Nhận định về bài pháp thoại “uy nghi giới hạnh trong phật pháp” của pháp vương gyal wang drukpa

11/02/201611:16 CH(Xem: 10486)
Nhận định về bài pháp thoại “uy nghi giới hạnh trong phật pháp” của pháp vương gyal wang drukpa

VÀI NHN ĐNH V BÀI PHÁP THO
“UY NGHI GI
I HNH TRONG PHT PHÁP” 
C
A PHÁP VƯƠ
NG GYAL WANG DRUKPA
Thích Nguyên Liễu

Thanh Hai
Thanh Hải

Vào khoảng thập niên 80-90, có một người tự xưng là Thanh Hải Vô Thượng Sư, được sự chú ý của nhiều người. Tôi cũng bị kích thích tính hiếu kỳ, tìm xem những băng đĩa của bà Vô Thượng Sư ấy. Đây là một người phụ nữ có xiêm y sắc màu với vũ điệu trên màn hình, không khác các bà đồng bóng ở điện Hòn Chén - Huế. Tôi nghĩ thầm, “Vô Thượng Sư” chỉ là một cách xác định bản ngã của một nữ nhân quái kiệt mà thôi.

Gyal Wang Drukpa
Gyal Wang Drukpa

Từ đó về sau, tôi không quan tâm đến vấn đề ấy nữa. Mấy năm gần đây, các vị Lạt Ma Tây Tạng, Nepal, Bhutan qua Việt Nam truyền bá mật tông, thường gọi là Kim Cang Thừa, có một vị tự xưng là Pháp Vương, tôi nghe là lạ khác thường, vì từ này ở Việt Nam xưa nay chỉ dùng trong bài kệ xưng tán Phật:

Pháp Vương Vô Thưng tôn
Tam gii vô luân tht
Thiên nhân chi đo sư
T sanh chi t ph

Nay lại xuất hiện một pháp vương thứ hai. Tôi nghĩ đây chắc là một vị pháp sưcông hạnh đặc biệt lắm.

Cũng bị kích động tâm thức, tôi quan tâm nghiên cứu về hành trạng của Ngài.

Như thường lệ, muốn tìm hiểu một vị đạo sư, cần phải nghiên cứu qua hai phương diện, một là ngôn giáo, hai là thân giáo.

Về ngôn giáo của Ngài Gyal Wang, trước tiên tôi đọc bài pháp thoại UY NGHI GII HNH TRONG PHT PHÁP, phần Việt văn trong cuốn “Conduct in Conformity With the Daharma”. Cần nói thêm rằng, đại đa số người Việt tiếp thuứng dụng giáo lý Phật Đà qua các bài giảng tiếng Việt của quí Cao Tăng, Đại Đức. Kinh điển thì nghiên cứu các bản dịch của quí Tôn Đức có sở trường dịch thuật. Tôi, người viết bài này, không ngoại lệ. Tôi diễn giải thêm như thế, bởi vì trong cuốn sách nói trên có nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Trung văn, Tạng văn vv….Đây là phương thức khoe chữ…?

Sau đây là một vài nhận định của tôi về bài pháp thoại trên.

Mở đầu cho bài pháp thoại là bài xưng tán Tổ Sư dòng truyền thừa Drukpa:

Kính l Kim Cương Thưng Sư Tôn!
Đng Pháp Vương Drukpa tôn quý.
Ngài là ch hết thy Đo Sư… 

Đọc đến câu thứ ba này, tôi nghĩ, có lẽ ông Gyal Wang đã đi tham cứu tất cả các vị Đạocổ kim, mới có thể khằng định như thế?!

“Ngài là Ch hết thy Đo Sư”

Đây là một lời khằng định quy nạp, hàm hồ, thiếu ý thức. Qua câu này, chúng ta thấy rằng ông Gyal Wang cho Tông môn dòng truyền thừa Drukpa là cao hơn hết!!

Điều này, tôi thấy ông Gyal Wang vướng mắc vào cái ngã chấp, chấp thủ khó dung thứ trong Phật Pháp“Tôi và Tôn sư tôi là trên hết”. Diễn theo từ Duy Thức học, nó bao hàm ngã và ngã s - Tôi và cái ca tôi. Người tu theo đạo Phật, muốn giải thoát sinh tử khổ não, phải triệt tiêu tận gốc rễ cái ngã. Vì cái ngã là mt s chưng ln trong vic tìm cu gii thoát.

Theo nguyên lý Phật Giáo, bất cứ Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa hay Tối Thượng Thừa đi nữa, không có thừa nào dung chứa ngã chấp. Không phá ngã chấp, thì không bao giờ giải thoát sinh tử chứng Niết Bàn. Hòa Thượng Thiện Siêu đã dạy rằng: “Vô ngã là Niết Bàn”.

Theo cuốn “Tinh túy trong sáng ca giáo lý Pht giáo” của Phạm Công Thiện, thì Mật tông Tây Tạng được Tổ Sư Thánh Tăng Ấn Độ là Ngài Atisha-Jowo Atisha- truyền sang từ thế kỷ XI năm 1042 và tiếp tục truyền thừa đến đời Đức  Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV (trang 57 sđd)

Vẫn biết trước đó, thế kỉ thứ VIII, đã có Ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambava) từ Ấn Độ qua truyền Mật Tông rồi, nhưng ở đây tôi chỉ dựa vào dòng truyền thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà luận.

Dòng truyền thừa Drukpa đến thế kỉ XII mới thành lập, thì có thể là một chi mạc gì đó của dòng truyền thừa chính do Tổ Sư Atisha khai sáng.

Cho dù Tổ sư dòng truyền thừa chính hay Tổ Sư truyền thừa của Ngài Liên Hoa Sinh đi nữa, cũng đã trên dưới hàng ngàn năm rồi, các Ngài đã viên tịch, đã nhập Vô Dư y Niết Bàn. Ông Gyal Wang dâng lên quý Ngài cái tham vọng làm “ch thì có ý nghĩa gì?! Nếu quý Ngài theo hạnh nguyện Bồ Tát, nhập Vô Trụ Xứ Niết Bàn, “Ứng hiện tùy cơ, trục loại tùy hình”, cũng không thể mang theo cái ngã chấp cố hữu như ông Gyal Wang vọng tưởng“Ngài là Ch hết thy Đo Sư”. Một lời kệ quá tầm thường, không hề thấy trong văn học Phật giáo xưa nay.

Phần trên, tôi chỉ mới bàn sơ về cái vọng tâm, vọng tưởng của ông Gyal Wang. Câu trích dưới đây lại thể hiện một phàm tình khác nữa: Ngài (T Sư dòng truyn tha Drukpa) t bi hơn tt c chư Pht và B Tát (dòng 16, trang 177 sđd)

Theo truyền thuyết, huyền thoại và huyền ký, thì các Pháp Vương dòng truyền thừa Drukpa là hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa, theo lời Ngài Vô Tận Ý bạch Phật thì Ngài Quán Thế Âm cũng là một Phật Tử:

Pht T hà nhân duyên
Danh vi Quán Thế Âm
(Ngưi Pht T y nhân duyên gì mà đưc gi là Quán Thế Âm?)

Cũng trong đoạn kệ trên, Đức Phật Thích Ca dạy, Ngài Quán Thế Âm ứng thân khắp nơi chốn, đời đời làm thị giả, thờ hằng sa Đức Phật:

Thing chư phương s
Lch kiếp bt tư nghì
Th đa thiên c Pht

Thế mà ông Gyal Wang nói Ngài Quán Thế Âm hóa thân làm bậc Thượng Sư trong dòng truyền thừa Drukpa, lạiT Bi hơn tât c chư Pht và B Tát. Có thể ông ta thuộc diện bất thường?. Đây là một lộng ngôn không thể chấp nhận. Điều này, nói câu này, người có chánh tri kiến hẳn thấy rằng đây là lời của tà giáo, cần phải cảnh giác, đừng bị mê hoặc…

Từ BiTrí Tuệthể tánh viên dung trong Như Lai Tạng. Chư Phật, chư Bồ Tát, kể cả chúng sanh đều viên mãn. Nhưng vì chúng sinh bị màn vô minh bao phủ dày đặc không thể hiện rõ được. Chư Bồ Tát do hạnh nguyện lợi tha, có những diệu dụng sai thù. Chẳng hạn, diệu dụng của Ngài Quán Thế ÂmTừ Bi, diệu dụng của Ngài Văn ThùTrí Tuệ. Người liễu nghĩa Thượng Thừa tuyệt đối không quan niệm rằng: Ngài Quán Thế Âm từ bi hơn Ngài Văn Thù và ngược lại, Ngài Văn Thù trí tuệ thắng Ngài Quán Thế Âm.

Khái niệm hơn - kém, thuộc diện nhị nguyên, Từ BiTrí Tuệthể tánh viên dung bất nhị trong Chư Phật và Bồ Tát. Vì là viên dung bất nhị nên ông Gyal Wang xưng tán Tổ Sư dòng truyền thừa Drukpa t bi hơn tt c chư Pht và B Tát thì chúng ta phải hiểu rằng “Tổ Sư” trí tuệ cũng thắng chư Phật và Bồ Tát.

Theo phàm tình mà luận, thì so sánh hơn kém, thắng thua là có ý tranh chấp, tranh giành ảnh hưởng. Tranh giành ảnh hưởng Từ BiTrí Tuệ với chư Phật và Bồ Tát thì thuộc diện Ma Vương rồi!

Người Phật Tử phải có một tầm nhìn sáng suốt nhận chân đâu là chánh, đâu là tà cho việc tu tập của mình khỏi bị lệch hướng đáng tiếc.

Để kết thúc tiểu tiết này, tôi xin phép tặng ông Gyal Wang hai câu trong bài kệ chúng tôi thường tụng khi lễ Phật:

Nh kim vng dĩ uế đ kiến
Lãi trc Như Lai thanh tnh tâm
(Ngươi do vọng tâm nhìn cõi uế, đem so lường tâm thanh tịnh của Như Lai).

Chúng ta đã thấy sự thiên kiến, chấp thủ sai lệch của ông Gyal Wang trong các phần trên, câu khiêm hạ sau đây của ông Gyal Wang ở phần cuối bài pháp thoại, chúng ta sẽ thấy rõ hơn nữa về một người được xưng tụng là “bậc Toàn Tri Tối tôn quí”:

Mc dù s hiu biết tâm linh còn chưa t tưng rt ráo. Tuy nhiên, tôi là ngưi đã xa lìa tt c bt tnh ô nhim ca tám món bn tâm thế tc”. (dòng 1-3 trang 184, sđd)

Theo tâm lý học, người nào tự nói tâm tôi đã thanh tịnh, giải thoát các triền phược nhiễm ô, thì người ấy tâm còn phiền trược, ô nhiễm nặng nề. Nói thanh tịnh, ly nhiễm chỉ là một thái độ ngụy tín che giấu cái phàm tình bên trong. Đó cũng là một cách xác định bản ngã của người tầm thường thôi.

