Triệu Châu Ngữ Lục (song ngữ)

27/04/20192:17 SA(Xem: 9083)
Triệu Châu Ngữ Lục (song ngữ)

TRIỆU CHÂU NGỮ LỤC
Recorded Sayings of JOSHU
Việt ngữ: Thích Thông Phương -Anh ngữ: James Green
Biên soạn & dịch chú thích: Thuần Bạch


trieu-chau-ngu-luc

HÀNH TRẠNG

Sư là đồ đệ của ngài Nam Tuyền 1 , họ Hác, người quê tại làng Hách [Hương], châu Tào2 , tên là Tùng Thẩm.

Ở phủ Trấn 3 có bài ký ghi nơi tháp nói: “Sư sống rất thọ, một trăm hai mươi tuổi. Gặp thời vua Võ4 ngược đãi, tránh qua [chỗ an ổn], ăn trái cây mặc áo cỏ mà chẳng đổi hình thức tăng.”

 Ban đầu Sư theo bổn sư đi hành cước. Đến Nam Tuyền, bổn sư5 lễ bái trước, Sư mới lễ bái sau. Nam Tuyền đang nằm trong phương trượng, thấy Sư đến liền hỏi: - Vừa rời chỗ nào? Sư thưa: - Viện thụy tượng6 . Nam Tuyền bảo: -Có thấy thụy tượng chăng?
Sư thưa: - Thụy tượng thì chẳng thấy, chỉ thấy Như Lai nằm. Nam Tuyền bèn ngồi dậy hỏi: - Ông là sa-di có chủ hay sa-di không chủ? Sư đáp: - Sa-di có chủ. Nam Tuyền bảo: - Chủ của ông ở đâu? Sư thưa: - Trời đầu xuân còn lạnh, ngưỡng mong tôn thể hòa thượng luôn được muôn phước! Nam Tuyền bèn gọi Duy Na bảo: - Hãy sắp đặt chỗ riêng cho sa-di này! Sau khi Sư thọ giới xong, nghe tin bổn sư đang ở viện Hộ Quốc, phía tây châu Tào, Sư bèn trở về thăm. Khi Sư về tới, bổn sư cho họ Hác hay rằng con của nhà ông đi du phương đã trở về. Gia đình thân thuộc rất vui mừng, chỉ đợi ngày hôm sau đồng qua thăm. Sư nghe thế, bèn nói: “Lưới ái trần tục không có ngày xong, ta đã từ bỏ đi xuất gia, chẳng mong gặp lại.” Ngay đêm đó, Sư gói hành lý lên đường đi trước. Sau đó, Sư tự mang bình (bát), chống tích (trượng) đi khắp các nơi, thường tự nhủ: “Đứa bé bảy tuổi hơn ta, ta học nó; ông già trăm tuổi chẳng bằng ta, ta dạy họ.” Đến tám mươi tuổi, Sư mới dừng ở viện Quán Âm, phía đông thành châu Triệu13 . Chùa cách cầu đá mười dặm, Sư trụ trì khô khan trơ trọi, chí học theo người xưa.


Tăng đường để trống trước sau, [hằng ngày] ăn tạm một bữa trưa, giường dây gãy một chân nên lấy khúc củi cháy làm dây buộc lại, có người muốn làm cái mới nhưng Sư không cho. Trụ trì suốt bốn mươi năm, Sư chưa từng viết một lá thư cho thí chủ.

1 Nam Tuyền Phổ Nguyện (747-834), đệ tử của Mã Tổ. Chùa của Sư ở tỉnh Chiết (bây giờ là An Huy). Sư là một trong những vị đại thiền sư thời Đường. 2 Bây giờ là Quảng Đông
3 Ở châu Triệu phía Bắc Trung Quốc, nơi chùa của Triệu Châu tọa lạc. Xem ghi chú 13 trang 3.
4 Võ đế bắt đầu ba trận đàn áp Phật giáo trong những năm 841-846.
5 Một vị tăng trong nhà thiền thường có hai vị thầy. Một vị là bổn sư độ cho mình xuất gia làm Sa-di (thường là ở gần nhà), và khi lớn sẽ tự mình tìm một vị thầy để học và tu thiền. Tên bổn sư của Triệu Châu không được biết.
6 ‘Viện Thụy Tượng’ nghĩa đen là viện có đặt hình tượng. Ở đây thụy tượng có thể là tượng Phật
13 Châu Triệu ngày nay là Hà Bắc. Từ địa danh này mà Sư có tên Triệu Châu.


pdf_download_2

Triệu Châu Ngữ Lục



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.