Ba Kim Cương

01/06/201212:00 SA(Xem: 52904)
Ba Kim Cương

BA KIM CƯƠNG
Tulku Urgyen Rinpoche
Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên

tulkuurgyenrinpocheBây giờ tôi muốn giải thích về ba lời khuyên của ngài Atisha, gọi là Ba Kim Cương. Trong rất rất lâu, chúng ta trôi lăn trong luân hồi từ đời này sang đời khác. Chúng ta đã chết và tái sinh và lại chết, điều này gần như vô tân. Cứ như thể chúng ta đang đi xuyên qua một đại dương rộng lớn. Đức Phật dạy rằng, “Luân hồi giống như một đại dương khổ đau bất tận.” Hãy chú ý rằng ngài không nói nó là đại dương của hạnh phúc: luân hồi luôn được gọi là “bể khổ”, chưa bao giờ là “bể hạnh phúc.”

Nếu chúng ta nhận ra sự thật này và tin tưởng vào nó, nếu chúng ta thực sự mong muốn thoát khỏi khổ đau này, ai có thể giải thoát cho chúng ta? Không phải là người cai trị đất nước chúng ta đang sinh sống, không phải cha hay mẹ chúng ta, cũng không phải bạn bè, đầy tớ, sự nổi tiếng hay tài sản của chúng ta – không điều gì trong những thứ này có thể giải thoát chúng ta khỏi luân hồi ảo mộng. Chỉ có những cố gắng về tâm linhchúng ta thực hiện mới có thể làm vậy. Khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta không nên để bản thân bị ngăn cản hay do dự khỏi con đường đó. Bởi vậy lời khuyên đầu tiên của ngài Atisha là “Hãy đặt trước bạn chày kim cương không thể rung chuyển của sự quyết tâm.”

Hãy đặt trước bạn chày kim cương của sự quyết tâm có nghĩa là: đừng để bất cứ ai – dù họ là ai, thậm chí vị thầy tâm linh của bạn – làm bạn nhụt chí trong việc thực hành Pháp. Một vị đạochân chính, muốn bạn được giải thoát, sẽ không bao giờ nói, “Đừng theo đuổi Pháp.” Bởi vậy, bước đầu tiên trong việc theo đuổi con đường tâm linh là hình thành một thái độ không thể rung động, “Tôi sẽ không để người hay việc gì cản ngăn trên con đường hành Pháp.” Nếu thầy bạn nói rằng, “Đừng theo đuổi thiên hướng tâm linh của con,” bạn có lẽ đã sai lầm trong việc chọn đạo sư.

Tương tự, đừng để bất kỳ ai mua chuộc hay đe dọa bạn không tham gia vào vấn đề tâm linh. Ai đó có thể nói rằng, “Tôi sẽ tặng bạn một nửa tài sản trên thế giới này nếu bạn hứa không thực hành Pháp nữa. Chỉ cần từ bỏ tâm linh, và tôi sẽ đưa tiền cho bạn.” Chúng ta không nên để kiểu dụ dỗ này lôi kéo mình. Mặt khác, ai đó có thể đe dọa bạn, chĩa súng vào ngực bạn và nói, “Tôi sẽ bắn anh trừ phi anh hứa sẽ từ bỏ những nỗ lực về tôn giáo!” Bằng miêng của mình, dĩ nhiên, bạn sẽ nói, “Vâng, tôi sẽ từ bỏ nó,” nhưng thực sự bên trong, từ tận trái tim, bạn chắc chắn không nên đồng ý như vậy.

Có một sự áp dụng ít gây ấn tượng hơn và thực tế hơn nhiều của điểm này, đó là lý do mà tôi nêu ra. Chúng ta thường nghe rằng, “vẻ bề ngoài rất hấp dẫntâm không kiên định.” Vẻ bề ngoài quyến rũ nghĩa là khi chúng ta thấy một vẻ đẹp, nghe thấy một âm thanh dễ chịu, ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào, ăn những món ngon, và cảm thấy những vật dễ chịu chạm vào cơ thể, tâm chúng ta ngay lập tức bị cuốn hút. Những đối tượng dễ chịu này thu hút và tóm lấy sự chú ý của chúng ta. Mặt khác, khi chúng ta gặp phải điều gì đó không dễ chịu – một hình dạng xấu xí, một âm thanh khó chịu, mùi hương ghê tởm, vị khó chịu hay những kết cấu thô ráp – chúng ta cảm thấy ghê tởm, và thậm chí là thù ghét. Tâm nhị nguyên là sự bất ổn định cơ bản trong khía cạnh này. Kiểu chú ý này dễ dàng bị thu hút nhưng cũng dễ dàng tắt ngấm là sự bất ổn định vốn có. Khi trạng thái bất ổn định, không kiên định của tâm này gặp phải những hiện tượng hấp dẫn, nó sẽ bị cuốn đi ngay. Để tránh việc này, chúng ta cần một sự phân tích chắc chắn không dao động. Đây là điểm đầu tiên trong ba điểm: mà Đức Atisha bảo chúng ta hãy quyết định chắc chắn, “hãy đặt trước bạn chày kim cương của sự quyết tâm.”

Điều thứ hai trong ba Kim Cương là, “Hãy đặt sau bạn chày kim cương của sự tự tin.” Khi chúng ta bắt đầu thực hành Pháp, ta sẽ cảm thấy mong muốn lớn lao được giải thoát. Chúng ta muốn từ bỏ sự dính líu đến luân hồi thông qua con đường tâm linh. Tuy nhiên, có một câu ngạn ngữ trong tiếng Tây Tạng là, “Một thiền gia mới từ bỏ vàng, trong khi các thiền gia lâu năm lại thu thập các đế giày mòn của mình.” Nói cách khác, ban đầu chúng tacảm giác rằng chẳng có vấn đề gì trên đời cả; chúng ta có thể dễ dàng từ bỏ tất cả, và nghĩ rằng, “Tôi không còn bám chấp vào bất cứ thứ gì!” Sau đó một cách chậm rãi, sau hai hay ba năm chúng ta bắt đầu cảm thấy chán ngánmệt mỏi. Thậm chí những chiếc đế giày cũ cũng mang trên mình một tầm quan trọng mới. Có thể chúng ta nghĩ rằng, “Những cái này có thể cắt ra và dùng làm dây buộc bò yak lại.” Chúng ta bắt đầu nắm lấy một số thứ, lên đủ loại kế hoạch sử dụng chúng sau này.

Đặt sau bạn chày kim cương của sự tự tin cũng liên quan đến sự gây ấn tượngchúng ta tự làm với bản thân và người khác. Ví dụ, khi người ta biết rằng một cá nhân đang tiến các bước trên con đường tâm linh, một trách nhiệm cũng luôn đi kèm. Nếu sau đó người đó quay trở lạitừ bỏ nó, hành động đó sẽ phá hủy nhận thức thanh tịnh trong người khác và thậm chí có thể làm lụi bại Pháp vì họ. Vì vậy, tốt hơn là nên bắt đầu một cách chậm rãi và tiến bộ dần dần trên con đường thay vì bắt đầu một cách thông minh và sau đó trở nên chán nản và vô cảm.

Chúng ta nên như một con nai rừng bị rơi vào bẫy. Khi nó cố gắng kéo mạnh chân nó [khỏi cái bẫy] nó sẽ dần dần lao đến một nơi không người cư trú. Tốt nhất là chúng ta nên tạo ra thái độ này. Sau đó, trong thân này và trong đời này, chúng ta có thể từ bỏ mọi bám chấp vào quê hương và các mối liên hệ cá nhân. Sống ở một vùng xa lạ, chúng ta như một đứa con của những ngọn núi. Theo cách này, cả bản thân chúng ta và nhiều người khác sẽ được lợi lạc. Những người khác sẽ thấy rằng giáo lý thực sự chính xác, và sẽ có được sự tự tin rằng thực hành có thể từ bỏ luân hồi trong chính cuộc đời này và đạt được một vài sự chứng ngộ. Bởi vậy, điều quan trọng là quyết định ngay từ đầu, đặt chày kim cương của sự tự tin đằng sau bản thân chúng ta. Sau đó ta sẽ không thấy hối tiếc cho bất cứ việc gì chúng ta làm.