Những câu trần tình, bộc bạch như thế không hề nghe thấy trong ngôn ngữ Thiền sư. Chỉ nghe những câu đối vượt thoát phàm tình như thế này:

Trúc nh to giai trn bt đng
Nguyt luân xuyên hi thy vô ngân

(câu đối chùa Trà Am – Huế)

Tạm dịch: Bóng trúc quét thm bi không đng
Vng trăng xuyên bin, nưc lng yên

Lại nữa, Ngài là “bc thy giác ng”, là “bc toàn tri” của dòng Kim Cương Thừa, sao chẳng “tha” kim cương gì cả. Vẫn biết bản môn Kim Cương Thừadiệu dụng phá chấp của kinh Kim Cương không đồng đẳng. Song ở đây,  tôi luận về “vô sở trụ”, cho nên cần trích dẫn kinh Kim Cương. Nếu Ngài là “bậc thầy giác ngộ”, thì Ngài phải liễu nghĩa kinh Kim Cương chứ, phải là bậc “Vô Sở Trụ” mới siêu việt. Còn Ngài trụ ở niệm xa lìa “tám món bn tâm thế tc” làm sao có thể sanh tâm, kiến tánhng vô s tr nhi sanh kỳ tâm”. Tâm sanh thì kiến tánh, kiến tánh thì ngộ nhập tánh không của vạn pháp, trực nhận “Bn Lai Vô Nht Vt”, chỗ nào cho bụi trần bám vào mà xa lìa với không xa lìa?! Trụ ở cái ý niệm xa lìa tám món bận tâm thế tục ấy, thì chẳng bao giờ thấy được bể pháp mênh mông đâu. Xả bỏ nó đi!

Phật dạy:  ”phàm s hu tưng giai th như vng” và Phật cũng dạy rằng: pháp thưng ưng x hà hung phi pháp” (pháp còn phi x b hung h là phi pháp). Vướng vào ý niệm ấy là phi pháp rồi.

Phật Tử Việt có thể xem đây là Bậc Thy giác ng, là hóa thân ca chư Pht, chư B Tát được không?

Một vị Tăng được gọi là “Như Lai sứ giả” đi trao truyền chánh pháp, mà soạn một bài giảng lý chẳng khế, cơ chẳng hợp!!!

Chúng ta sanh vào thời mạt pháp, gặp nhiều tà sư, tà thuyết. Buồn thay!!!

T Bi thng sân hn
Hin thin thng hung tàn
B thí thng xan tham
Chân tht thng hư ngy
Pháp cú kệ – Tịnh Minh dịch

blankPhần trên tôi đã trình bày về phần “ngôn giáo” của ông Gyal Wang. Chúng ta đã thấy rõ thật hư, chân giả của ông ấy. Để sáng rõ hơn nữa, tôi trình bày tiếp khía cạnh Thân Giáo và Hạnh Giáo. Về phương diện này, trước tiên tôi theo dõi những “oai nghi tế hạnh” của Ngài Gyal Wang qua các hình ảnh “biểu diễn” hấp dẫn, ngoạn mục trong cuốn “MANDALA”.

Đầu tiên tôi quan sát hình ảnh Ngài trên trang bìa. Ngài đội mũ hình tháp cụt màu đen, trang trí những sợi dây màu vàng rất nổi. Miệng Ngài cười tươi như hoa nở, cổ khoác yếm xanh, dưới tay nhiều sợi dây như chuỗi hạt màu vàng chằng chịt. Nhìn toàn cảnh rất ngoạn mục, không khác gì một “ông đồng” ở điện Hòn Chén – Huế, khi lên diễn vũ điệu “Ông Chín Thượng Ngàn” (t đng bóng).

Tôi quan sát rất kỹ tìm xem có nét nào của Thiền Sư hay Đạo Sĩ không? Không thấy, hoàn toàn không thấy!. Đây là đức tướng thứ nhất của Ngài Gyal Wang.

Thứ đến, tôi lật vào các trang trong, thấy nhiều hình ảnh và màu sắc về Ngài Gyal Wang luôn thay đổi và rất sặc sỡ. Có hình Ngài đội bêrê đỏ, y vàng, y trơn như chiếc y của một chú Sa di ở Việt . Lật vào trong nữa, Ngài đội mũ bêrê xanh, quấn y trơn, y không điều – Điều là từng miếng vải kết lại thành từng ô, tượng trưng chiếc y như mảnh ruộng phước, gọi là Phước Điền Y. Điều cũng biểu thị tính chất đức độ của Tăng, Ni.

Tôi lật tiếp thêm, thấy Ngài đội mũ đỏ thẳm, quàng y với nhiều hoa văn sặc sỡ vàng, đỏ, tím...

Nếu có một cái nhìn tổng quát về trang phục, áo mão của ông ta thì thấy, khi thì vàng, khi thì đỏ, khi thì tím, khi thì nhiều hoa văn. Tôi có cảm giác như Ngài là một diễn viên trên sân khấu, thường xuyên hóa trang cho hợp vai diễn của mình. Đặc biệt, tôi nhìn kỹ tấm hình trang 142, ông ta diễn xuất rất điệu nghệ như hình của một diễn viên điện ảnh lành nghề. Nếu là một nghệ sĩ, một ngôi sao màn bạc thì đây là hình ảnh đẹp, tuyệt diệu. Nhưng ngược lại, một Tăng sĩ, một Đạo Sư thì hình ảnh này thiếu oai nghi, khó kính ngưỡng. Nếu không muốn nói là quái Tăng. Một Đạo Sư, hình ảnh phải chính diện, uy nghi, hợp với pháp phục, nghĩa là phải hủy bỏ cái hình ảnh sắc nét, không hợp với pháp phục (hy kỳ hình ho, ng pháp phc c)

Một điều cần chú ý nữa là ông Gyal Wang để tóc dài phủ tới khỏi vành tai rất khó coi (h.t 126, 234, 250 sách Mandala). Có phải vì vậy mà Ngài phải luôn đội mũ?

Giả sử có người tiện tay lột cái mũ của ông ta ra, thì không thấy hình tướng oai nghi của một người đệ tử Phật nữa rồi!

Chúng ta đã biết rằng, người đệ tử Phật thường mặc áo hoại sắc, đơn giản, mỗi tháng trước hai kỳ Bố Tát phải thế phát tươm tất. Hình ảnh người tu sĩ Phật Giáo nhẹ nhàng, thanh thoát như thế từ trên 2500 năm trước đến nay vẫn không thay đổi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV – biểu tượng cao nhất của Mật Tông –Tây Tạng – được cả thế giới kính ngưỡng vẫn có trang phục truyền thống của tăng sĩ Phật giáo.

