Chương trình khóa tu xuất gia gieo duyên (khóa thứ 1-mùa đông 2016) tại trung tâm Viên Giác (Bồ đề đạo tràng)

01/01/20164:46 CH(Xem: 10841)
Chương trình khóa tu xuất gia gieo duyên (khóa thứ 1-mùa đông 2016) tại trung tâm Viên Giác (Bồ đề đạo tràng)

CHƯƠNG TRÌNH KHÓA TU XUẤT GIA GIEO DUYÊN
(Khóa thứ 1-Mùa Đông 2016)
TẠI TRUNG TÂM VIÊN GIÁC (BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG)

(TRÍCH KINH CÔNG ĐỨC XUẤT GIA)

Phật dạy:

Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia.

Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi. Hơn nữa người xuất gia còn được đạo Niết bàn, nên phước báu ấy  không thể luận bàn cho xiết được.

Công đức xuất gia cao như núi Tu Di, sâu như biển cả, rộng như hư không. Cho người đi xuất gia hay chính mình đi xuất gia công đức như trời xanh, như biển thẳm. Người xuất gia lấy kinh điển làm nước, để rửa những cấu nhơ của nghiệp kiết sử, trừ bỏ được khổ sinh, già, bệnh, chết, và làm cái nhân của đạo Niết bàn; lấy giới làm chân bước lên đất thanh tịnh trang nghiêm; lấy luật làm mắt  để coi xem những thiện ác của thế gian, đi trên đường Bát chánh tới thành Niết bàn. Vì những lợi ích ấy nên hãy cho người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia.

BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG

Vốn là Thánh địa nơi đức Phật Thích Ca chứng đạo thành Phật dưới cội Bồ đề cách đây hơn 2600 năm về trước. Nơi đây ngày nay là đạo tràng tu tập thiêng liêng nhất trên thế giới, nơi tất cả người con Phật, Tăng, Ni hay Phật tử thuộc các truyền thống Phật giáo khác nhau hàng năm đều phát nguyện về đây lễ Phật, tu tập, chiêm báihành hương.

Để tăng phần thiện duyênđạo lực cho người Phật tử Việt Nam, Trung tâm Tu Học Viên Giác bắt đầu năm nay 2016 sẽ tổ chức khóa tu gieo duyên: “Xuất gia công đức” cho hàng Phật tử. Khóa mùa đông năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 DL đến cuối tháng 12 DL. Chương trình tu học trong 1 tháng 4 tuần được phân chia ra như sau:

Tuần thứ nhất: Học các pháp cơ bản của người xuất gia: (Tỳ Ni-Oai nghi (khóa 1)- (Sa Di-Cảnh Sách, khóa 2). Mỗi ngày 3 buổi học pháp, sáng-chiều-tối. Các khóa nghi lễ, cách thức tụng niệm và các thời kinh trong ngày, chấp tác, hành đường.v.v…

Tuần thứ hai: Học tổng quan các kinh điển Đại thừa: Kinh Nhật Tụng, Kinh A Di Đà, (khóa 1), (Kinh Dược Sư, Kinh Địa Tạng, Khóa 2) (Kinh Viên giác, Kinh Kim Cang, khóa 3) Kinh Pháp Hoa, khóa 4) v.v…

Tuần thứ ba:  Khóa tu Phật Thất, tu miên mật về pháp môn Tịnh độ, nguyện cầu vãng sanh.

Tuần thứ tư: Khóa tu thiền thất. Học qua các khóa thiền về Vipasana, thiền chỉ, Thiền thoại đầu.

Các Điều Kiện Tham Dự Khóa Tu:

-  Tuổi từ 15 đến 70. (có sức khỏe)

-  Chấp nhận tham dự khóa tu gieo duyên với nội quy tu học nghiêm khắc, giữ các giới luật đã lãnh thọ, ăn chay, cạo tóc và giữ sự thanh tịnh, ít nói trong thời gian khóa tu.

-  Ghi danh tham dự khóa tu trước thời gian tháng 6 năm 2016.

Để cho khóa tu Xuất Gia gieo Duyên này thêm phần viên mãn, ban tổ chức xin cung thỉnh thêm 2 vị Pháp sư, Giảng sư phụ trách thêm phần thuyết giảng, và hướng dẫn tu cho chúng trong thời gian khóa tu. Mọi chi phí vé máy bay đến Ấn và lưu trú, Ban tổ chức xin hoan hỷ cúng dường.

Tất cả sự ghi danh, xin viết mail về địa chỉ như sau: xuatgiacongduc@gmail.com

Tất cả chúng Phật tử ghi danh tham dự khóa tu Xuất gia gieo duyên này sẽ có được cơ duyên sống đời tịnh hạnh của người xuất gia trong chùa và tại Thánh địa nơi Phật thành đạo trong một tháng, mặc pháp phục của người xuất gia và sống trọn vẹn như người xuất gia. Khi kết thúc khóa tu sẽ xã giới và trở về đời sống cư sĩ.

Qua khóa tu gieo duyên này, người cư sĩ Phật tử sẽ nếm trải được trọn vẹn hương vị của an lạcgiải thoát, thế nào là đời sống của người xuất gia qua pháp học và pháp hànhphương pháp nhận diện, chuyển hóa tâm thức phiền não trong đời sống hàng ngày.

Cầu chúc tất cả chúng Phật tử huệ phước trang nghiêm, Bồ đề tâm tăng trưởng.

Nay kính.

Thay mặt ban tổ chức.

T.K Thích Hạnh Nguyện.

 

Ghi chú: Quý Phật tử chỉ mua vé máy bay hoặc nhờ ban tổ chức mua vé máy bay đến Gaya, Bồ Đề Đạo Tràng và đến chùa Viên Giác.

  • Phật tử khởi hành từ VN: vé máy bay từ 600$-800$ (nếu ghi danh trễ).
  • Phật tử khởi hành từ Âu châu: Vé máy bay từ 800 Euro-1000 Euro.
  • Phật tử khởi hành từ Hoa Kỳ: Vé máy bay từ 1100 US$-1300 US$.
  • Chi phí phòng ở và ăn uống: Tùy hỷ phát tâm.

Lưu ý: Những Phật tử tại gia khác muốn tham dự theo cách dự thính, có thể ghi danh tham dự tu trong 2 tuần, 3 tuần cho đến 4 tuần và không nhất thiết bắt buộc cạo tóc. Tuy nhiên số lượng này giới hạn tối đa là 10 người. (ưu tiên cho những vị ghi danh trước).

  • Chỉ những Phật tử ghi danh chính thức, được duyệt xét và xác nhận chính thức từ ban tổ chức mới có thể đến chùa và ở lại chùa tu học trong thời gian trên.
  • Trong tháng 12 năm 2016, chùa sẽ không tiếp nhận Phật tử khác hay phái đoàn hành hương nào đến trú ngụ tại Trung Tâm Viên Giác trong thời gian tổ chức khóa tu này.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/09/2020(Xem: 6628)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.