Kim Cương thứ ba là “Hãy đồng hành cùng với chày kim cương của trí tuệ thanh tịnh”. Ở đây, sự thanh tịnh của trí tuệ liên quan đến sự thanh tịnh của tâm tỉnh giác nguyên sơ. Đây là Phật tánh của chúng ta, bản chất giác ngộ, cũng được gọi là rangjung yeshe, tâm tỉnh thức tự tồn tại. Đầu tiên chúng ta nên nhận ra điều này, dứt khoát về nó và chắc chắn về khả năng của chúng ta có thể giải thoát khỏi mọi trạng thái suy nghĩ. Sau khi đã nhận ra, chúng ta rèn luyện trong sức mạnh của sự nhận ra đó, cho đến khi cuối cùng chúng ta đạt được sự ổn định. Quyết định làm như vậy chính là chày kim cương thứ ba – “Hãy đồng hành với chày kim cương của trí tuệ thanh tịnh.” “Chày kim cương của trí tuệ thanh tịnh” là tâm tỉnh thức tự tồn tại, luôn có sẵn trong chúng ta bởi vì đó là bản chất của chúng ta. Để hình thành sự quyết tâm, “Tôi sẽ nhận ra bản tánh của tôi như nó vẫn là!” là chày kim cương cuối cùng trong Ba Kim Cương.

Cũng có một chuỗi các câu nói của ngài Atisha được gọi là “Bốn Mục tiêu”. Đầu tiên là “Hướng tâm của bạn về với Pháp.” Điều này nghĩa là mục đích cuối cùng của bạn phải hướng đến cái mà thực sự và ý nghĩa thay vì là những bám chấp tầm thường. Khi chúng ta hướng mục tiêu về với Pháp, chúng ta có thể giải thoátgiác ngộ; nhưng nếu chúng ta hướng về những thành tựu tầm thường, chẳng có cách nào trên đời để ta có thể giải thoát hay giác ngộ.

Ngài Atisha cũng nói rằng, “Hãy hướng Pháp của bạn về với cách sống đơn giản,” không phải là tài sản giàu có. Sẽ dễ dàng hơn để theo đuổi giáo Pháp nếu chúng ta chỉ là một hành giả. Nếu ta tích lũy rất nhiều tài sản trước khi bắt đầu thực hành Pháp, chúng ta sẽ cảm thấy cần duy trì một mức sống ổn định. Sẽ cần rất nhiều nỗ lực để tăng tài sản, để bảo vệ chúng, và chắc chắn rằng chúng không hết. Điều này kéo theo rất nhiều lo lắng và vướng bận; bởi vậy, tốt nhất là hướng sự thực hành của bạn đến một cuộc sống đơn giản.

Mục tiêu thứ ba là “Hướng đến cuộc sống đơn giản trong suốt cuộc đời,” không phải chỉ trong một thời gian ngắn. Đừng nghĩ rằng, “Tốt thôi, tôi sẽ thực hành Pháp như một hành giả đơn giản trong một lúc và sau đó sẽ thành tựu lớn lao, trở nên giàu có và quan trọng.” Đừng bao giờ nghĩ theo hướng này. Thay vào đó, hãy hướng về việc duy trì là một hành giả đơn giản trong suốt cuộc đời, cho đến tận khi chết.

Cuối cùng ngài Atisha cũng dạy, “Hãy hướng cái chết của bạn đến một sự cô độc.” Điều này có nghĩa là hãy quyết định chết một mình và không hề có bạn trong một khu nhập thất hẻo lánh hay một vùng hoang vắng, mà không bị vây quanh bởi các thị giả và bạn đồng hành. Đây là “Bốn Mục tiêu.”