Vậy ông Gyal Wang có phải là một đệ tử Phật không? Mỗi người chúng ta hãy tự suy nghĩ.

Trên đây là Thật Tướng (nghĩa đen) của ông Gyal Wang, còn Thật Hạnh thì như thế nào, đợi người đi Nepal về sẽ rõ.

Một người đồng pháp giới với tôi ở miền Bắc, rất kính ngưỡng Ngài Pháp Vương Gyal Wang Drukpa. Nhưng sau khi đi dự Đại Hội Thường Niên dòng truyền thừa Drukpa về gặp tôi, thầy nói:

-  Trăm nghe không bng mt thy, tôi đã b cái mng cu pháp Kim Cương Tha  ri!”

Tôi hỏi vì sao?

Thầy kể một cách thất vọng:

-  Ông ta  trong mt n tu vin, có phòng c sang trng, kín như bưng, vi my tng ca đóng then cài cn mt. Nhìn vào tôi t nghĩ đây là tu vin hay pháo đài? Ông ta còn là mt tài xế thin ngh, lái xe con ch n nhân Vit Nam chy vù vù qua đưng đèo dc, tôi thy chng đp mt chút nào c”.

“Mt v Lt Ma đã nói vi tôi, ông ta là mt cư sĩ, đ tóc như thế cho tin vic sinh hot đi thưng”.

Tôi nghĩ đây cũng là một Thanh Hải Vô Thượng Sư nữa rồi!

Trầm ngâm một lúc, thầy tiếp:

-  Trong lúc đó, đi sng ca ngưi dân Nepal quanh tu vin nghèo nàn, xơ xác, nếu không nói là lc hu. Nhìn hai cnh đi, trong tu vin và ngoài dân gian, tôi nh hai câu thơ ca Đ Ph đi Đưng:

“Châu Môn  tu nhc xú

L hu đng t ct”

Nhấp một ngụm trà, thầy nói tiếp:

-  Nếu là mt ông thy tu Pht Giáo  thì phi có gii lut. Tăng Ni ph riêng như chúng ta. Ngài Đi Thiên (Mahadeva) nói mt trong năm điu bt toàn ca La Hán rng: “ti bc A-la-hán thì đon dit hết mi phin não, nhưng vì còn có nhc thân, nên có vn đ sinh lý không phi là hết hn, trong khi thy miên (ng ngh), b ác ma d hoc vn có lu tht.”

Quan điểm của Ngài Đại Thiên tôi không đồng tình, tuy thế thấy ông Gyal Wang – một người vẫn có nhiều nét phàm tình, lại ở trong một nữ tu viện thì ai cũng có thể đặt một nghi vấn: Hẳn ông Gyal Wang thuộc dòng truyền thừa của “phái Mũ Đỏ” mới có thể chung cư trong một nữ tu viện. Phái này có lối tác pháp quái dị, Phật Giáo nghiêm cấm.

Đặc biệt trong tu viện này không có hình tượng của Đức Phật mà chỉ có hình của ông Gyal Wang và các hình ảnh kỳ dị khác mà thôi?

Thầy chợt thở dài:

-  “Thì ra cuc đi là thế, nếu đng xa mà nhìn thì rt m ho, nhưng khi đến cn cnh thì v mng!”

Đến đây, tôi ngắt lời thầy:

“Thy ơi, mng v hay lành cũng ch là mng”
Đi mng thùy tiên giác
Bình sinh ngã t tri

Dùng Bát Nhã đ quán chiếu là yên hết. Mi thy dùng trà, trà Olong Tâm Châu chính hiu đy”.

Tôi mỉm cười, đọc hai câu kệ:

“Trưc hu sa trn hu
Vi không nht thiết không”
“Có thi có t my may
Không thi c thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyt dòng sông
Ai hay không có, có không là gì?”

 

Thưa quí v đc gi Pht T.

Khi viết về hành trạng của Pháp Vương Gyal Wang Drukpa qua phần Ngôn giáo, Thân giáo và Hạnh giáo, tôi cần phải quảng lãm cuốn MANDALA – s hp nht ca t bi và trí tu. Tôi thấy nội dung cuốn sách này cũng có một số vấn đề cần phải đàm luận. Mỗi tông phái Phật giáo đều có một nghi thức riêng, Mật Tông gọi là Nghi quỹ, Thiền TôngThanh Quy Bách Trượng, vấn đề  này tôi hoàn toàn không đề cập đến, chỉ bàn sơ một vài nét nội dung, một vài nét thôi. Nếu đàm luận đủ chắc phải mất nhiều thời gian, có thể thành một cuốn sách nhỏ.

Nhìn chung, nội dung cuốn sách, có nhiều truyền thuyết, huyền thoại và huyền ký mang tính “Phong Thần”, khó nghĩ khó bàn.

Riêng về pháp quán đỉnh, trước đây tôi cứ nghĩ nó thuộc về diện Mật pháp khác với các pháp môn của Thiền tông, Tịnh Độ tông, và Mật Tông Việt . Song, khi đọc bài truyền pháp “quán đỉnh cộng đồng Phật Dược Sư, Đại Thành Tựu Phật A Di Đà” (t 21. Mandala), tôi thấy chẳng có gì khác mấy với các pháp môn tu tập mà Tổ Tổ tương truyền, các Thầy đã giảng ở Việt từ xưa tới nay. Pháp quán đỉnh của ông Gyal Wang giảng tương tự như phương pháp quán tượng niệm Phật, ngồi niệm Phật quán tưởng Đức Phật A Di Đà, ngự trên hoa sen ở trên đỉnh đầu mình. Quán cho đến khi nào ngồi vào niệm Phật là thấy rõ ràng ngay. Thế là đã thành tựu một pháp. Thứ nữa, khi ngồi niệm Phật quán toàn cảnh thế giới Cực Lạc hiện tiền. Theo Pháp quán này, khi ngồi vào niệm Phật, quán thấy toàn cõi Cực Lạc rực rỡ với Đức Phật  A Di Đà đang thuyết pháp. Quán cho đến khi nào ngồi vào niệm Phật là thấy ngay cảnh giới Cực Lạc hiện tiền.

Các pháp quán này nếu thực hành thành tựu viên mãn, khi lâm chung sẽ có mùi hương lạ lan tỏa khắp chung quanh. Điều này ở Việt đã có kiểm chứng.

Đây tôi mới bàn luận về pháp quán để thấy rằng pháp quán đỉnh của ông Gyal Wang không xa lạ gì với Phật Tử Việt . Tôi chưa đề cập đến phương pháp trì danh niệm Phật khi đến nhất tâm bất loạn, thì khi cất tiếng niệm Phật là nghe cả bầu trời vang vọng tiếng niệm Phật, thường được gọi là Niệm Phật Tam Muội. Điều nữa, pháp quán tưởng tự tánh Quán Thế Âm, tự tánh A Di Đà, tự tánh Dược Sư, Thầy Tổ đã dạy, đã giảng từ lâu rồi. Chẳng hạn như quán tưởng tự mình là Quán Thế Âm, thì năng lượng từ bi sẽ lan tỏa, thương tha nhân như thương con một của mình, người xung quanh cảm nhận được sự bình an. Nếu quán tưởng tự tánh của ta là Phật A Di Đà, thì tự tâm muốn tiếp độ chúng sanh bình đẳng không sai biệt, và cảm thấy cảnh giới hiện tiền thanh tịnh, an lạc…vv…

Ông Gyal Wang cứ tưởng nghi quỹ quán đỉnh của mình là đặc thù của dòng truyền thừa Drukpa thôi. Không có chi là đặc thù cả, phổ cập lắm, chỉ sai biệt ngôn ngữ thôi.

Có một điều đặc biệt cần ghi nhận là ông ta nói về biểu tượng màu sắc. Chẳng hạn, Phật A Di Đàsắc thân màu đỏ, Phật Thích Casắc thân màu vàng, Phật Dược Sưsắc thân màu xanh …vv…Mỗi màu sắc tượng trưng cho một năng lượngdiệu dụng khác nhau. Cũng nên nhớ rằng, tượng trưng không phải là hiện thực, ông Gyal Wang biến nó thành hiện thực trên mũ, trên áo là khôi hài.

Cũng trong bài giảng pháp này ( trang 28 dòng 8 sách Mandala) ông Gyal Wang thuyết giảng vô căn cứ rằngTrong Kinh tha không đ cp đến phương pháp quán tưng này”.

Tôi xin cung thỉnh Pháp Vương Gyal Wang Drukpa và Tăng đoàn tùy tùng sang Việt làm thính chúng. Tôi mạn phép làm thuyết trình viên nói về các pháp quán trong Kinh tha, để quí vị bổ sung vào cái sở tri, sở kiến lầm tưởng cố hữu. Trong lúc chờ đợi, xin quí vị tạm thời nghe qua một số pháp quán trong Kinh Thừa như sau:

-  Kinh Hoa Nghiêm có ba pháp quán:

  1. Chân Không quán
  2. Lý sự vô ngại quán
  3. Châu biến hàm dung quán

-   Pháp Hoa tông có ba pháp quán:

  1. Không quán
  2. Giả quán
  3. Trung quán

-   Thành thật tông có hai pháp quán:

  1. Ngã không quán
  2. Pháp không quán

Ngoài ra còn nhiều pháp quán như: “Lục diệu pháp môn quán, Bát thắng xứ quán, Bát bối xả quán (các pháp quán này thuc din Lun Tông). Những pháp quán sau đây thường được học và được nhiều người thực hành:

  1. Tứ vô lượng tâm quán
  2. Ngũ đình tâm quán; pháp quán này có năm đề mục:
  • Bất tịnh quán
  • Từ bi quán
  • Nhân duyên quán
  • Giới sai biệt quán
  • Sổ tức quán

3.  Biệt Tướng niệm xứ quán cũng có bốn pháp quán:

  • Bất tịnh quán
  • Thọ thị khổ quán
  • Tâm vô thường quán
  • Pháp vô ngã quán

Những pháp quán này chỉ mới sơ lược về đề mục, nếu có dịp thuyết trình sẽ được triển khai ý nghĩathực hành cụ thể, và sẽ trình bày thêm nhiều pháp quán khác nữa.

Đến đây, quý vị đã thấy lời thuyết giảng của ông Gyal Wang như người mù đọc sách chữ nổi, rồi thuyết trình với học giả hoặc ông ta như người mù cầm gậy dò đường về đất Phật?! Đáng tiếc thay!

Ông Gyal Wang cần biết rằng, Phật Giáo Việt , sau một thời gian dài suy đồi; từ Lê – Nguyễn đến thời Pháp thuộc. Hai phần ba thế kỷ nay, việc chấn hưng Phật Giáo của quý Tăng sĩ và Cư sĩ đã đem lại những thành tựu thiết thực. Các trường từ Sơ cấp đến Học viện Đại học Phật Giáo có đủ. Pali tạng và Hán tạng cũng cụ túc. Các Tăng, Ni, Phật Tửtrình độ Đại học Phật Giáo không ít, có vị trí tuệ siêu việt như Thượng Tọa Tuệ Sỹ. Rất nhiều vị có học vị tiến sĩ như Thiền sư Trí Siêu, Thượng Tọa Nhật Từ, vv…

Có lẽ, quý Ngài ấy không quan tâm đến những cuốn sách bình thường như Mandala này. Chỉ có người sơ căn, trí thiển như tôi mới tiếp cận, luận bàn và chấp bút mà thôi.

