VCD - Tiến trình niệm Phật). Vậy, kính mong quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về pháp môn niệm Phật mà tôi đang hành trì để giữ vững niềm tin trong quá trình tu tập.

TRẢ LỜI: Niệm danh Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ là pháp tu phổ biến của các hành giả Tịnh Độ tông. Tịnh Độ là một trong những tông phái lớn của Phật giáo Bắc truyền, có kinh luận y cứ rõ ràng, được chư vị Tổ sư thế thứ truyền thừa, rất nhiều hành giả niệm Phật được vãng sanh (Tứ chúng vãng sanh truyện). Đặc biệt, Tịnh Độ tông có số lượng tín đồ đông đảo, nhất là ở các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam. Vì vậy, thật xác đáng khi nhận xét "Ở các xứ Bắc tông Phật giáo, những người xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà chiếm phần tối đa" (Thích Thiền Tâm, Niệm Phật thập yếu, tr.14).

Khởi nguyên, giáo nghĩa Tịnh độ được hình thành và phát triển ở Ấn Độ, là một đường lối tu tập nhưng chưa hình thành tông phái. Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc (cuối thế kỷ thứ I), khoảng thế kỷ thứ III, kinh điển Tịnh độ mới xuất hiện và đến thế kỷ VI thì giáo nghĩa Tịnh Độ tông xem như hoàn chỉnh. Ngoài ba bộ kinh nền tảng là kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, còn có Vãng sanh Tịnh độ luận (Thế Thân) và rất nhiều kinh điển Đại thừa ca ngợi tư tưởng Tịnh độ như Hoa Nghiêm, Phương Đẳng, Bửu Tích…

Khai sáng Tịnh Độ tông Trung QuốcSơ tổ Huệ Viễn (333-416). Ngài thành lập Bạch Liên xã, tổ chức tu tập niệm hồng danh Phật A Di Đà tại chùa Đông Lâm, ở Lô Sơn. Sau đó, liên tông chư Tổ thế thứ truyền thừa đến Ấn Quang đại sư (1862-1940), Tổ sư thứ mười ba. Tại Việt Nam, giáo nghĩa Tịnh độ được truyền vào rất sớm, "sự có mặt của giáo lý Tịnh độViệt Nam được đánh dấu chậm lắm là vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười một" (Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tr.202). Theo Thiền uyển tập anh, năm 1141 chùa Quỳnh Lâm đã tạc tượng Phật A Di Đà. Đời Trần, Trần Thái Tông (1218-1277) đã chủ trương tu tập niệm Phật (Khóa hư lục). Đến Trần Nhân Tông (1258-1308) đã xác định rõ, "Phật tử nước ta thời ấy, niệm Phật là niệm Đức Phật A Di Đà" (Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Thái Tông, tr.275).

Đường lối tu tập của Tịnh Độ dựa trên ba nguyên tắc Tín - Nguyện - Hạnh. Tín thâm, nguyện thiết và hạnh chuyên là cơ sở vững chắc để thành tựu vãng sanh. Có nhiều phương thức niệm Phật nhưng trì danh niệm Phật rất thích hợp với quần chúng, số đông. Vãng sanh Cực Lạc là kết quả của những hành giả tu tập niệm Phật đạt đến nhất tâm. Dù quả vị trong chín phẩm có cao thấp, thượng hạ, song được sanh về Tịnh độ chắc chắn sẽ "bất thối", không còn đọa lạc, theo thời gian sẽ đến ngày chứng quả Vô sanh. Mặt khác, theo kinh Vô Lượng Thọ, với 48 lời nguyện của Đức A Di Đà, thì ngoài tự lực còn có tha lực nên niệm Phật trở thành pháp môn "dễ tu, dễ chứng". Do vậy, Tịnh Độ tông truyền bá rất rộng rãi, được nhiều người hưởng ứng, tu tập.

Như vậy, niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độpháp môn tu tập chính thống của Phật giáo, không một ai có thể bài bác, đả kích hoặc phủ nhận. Thiền sư Thiên Như khẳng định "Đời mạt pháp về sau, bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu ai không tin, tất sẽ bị đọa địa ngục" (Thiên Như ký ngữ - Thích Thiền Tâm, sđd, tr 15). Những ai có duyên với pháp môn niệm Phật thì hãy giữ vững niềm tin vào Chánh pháp, nỗ lựctinh tấn hơn nữa để niệm Phật đạt đến nhất tâm.

Trở lại vấn đề 2 bộ VCD, "Tiến trình niệm Phật" và "Đất" của thầy Chân Quang, theo chúng tôi, trong thuyết phápvấn đề đối cơ, tức tùy căn cơ của hội chúng mà nói pháp. Bạn nghe xong 2 bộ VCD ấy cảm thấy "bàng hoàng vì những lời giảng vô cùng lạ lẫm" có thể do bạn không phải là người đương cơ để cảm nhận những vấn đề thuộc "ý tại ngôn ngoại"!? Đã xác định mình không phải đối tượng của "pháp thoại" ấy thì hãy xem như "gió theo lối gió, mây đường mây", do đó bạn cứ an tâm tu tập với pháp môn của mình.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2010(Xem: 39768)
27/08/2010(Xem: 112519)
27/08/2010(Xem: 32663)
27/08/2010(Xem: 26658)
27/08/2010(Xem: 76275)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.