Ngài Atisha cũng bảo chúng ta cần “ngồi ở một cái ghế thấp”, tức là giữ hạnh khiêm cung. Đừng nỗ lực để cao lớn và quan trọng. Hãy chỉ mặc quần áo đơn giản, không phải quần áo đắt tiền; hãy mặc bất cứ thứ gì mà bạn có được. Hơn thế nữa, ngài nói rằng, “Hãy làm cho thức ăn, quần áo và danh tiếng thất bại.” Ví dụ, khi một cuộc tranh luận kết thúc, một bên thắng trong khi bên khác thua. Nói cách khác, đừng để tâm bạn bận tâm với thức ăn, quần áo, danh tiếng và sự quan trọng.

Ngài Atisha cũng dạy rằng, “Hãy là thầy của chính mình.” Hãy là người hướng đạo của chính mình. Đừng duy trì trong trạng thái mà ở đó bạn luôn nhận lệnh từ người khác. Hãy sống theo cách mà bạn dựa vào chính bản thân mình. Nếu bạn có thể làm như vậy, bạn có khả năng là một hành giả thanh tịnh.

Đức đạo sư vĩ đại, ngài Atisha cũng sống theo những nguyên tắc này, và đạt được những thành tựu lớn lao. Chúng ta nên cố gắng hết sức để áp dụng các lời khuyên của ngài.

Khi bạn quyết định thực hành Pháp, hãy theo nó đến cuối cùng. Nếu không, như ngài Patrul Rinpoche đã từng nói, “Khi còn trẻ, chúng ta bị kiểm soát bởi người khác và chẳng thể thực hành.” Thông thường, cho đến khi người ta 17, hay 18, họ phải nghe lời cha mẹ hay ngập đầu trong trường học hay ở nhà; họ không thể đi khỏi và thực hành. Patrul Rinpoche tiếp tục nói rằng, “Khi trưởng thành, chúng ta theo đuổi sự thoải mái và không thể thực hành. Khi chúng ta già, chúng ta mất đi khả năng và không thể thực hành. Chao ôi! Chúng ta phải làm gì bây giờ?”

Bởi vậy, nếu muốn thực hành, chúng ta cần quyết định cách thức để làm như vậy. Tốt nhất là chúng ta có thể là những hành giả hoàn hảo, thanh tịnhchí thành. Nếu không, ít nhất cũng cần thể hiện một nữa trong số những điều kể trên, hay ít nhấtsuy nghĩ đến từng phần của lời khuyên này và sống với nó.

Đức Phật đối xử với mọi hữu tình chúng sinh như thể là với cha mẹ hay con cái của ngài. Khi ngài nói và đưa ra các lời khuyên, ngài cũng làm vậy một cách chân thành như cha hay mẹ, trên giường bệnh với cái chết đang đến gần, nói những lời cuối cùng với con trai hay con gái. Với sự nhận thức này, mọi giáo lý của đức Phật là những lời nói đến từ trái tim, như là lời khuyên cuối cùng của cha mẹ sắp chết.

Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng. Sau đó, chúng ta quán chiếu về chúng, cố gắng hiểu một cách rõ ràng. Thứ ba, chúng ta rèn luyện trong chúng, mang mọi điều đã học vào thực hành. Nên có một vài sự ảnh hưởng từ điều này. Nghiên cứu giáo lý Phật Đà nghĩa là chúng ta học về các hành động thiện và ác. Chúng ta hiểu các sự lựa chọn của mình. Chúng ta hiểu rằng mọi thứ đều tạo ra bởi các hành động nghiệp và các cảm xúc gây phiền hà của chính chúng ta, và chúng ta phát hiện ra cách để tịnh hóa và tiêu trừ chúng. Bằng cách nghiên cứu điều này, quán chiếu về nó và cuối cùng áp dụng nó, sẽ có một vài kết quả. Người ta nói rằng kết quả của việc nghiên cứuquán chiếu là việc người ta sẽ trở nên tốt bụng và kỷ luật hơn. Kết quả của việc thiền định là các cảm xúc gây phiền hà như là thù ghét, gắn bó và ngu dốt sẽ dần dần giảm bớt. Đây là dấu hiệu chân thực của việc thực hành thiền định.

 

Trích: Bức tranh Cầu vồng, Tulku Urgyen Rinpoche.
Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên.

 

(CÙNG DỊCH GỈA)

 

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110234)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.