Ông đến Việt mà phát biểu theo thiên kiến mơ hồ, không có cơ sở kiểm chứng rằng:

“Ngài là ch hết thy đo sư”.
“Ngài T Bi hơn tt c chư Pht và B Tát”
- “Tôi là ngưi đã xa lìa tt c bt tnh ô nhim ca tám món bn tâm thế tc”
“Kinh tha không đ cp đến phương pháp quán tưng này”.

Những lời thuyết giảng như vậy, được ghi lại thành sách, người ta sẽ cho rằng ông Gyal Wang là, nói theo lời dân gian, hơi thô một chút: “Điếc không sợ súng”.

“Ngưi ngu biết mình ngu
Nh vy mà thành trí
Ngưi ngu tưng có trí
Tht xng gi chí ngu”
Pháp cú k
H.T Minh Châu dịch

 

Quý thy, quý cô thân,

Nhìn hình ảnh trong cuốn Mandala của ông Gyal Wang thuyết giảngtùy thuận in ra, tôi thấy quý vị đến dự pháp hội Quán đỉnh và nghe ông ta thuyết giảng khá đông đảo. Tôi có một vài suy nghĩ gởi đến quý vị.

Phật giáo Việt đã hơn 2000 năm lịch sử truyền thừa. Các tông phái như Thiền Tông, Tịnh Độ tông cũng như Mật Tông đã hiện diện khắp nơi trên đất nước. Các pháp môn tu tập như Thiền quán, Sổ tức quán, và quán tưởng cảnh giới Cực Lạc niệm Phật hay trì danh niệm Phật đều được các cao Tăng truyền dạy khá đầy đủ, cũng có các vị dạy phương thức trì chú rất nghiêm mật trong sách vở cũng như hướng dẫn trực tiếp. Quý vị đã gia công thực hành chu đáo hay chưa?

Tôi thấy trong hình có tính chất phô trương, thấy quý thầy, quý cô hương hoa tiếp rước, nghe giảng và thọ pháp quán đỉnh với ông Gyal Wang khá đông (h.t 190 - 215)

Xin thưa rằng, ông ta là một người Tăng chẳng ra Tăng, tục chẳng ra tục, hình tượng giống như một giáo sĩ Bà La Môn. Đệ tử của Phật không có vị Tăng nào tóc dài và pháp phục sặc sỡ, nhiều màu sắc như thế. Quý vị pháp phục trang nghiêm (h.t 190), cúi đầu thọ pháp như vậy, có cảm thấy tổn thương Tông Môn và Thầy Tổ chăng?!!!

Vẫn biết Phật Tính không có Nam Bắc, Đông Tây nhưng khi truyền pháp phải có lý sự viên dung, mới có thể thành tựu đàn tràng. Nếu quý vị là Tỳ Kheo, khi thọ giới thì Giới ThểGiới Tướng đã cụ túc, gọi là Cụ Túc Giới, không thể thọ thêm giới pháp nào khác nữa.

Giả dụ ông ta là một Bồ Tát hóa thân, thì phải “Trc loi tùy hình, ng hin sc thân”. Nghĩa là ông ta phải thế phát, mặc pháp phục một vị Tăng, đệ tử Phật.

Theo tôi, quý vị nên trở về Bản Môn, “hồi quang phản chiếu”, kiểm thúc thân tâm, phụng hành theo lời Thầy Tổ dạy:“Ni cn khc nim chi tâm, ngoi hng bt tranh chi đc”, viễn ly các ác pháp như tham, sân, si… Chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ mình, hành trì bất thối chuyển. Có công phu bất thối, thì sẽ có kết quả như sở nguyện, sở cầu, không cần phải tìm kiếm bên ngoài đâu xa. Thọ pháp với ông Gyal Wang một trăm lần đi nữa, cũng như nước xuôi qua cầu, chẳng có tác dụng gì đâu!

Phương ngôn có câu: “Phật ở nhà không thiêng”, quý vị hãy chiêm nghiệm ý nghĩa trong câu này.

danh dự Tông Môn, Thầy Tổ, quý vị hãy coi đây là lời của một pháp lữ, không có ý thức dạy đạo, dạy đời.

Xin quý thầy, quý cô hãy thức tỉnhcảm thông.

Nếu gp ngưi hin trí

Ch trách điu li lm

Hãy tha thiết cu thân

Như ngưi ch kho báu

Kinh Pháp cú

Tịnh Minh dịch

Đến đây, xin được tiếp chuyện với hai vị học giả Nguyễn Tường Long và Vô Úy.

Hôm nay hân hạnh được gặp quý vị trên văn đàn “Mandala”

Rất tuyệt vời, quý vị là những nhà biên tập và dịch thuật “xuất sắc”, văn chươngcú pháp chặt chẽ, bóng bẩy, gợi cảm như nước chảy, mây trôi. Sau đây, tôi xin trích một vài câu, một số đoạn trong cuốn Mandala, ít câu trong bài pháp thoại để chứng minh và cùng thưởng thức:

-  “Bc Toàn Tri Ti Tôn Quý – Đc Pháp Vương Gyal Wang Drukpa đi th XII”

-  “Còn hnh phúc nào hơn! Trong bin kh trm luân vô đnh, tht may mn cho nhng ai đưc quy y tu hc dưi s hưng đo ca bc Thy Tôn Quý, Đc Pháp Vương Gyal Wang đi th XII, Bc Khai Sáng, lãnh đo truyn tha Drukpa quang vinh, hóa thân chân tht ca B Tát Quán Thế Âm.”

-  “Tht may mn cho đt nưc Vit Nam nói chung, Pht T Vit Nam nói riêng, đã có phúc duyên ba ln đưc Ngài thăm viếng, trao truyn quán đnh, khu truyn và trc tiếp hưng đo, dưi ân đc gia trì ca Đc Pháp Vương Gyal Wang Drukpa.”

-   “Ngài là bc thy giác ng, là hóa thân ca chư Pht, chư B Tát…xin quý Pht T hãy ung cn dòng sa pháp ngt ngào, t trái tim thm đm yêu thương ca v B Tát đ khôn ln, đ trưng thành…”

(Nhng đon trích trên đây trong “li m đu” sách Mandala ca Vô Úy)

Xin tiếp tục:

-  “…quán tưng bc Thy đang truyn quán đnh cho chúng ta chính là Pht Dưc Sư.” (t 27) (Đây là phương thức tự thần thánh hóa của ông Gyal Wang Drukpa)

Thêm nữa, ở trang 28, ông ta lại giảng một cách thiếu căn cứ:

-  “… trong Kinh tha không có đ cp đến phương pháp quán tưng này…”

Để có một cái nhìn tổng thể, tôi xin trích thêm một số câu trong bài pháp thoại:

-  “Ngài là ch hết thy Đo Sư.”
-  “Ngài t bi hơn tt c chư Pht và B Tát”
-  “…Tôi là ngưi đã xa lìa tt c bt tnh nhim ô ca tám món bn tâm thế tc.” vv…

Có người khi đọc cuốn Mandala và bài pháp thoại trên, gạch đỏ dưới những dòng đã trích trên, đến với tôi nói rằng: “Chắc Nguyễn Tường Long, Vô Úy và ông Gyal Wang đã bị bệnh hoang tưởng hay loạn tưởng nặng rồi. Cần chữa trị mới được.” (Bài này có th là mt liu pháp).

Tôi thì không nghĩ như thế, song tưởng cũng nên ghi lên đây lời của ông Jean Claude Carrière (*) tán thán Đức Đạt Lai Lạt Ma  thứ XIV, trong cuốn “sc mnh ca đo Pht” cho quý vị học tập để khi có dịp, viết hiện thực hơn, chứ không viết theo kiểu phóng đại, tô màu mang hình thức quảng cáo, người trí coi thường.

“Tôi sinh năm 1931, hơn Ngài (Đc Đt Lai Lt Ma) 4 tui... Ngài là mt đa tr đưc ch đnh mt cách huyn bí vào chc trách mà hin nay Ngài đang nm giy vy mà đôi khi, tôi có cm giác rng, ngưi đàn ông đang đàm thoi vi tôi, khi thì tươi cưi, lúc li đăm chiêu và thưng thân mt nm tay tôi, phi hơn tôi đến hai hoc ba ngàn năm tui. Ngài mang trong mình c mt châu lc tư tưng, hình nh, âm thanh, tình cm ca ngàn xưa, đưc duy trì qua thin quán hàng ngày và vì thế mà luôn sng đng” (t94 sđd)

Đọc đoạn văn trên, ông Jean Claude Carrière không đề cập đến huyền thoại, huyền ký hay thần thánh gì cả. Nhưng tôi, cũng như người Tây Tạng, luôn thấy Ngài là một vị Phật sống.

Riêng quý vị thì lại thổi phồng, cường điệu nhân vật Gyal Wang với nhiều nét thần thánh. Người có chánh tri kiến thì khó có thể tin tưởng và người sơ cơ lại mù quáng, mê muội tin theo…

Quý vị nên đọc cuốn “T truyn Đc Đt Lai Lt Ma XIV”, để thấy hội đồng Lạt Ma Trưởng Lão đi tìm Đức Đạt Lai Lạt Ma hóa thân một cách thiết thực và có kiểm chứng được. Và cũng nên đọc cuốn “Các Lt Ma hóa thân”của Ngài Lobsang Ramba. Đây cũng là tự truyện của Ngài Lobsang Ramba. Ngài là con thủ tướng Tây Tạng thời Đức Đạt Lai Lạt Ma XIII. Ngài xuất gia lúc 7 tuổi. Lobsang Ramba được Đức Đạt Lai Lạt Ma XIII chỉ định luyện thần nhãn và học y khoa để sau này làm thị giả cho Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV lưu vong (các Ngài Trưng Lão Tăng đã tiên tri như thế).

Hai cuốn sách này cũng có nhiều điểm huyền bí, nhưng rất hiện thựctin tưởng được.

Tất nhiên, tôi rất kính ngưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và các đệ tử của Ngài, riêng các vị Lạt MaTây Tạng hiện nay ngoài tri kiến của tôi…

Về sự truyền thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV, c s Pht Giáo n Đ của Ngài Thích Thanh Kiểm ghi nhận như sau:

“Các phái kế tha ca Ngài Atisha, sau dn dn loi b giáo lý Hin Giáo, ch chú trng  giáo lý Mt giáo, đi vào li tác pháp cc đoan ca Kim Cương tha, nên Mt Giáo dn dn b try lc, tc Mt Giáo đi vào con đưng d đoan ca Tà đo… May có Ngài Tôn Khách Ba (Tson Kha Pa) ci cách Mt Giáo. Ngài nghiêm trì gii lut, đưa h thng Mt Giáo thành mt t chc mi. H thng phái ci cách này, gi là Hoàng Mo phái (phái Mũ Vàng). Còn phái cũ gi là Hng Mo phái (phái Mũ Đ. Đúng ri, ông Gyal Wang thuc phái Mũ Đ này)

Trưc khi viên tch, Ngài Tôn Khách Ba đem giáo pháp di chúc cho hai đ t Thưng th là: Da Lai Blama (Đt Lai Lt Ma) và Pan Chen Blama (Ban Thin Lt Ma).” (trang 243 – sách lược sử Phật Giáo Ấn Độ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV thuộc dòng truyền thừa này.

Qua những phần đã bàn luận trên, tôi có vài dòng tổng kết ngắn gọn như sau:

Dựa trên 32 hiện tướng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trong phẩm Phổ Môn chúng ta thường tụng, nhiều người lạm xưng là Quán Thế Âm hiện thân, Quán Thế Âm hóa thân. Nhưng trên thực tế, Thật tướng đức Quán Thế Âm không thấy, Tự tánh đức Quán Thế Âm không thấy thể hiện, chỉ thấy những người vì danh, vì lợi, lạm dụng phô trương, quảng cáo mà thôi.

Chúng ta hãy nghe Ngài Tuyên Hóa giảng về tự tánh Quán Thế Âm:

-  “Có mt s ngưi nói h hành đo B Tát, nhưng đúng ra là h ct biu din cho bà con thy. Mi c ch, mi li nói ra, h đu phô trương cho mi ngưi thy ch không phi chính h (nghĩa là không thc hành t tánh Quán Thế Âm gì c).

-  “Ngưi tu hành hãy hiu rõ “sai mt ly, đi mt dm”, phi t nhc mình dng công đi đúng hưng, tránh r ngang, khi đi vào đưng bàng môn ngoi đo và lâm vào tình trng tà tri – tà kiến. Phi luôn gi Chánh Tri Kiến thì chánh nim mi hin tin”.

Về Mật GiáoKim Cang Thừa, tôi không hiểu biết nhiều, xin ghi nhận thêm vài đoạn trong cuốn “Lưc s Pht Giáo n Đ của Ngài Thích Thanh Kiểm, trang 233, phần cuối trang để chúng ta cùng tham cứu:

“H thng “Chân Ngôn tha” và “Kim Cương tha” (Vajrayana) ca Mt Giáo sau khi xut hin, thì tư tưng Mt Giáo phát trin mnh m trên lãnh th n Đ.  Trong hai h thng này, “Chân Ngôn tha” thì chú trng phn lý lun, nên kém phát tri phương din thc tế, trái li “Kim Cương tha”, chú trng phn thc tế, nên kém phát tri phương din lý lun. T khong thế k X tr v sau, vì “Kim Cương tha” kết hp vi phái “Sàkta” cn Đ Giáo (*), nên phái này bày đt ra nhiu li hành pháp theo tà giáo, dn dn đi vào vòng đa lc, ly ch nghĩa khoái lc, dc vng cho là diu lý chí nhân, làm mt hn cái bn lai chân tưng ca Pht Giáo”.

“…S tưng ca Mt Giáo như các cách tng thn chú, quán Du Già vv… Không phi là li tác pháp đc bit ca Mt Giáo mà cũng là chnh hưng tp tc c truyn ca dân tn Đ và Bà La Môn giáo. Thí d như pháp Thin đnh ca Pht Giáo thì chú trng  ch đt ti trí tu, nhưng phép quán Du Già ca Mt Giáo li chú trng  mc tiêu cu phúc, tr tai ho cho thế gian”.

Sau hết là s quan h mt thiết gia phái Sàkta (tính lc phái) cn Đ Giáo, và phái “Kim Cương tha” (Vajrayana) ca Mt Giáo. Nguyên lai phái Sàkta thì sùng bái n thn Durga, nghi thc ca phái này rt bí mt, có nhiu trò ma thut, nhiu hình thc dâm đãng. Sau li hành pháp ca phái này lm nhp vào li hành pháp ca “Kim Cương tha” nên phái Kim Cương tha dn dn b đa lc vào vòng tà đo, và cũng là nguyên nhân đa lc ca Mt Giáo.

S giao thip gia Mt Giáo và n Đ giáo c mi ngày mi rõ rt, mt mt thì Mt Giáo tiếp nhn các yếu t hành pháp cn Đ Giáo, mt mt thì n Đ Giáo tiếp nhn các li hành pháp ca Mt Giáo, nên hai giáo phái tr thành mt trng thái hn hp khó th phân bit rõ ràng(t231 – 232)

Để đúc kết bài nhận định này, tôi ghi lên đây lời phê ngắn gọn, súc tích của Hòa Thượng Trí Quang, khi Ngài dịch và giới thiệu tập “Đại Thừa Khởi Tín Luận” của Ngài Mã Minh để chúng ta hãy cùng suy ngẫm: “Khi Mt Tông thnh hành thì Đi Tha tr thành tào tp.”

Tôi là người có căn sơ, trí thiển, “Li quê góp nht dông dài”, luận bàn có chỗ nào “bt tương ưng”, xin quý vị cao minh hỷ xả.

“Đạo khả đạo phi thường đạo”
“Danh khả danh phi thường danh”

Lão Tử

“Mai sau tín ch nào nghe
Tìm lên xin hi mt bè mây xanh

Huế, mùa An Cư Tân Mão, 2011

THÍCH NGUYÊN LIỄU

Kính bút.

Chú thích:

(*) Jean Claude Carrière, ngưi viết cun sách “Sc mnh ca Đo Pht”, là nhà văn đng thi là nhà son kch, nhà viết kch bn phim. .. Ông đã viết kch bn cho hơn 60 b phim và là nhà văn có khi lưng tác phm đs. Năm 1983, ông đt gii thưng  César dành cho phim có kch bn hay nht. Vi nhng đóng góp ngh thut, ông đã đưc nhà nưc Pháp tng huân chương Bc Đu Bi Tinh.

(*) Bà La Môn Giáon Đ Giáo và Hindu là mt, do biến thiên ca tng thi đi mà có tên gi khác nhau.

(*) Tha phương th gii

Trc loi tùy hình
ng hin sc thân
Din dương diu pháp
Ngài Quy Sơn

Phương này, phương kia, tùy hình th chúng sanh mà B Tát ng hin sc thân cho phù hp đ din dương diu pháp.


Chú thích riêng:
Phần tô mầu vàng là của người trong ban biên tập TVHS phụ trách post bài

Bài đọc thêm:
Phản hồi về bài "Về tôn xưng "Pháp Vương" (TS. Trần Kiêm Đoàn)


 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2011(Xem: 15543)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.