Thư Viện Hoa Sen

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký

01/12/20234:27 SA(Xem: 3842)
Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký
PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH
YẾU GIẢI GIẢNG KÝ
佛說阿彌陀經
要解講記
Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh
Sa-môn Tây Hữu Ngẫu Ích Trí Húc chú giải vào đời Thanh
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2006)
Giảo duyệt: Minh Tiến - Huệ Trang - Vạn Từ - Đức Phong

LỜI TỰA SÁCH
Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký

Bậc cao đức đương thời là pháp sư Tịnh Không, họ ngoài đời là Từ, tên tự là Nghiệp Hồng, thuộc gia đình vọng tộc ở An Huy. Từ trẻ đã quảy tráp sang Nam Kinh, tuổi tráng niên vào lính, báo ân quốc gia. Thần Châu 1 thay đổi màu cờ, Sư vượt biển đến Đài Loan. Sẵn có huệ căn, tâm Sư hướng đến Phật thừa, ngộ thế sự vô thường, chán lìa sanh tử. Trước và sau khi xuống tóc, Sư đã từng cầu pháp nơi các vị tôn túc như Chương Gia đại sư, trưởng lão Bạch Thánh 2 , cụ Lý Bỉnh Nam, rồi theo học tại Trung Hoa Tam Tạng Phật Giáo Học Viện tại Đài Bắc, dốc lòng nơi thánh điển, xem rộng khắp kinh luận, hạnh lẫn giải đều sâu, thành tựu trác việt.

Gặp thời Mạt Pháp, các sự khổ chen nhau nung nấu, đời ác ngũ trược, tam độc hừng hực, Sư ôm lòng bi mẫn tha thiết, dốc chí độ sanh, cân nhắc vận mạng của giáo pháp rồi chuyên tâm hoằng dương Tịnh Độ. Suốt ba mươi mấy năm, Sư qua lại các nơi như Đài Loan, Hương Cảng, Singapore, Mã Lai, Mỹ, Gia Nã Đại v.v... hoằng Tông, diễn Giáo, xướng suất niệm Phật, vì pháp quên thân, nằm chẳng ấm chiếu, dốc sức tận tụy, lưỡi bỏng, môi khô.

Hôm trước, hội trưởng Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội cầm bản thảo cuốn Di Đà Yếu Giải Giảng Ký của Sư tới đây, sai Vân viết lời tựa. Vân mở sách đọc qua, cảm nhận sâu xa [lời Sư giảng giải] đã trần thuật tông chỉ, trình bày mạch lạc, đáng ca ngợi là một tác phẩm khế lý, khế cơ.

Xét ra, phương pháp tu học trong Phật giáo được mệnh danh là “tám vạn bốn ngàn pháp môn”, rộng rãi, tinh vi, sâu thẳm, ngàn muôn đầu mối, hạng phàm phu lè tè sát đất quả thật chẳng thể nắm được tông chỉ, yếu lãnh. Sách Di Đà Yếu Giải là bộ sách trọng yếu xiển dương, giải thích kinh A Di Đà. Kinh A Di Đàkinh pháp khai thị “trì danh niệm Phật, đới nghiệp vãng sanh, vượt thoát khỏi tam giới theo chiều ngang”. Pháp môn này “thích hợp trọn khắp ba căn, thâu tóm lợi căn lẫn độn căn”, thực hiện dễ, thành công cao. Chỉ cần đầy đủ ba món tư lương sẽ đạt được ba môn Bất Thoái. Quả thật là pháp “thuận tiện nhất trong các pháp thuận tiện, là con đường tắt nhất trong những con đường tắt”. Do vậy, cổ đức đã từng bảo: “Nhân thiên lộ thượng, tác phước vi tiên, sanh tử hải trung, niệm Phật đệ nhất” (Trong nẻo trời người, làm phước đứng đầu, trong biển sanh tử, niệm Phật bậc nhất).

Nay Tịnh công pháp sư 3 vận dụng duệ trí, biện tài, tuyên thuyết chân nghĩa của sách Yếu Giải, lại được trưởng giả Lưu Thừa Phù chép lại thành sách, in tặng, lưu truyền, lợi lạc khắp mọi căn cơ. Dụng tâm hết sức tốt đẹp, công đức vô lượng. Vân ăn bám Như Lai, chẳng làm được một điều gì, kinh sợ, viết bài văn thừa thãi này hòng tùy hỷ tán thán!

Cuối tháng Chạp năm 1996, Thích Tường Vân viết lời tựa tại Đài Loan



Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: