1. Mở Đầu

01/09/201012:00 SA(Xem: 41058)
1. Mở Đầu

VÔ NGÃ
Thích Trí Siêu
Nhà xuất bản Phương Đông 2007

1. Mở Đầu 

Mục đích chân chính của người tu Phật là cầu giác ngộ, giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải thoát ai? Và tại sao phải giải thoát? 

Chúng ta khổ nên cầu giải thoát? Nhưng ai làm chúng ta khổ và ai giam giữ chúng ta chứ? Người đời làm chúng ta khổ, cuộc đời giam giữ chúng ta chăng? Chính cái Ta làm chúng ta khổ, và cũng chính cái Ta giam giữ chúng ta trong luân hồi sinh tử. Vì nếu không có Ta thì ai chịu khổ, không có Ta thì ai sinh, ai tử? 

Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã. Khi căn bệnh này hết thì sinh tử không còn, gọi là giải thoát. Muốn khỏi bệnh, điều trước tiên là phải ý thức được mình có bệnh, sau đó mới đi tìm thuốc. Thuốc trị bệnh chấp Ngã chính là giáo lý Vô Ngã, bàng bạc trong các bộ kinh Nikaya và A Hàm (Agama). Phật giáo Đại thừa chuyên nói về tánh Không, trong đó có hai loại: Ngã KhôngPháp Không. Ngã Không cũng chính là Vô Ngã

Thông thường, để trị bệnh chấp Ngã chúng ta hay nói đến phương pháp phá Ngã. Khi bị người khác mắng chửi, đánh đập mà không phản ứng, nhịn nhục, cố gắng thản nhiên coi như không thì được gọi là phá Ngã. Nhưng phương pháp này không được bảo đảm cho lắm, vì nhiều khi bề ngoài nhịn nhục nhưng bên trong rất bực tức hoặc nếu không bực tức thì cái Ngã sẽ nói: 'Ta là người nhịn nhục hay nhất !", và như thế cái Ngã không bị phá chút nào mà lại tăng trưởng thêm. Không nên phá Ngã mà chỉ cần hiểu Vô Ngãtu tập Vô Ngã. Vô Ngã không những vừa là nền tảng vừa là mục tiêu chứng đắc của các bậc A La Hán, mà cũng là nền tảng cho hành giả tu tập Không Tánh của Đại thừa Bồ tát

Trong tập sách này, tôi sẽ nói sơ về Vô Ngã qua bối cảnh của Tứ Diệu Đế và sau đó, mục đích chính là giới thiệu đến bạn đọc hai phương pháp tu tập Vô Ngã: phương pháp thứ nhất dùng biện chứng phủ định của Trung Quán, phương pháp thứ hai là pháp thiền Tứ Niệm Xứ

Vì không phải triết gia hay học giả mà chỉ là một du tăng tầm đạo nên lời lẽ trong đây không được văn hoa cho lắm. Kính xin các bậc cao minh thạc đức hoan hỷ lượng thứ cho. 

Mong rằng tập sách này sẽ đem lại lợi ích cho mọi độc giảhành giả

Ẩn vân lộ, tháng 3 năm 1990 
Thích Trí Siêu


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/02/2018(Xem: 13606)
02/06/2017(Xem: 28916)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :