Biết rõ việc đang làm

23/07/20184:02 SA(Xem: 10542)
Biết rõ việc đang làm
BIẾT RÕ VIỆC ĐANG LÀM
Nguyễn Duy Nhiên
 
Huyen Khong Son ThuongTrong bài kinh Tứ niệm xứ, Bốn lãnh vực quán niệm, đức Phật có dạy cho chúng ta cách thực tập chánh niệm như sau,

   “Khi đi, vị khất sĩ lại cũng ý thức rằng mình đang đi; khi đứng, ý thức rằng mình đang đứng; khi ngồi, ý thức rằng mình đang ngồi; khi nằm, ý thức rằng mình đang nằm. Bất cứ thân thể mình đang được sử dụng trong tư thế nào, vị ấy cũng ý thức được về tư thế ấy của thân thể…

    Khi đi tới hoặc đi lui, vị khất sĩ cũng biết rõ việc mình đang làm; khi nhìn trước nhìn sau, cúi xuống, duỗi lên, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi mặc áo, mang bình bát, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi ăn cơm, uống nước, nhai thức ăn, nếm thức ăn, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi đại tiện, tiểu tiện, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng, hoặc im lặng, vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm.”

    “Furthermore, when going forward and returning, he makes himself fully alert; when looking toward and looking away... when bending and extending his limbs... when carrying his outer cloak, his upper robe, and his bowl... when eating, drinking, chewing, and savoring... when urinating and defecating... when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and remaining silent, he makes himself fully alert.

Biết rõ việc mình đang làm

Trong đoạn kinh ấy, Phật dạy chúng ta hãy đem chánh niệm vào tất cả những việc mình làm trong đời sống hằng ngày. Ngài không bỏ ra ngoài bất cứ một việc làm nhỏ nhặt nào hết, thận trọngchú tâm mỗi khi làm một gì, dù có tầm thường đến đâu, “vị ấy cũng biết rõ việc mình đang làm”, he makes himself fully alert.

Theo như lời dạy thì trong bất cứ một hoàn cảnh nào, dù có thể là ngay giữa những khó khăn hay khổ đau, chúng ta cũng vẫn có thể tu tập được. Vì bất cứ một việc làm nào của ta cũng có thể giúp mình tiếp xúc được lại với sự vận hành của pháp. Điều kiện giác ngộ đang có mặt ở mọi nơi chung quanh ta, nếu như ta đừng nắm bắt hay xua đuổi một kinh nghiệm nào, và chỉ cần “biết rõ việc mình đang làm” mà thôi.

Và có lẽ Phật cũng muốn nhắc nhở rằng, thật ra chúng ta đâu cần phải đợi chờ một hoàn cảnh thuận lợi, hay tìm kiếm một pháp môn đặc biệt nào, mà chỉ cần có mặt và thấy rõ những tư thế, phản ứng, cảm xúc, tâm ý của mình trong mỗi việc đang làm, ngay bất cứ nơi nào mà mình đang có mặt.

Ta có thể nào luôn biết được chăng?

Nhưng chúng ta có thể lúc nào cũng “biết rõ việc mình đang làm” không? Việc ấy có thể thực hiện được chăng? Trong đoạn kinh trên, đức Phật kể ra tất cả những hành động bình thường trong đời sống hằng ngày. Ngài không hề nói việc làm nào là quan trọng hơn việc nào, tất cả đều cần phải được biết rõ như nhau.

Có lần trong một buổi nói chuyện, tôi có chia sẻ về đoạn kinh trên với mọi người. Sau đó, có một bạn đến nói rằng, nếu như trong cuộc sống hằng ngày mà ta cứ phải liên tục chú ý đến mỗi hành động chi li của mình, thì việc ấy không thực tế chút nào, mà còn là chuyện bất khả thi nữa!

Tôi nghĩ nhận xét của người bạn ấy cũng có phần nào đúng, chúng ta khó có thể nào mà cứ liên tục chú tâm đến mọi việc xảy ra.  Nếu như “Ta” lúc nào cũng cứ phải chú ý đến từng hành động, mỗi việc làm của mình, thì chắc chắn sẽ là mệt mỏi lắm.  Nhưng chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn lời Phật dạy về việc “biết rõ việc mình đang làm”,  với một cái nhìn rộng lớn hơn.

Với một thái độ buông thư và rộng mở

Các vị thiền sư thường hay nói về một cái tánh biếtknowing, sẵn có trong tất cả chúng ta.  Có lẽ là “Ta” sẽ không thể nào biết rõ hết mọi việc mình đang làm, nhưng “cái biết”, knowing, tự nó có thể làm được việc đó. Khi ta rộng mở và để yên, thì cái biết của mình sẽ phát sinh lên tự nhiên thôi. Không cần cố gắng tai ta vẫn nghe, không cần nỗ lực mắt ta vẫn thấy… Mà nhiều khi, những cố gắng của ta lại thường gây nên những khó khăn và trở ngại không cần thiết, vì đó là sự dụng công của một cái Tôi, cái Ngã. Và thường khi hễ cái Ngã có mặt thì cái Biết tự nhiên sẽ vắng mặt.

Ta không thể “biết rõ việc mình đang làm” bằng một sự dụng công hay gắng sức nào, nhưng chỉ có thể bằng một thái độ buông xả và rộng mở, cho phép những gì đang có mặt được có mặt, để thấy rõ những gì đang xảy ra. Vì khi ta rộng mở ra, thì cái "Ta" của mình sẽ bớt đi năng lực kiểm soát chủ quan của nó, và nhờ vậy mà cái thấy biết của mình cũng sẽ dễ dàng có mặt hơn trong giờ phút hiện tại.

Mà thật ra ta cũng không cần trở về với giờ phút hiện tại, bởi vì hiện tại lúc nào cũng đang hiện hữu, ta có đi nơi nào khác đâu mà cần phải trở về? Vấn đề khởi lên khi “Ta” cố gắng để có mặt trong giờ phút hiện tại này. Cũng như một con cá thong dong giữa đại dương lại cố gắng trở về lại với nước, hay con chim đang bay trong không trung lại muốn tìm kiếm một bầu trời. 

Nếu như ta bớt đi sự tìm kiếm của mình thì hiện tại chỉ là một thực tại đang-là tự nhiên thôi. Hiện tại đâu phải là một khoảng không gian hay thời gian đóng kín hay giới hạn nào, mà ta phải cố gắng mới có thể bước vào.  Chỉ cần biết buông ra thì hiện tại nhiệm mầu sẽ có mặt.

Và được như vậy rồi thì đi đến bất cứ nơi nào, hay đang ở trong một hoàn cảnh nào, ta cũng có một cơ hội để sống trong chánh niệm và tỉnh giác“when going forward and returning, he makes himself fully alert…”

Nguyễn Duy Nhiên

Bài đọc thêm:
Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác (Hoang Phong dịch)
Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở (Hoang Phong dịch)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/02/2018(Xem: 13433)
02/06/2017(Xem: 28781)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.