Thông Báo: Khóa Tu “xuất Gia Gieo Duyên” Lần Thứ 1 Tại Chùa Giác Ngộ

12/07/201610:21 SA(Xem: 10673)
Thông Báo: Khóa Tu “xuất Gia Gieo Duyên” Lần Thứ 1 Tại Chùa Giác Ngộ

THÔNG BÁO
KHÓA TU “XUẤT GIA GIEO DUYÊN” LẦN THỨ 1

khoa tu xuat gia gieo duyenKính gửi: Toàn thể quí Phật tử 

I. Ý NGHĨAMỤC ĐÍCH

Theo Phật giáo Đại thừa, xuất gia có ba loại: (i) Xuất thế tục gia: Lìa gia đình, xuống tóc, vào chùa làm tăng sĩ, (ii) Xuất phiền não gia: Nỗ lực kết thúc tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ, (iii) Xuất tam giới gia: Tu tập trọn vẹn đạo đức, thiền địnhtrí tuệ để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi trong ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới).

Một cách thiết thực, người xuất gia đi ngược dòng đời, bằng cách từ bỏ đời sống gia đình, xa lìa ái tình, nương theo các chân sư để học hạnh của người thoát tục; lấy giới đứcchánh pháp làm bạn đời, quyết tâm hướng đến con đường giác ngộgiải thoát cho bản thân và góp phần xây dựng an lạchạnh phúc cho tha nhân.

Để giúp các Phật tử tại gia thích hạnh xuất gia nhưng không đủ điều kiện, hoặc bận bộn gia duyên, không thể trở thành tăng sĩ, truyền thống giới luật Phật giáo cho phép “xuất gia ngắn hạn” (đoản kỳ xuất gia), còn gọi là “xuất gia gieo duyên”. Trong thời đức Phật, xuất gia ngắn hạn diễn ra trong ngày tu 8 giới (bát quan trai giới). Về sau, tại các nước Phật giáo Đại thừa như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam – Bắc Hàn, xuất gia ngắn hạn trở thành truyền thống hoặc 1 tuần, hoặc 10 ngày, hoặc 2 tuần, hoặc 3 tháng, giúp người tại gia trải nghiệm đời sống tâm linh của tăng sĩ, nếu thấy thích hợp thì làm người xuất gia trọn đời, phụng sự Phật phápnhân sinh.

Tại các nước Phật giáo Nguyên thủy, cụ thể như Thái Lan, Lào, Campuchia, xuất gia ngắn hạn được gọi là “xuất gia gieo duyên”, hoặc “xuất gia báo hiếu”, theo đó, người xuất gia ngắn hạn, chủ yếu là người nam, đi tu như một trách nhiệm đạo đức với gia đình, sau thời gian hoặc vài tuần, vài tháng, vài năm, hoàn tục để trở thành công dân gương mẫu, người chồng, người cha, người con lý tưởng trong gia đình.

Trong thời gian xuất gia ngắn hạn, các giới tử sẽ được cạo tóc, mặc pháp phục, tiếp nhận 10 giới pháp dành cho sa-di (đối với nam) và sa-di-ni (đối với nữ) để tập sự hạnh “sa-môn” chân chính. Sau khi mãn hạn xuất gia gieo duyên, các Phật tử nào thấy lý tưởng, lối sống và nết hạnh của mình phù hợp với người xuất gia nên trở thành người xuất gia chân chính, có lý tưởngthực tập hạnh chân Tăng.

Xuất gia ngắn hạn đánh dấu một sự thay đổi quan trọng và tích cực về quan niệm sống, lối sống mới mang tính vô ngã, vị tha, phụng sự nhân sinh.

Thấy được những giá trị cao quý của người xuất gia, các Phật tử thuần thành hãy phát tâm bỏ đi mái tóc xinh, bộ râu đẹp, không màng đến ngoài hình thanh lịch của mình, làm người xuất gia trong thời gian ngắn, để trải nghiệm đời sống sa-môn giản đơn nhưng thanh cao, thực tập đạo đức, thiền địnhtrí tuệ, góp phần phụng sự cho Phật giáonhân sinh.

Phật tử thuần thành, ít nhất trong đời một lần, hãy thực tập “xuất gia đoản kỳ” một lần để trải nghiệm những giá trị tinh thần cao quý trong cuộc sống.

II. ĐIỀU KIỆN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC

1. Điều kiện tham dự

- Phật tử, không phân biệt nam, nữ, tuổi từ 12 trở lên

- Không mắc bệnh truyền nhiễm, không bị đui điếc câm ngọng, không bị dị tật, không vi phạm pháp luật.

Số lượng: Tối đa 100 người (ưu tiên cho người đăng ký trước).

2. Địa điểm tổ chức

Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P. 3, Q. 10, TP.HCM. Điện thoại: 0838.309.570. Email: chuagiacngovn@gmail.com | Website: daophatngaynay.com | chuagiacngo.com

3. Thời gian khóa tu

- Từ 3/8/2016 đến 9/8/2016 (nhằm ngày 1/7/2016 AL đến 7/7/2016 AL).

4. Thời gian và cách đăng ký

- Để tham dự khoá tu, quý Phật tử cần đăng ký tại Văn phòng Chùa Giác Ngộ để  BTC nắm được số lượng, đăng ký tạm trú, thuận tiện trong việc chuẩn bị tiện nghi cho quý hành giả tham gia khoá tu. 

- Thời gian đăng ký bắt đầu từ ngày 11-7 và kết thúc vào ngày 28-7-2016).

- Phật tử đang cư trú ngoài TP.HCM có thể gửi đăng ký qua đường bưu điện (tốc hành) gồm bản photo CMND, 2 tấm ảnh 3x4cm.

- Các Phật tử trong TP.HCM có thể đến Chùa đăng ký trực tiếp, mang theo CMND bản chính và bản photo.

- Trong thời gian tham dự khóa tu, các Phật tử phải mang theo CMND.

5. Các ghi chú

- Phật tử muốn xuất gia gieo duyên tự may và mang theo 2-3 bộ áo vạt khách (áo cánh vạt hò) màu lam.

- Mang theo áo tràng lam để tham dự các khóa lễ trong suốt khóa tu.

- Khi đăng ký, báo chiều cao, chiều dài của sải tay (để BTC may y).

- Ngày khai mạc khóa tu, các Phật tử hoan hỷ có mặt lúc 6g00 để BTC sắp xếp và hướng dẫn một số thông tin cần thiết về chương trình tu học.

- Hành giả mang theo các vật dụng thật sự cần thiết; không mang nữ trang, các vật dụnggiá trị, tiền bạc.

Kính chúc an lành.

Trụ trì Chùa Giác Ngộ

TT. Thích Nhật Từ

 


Cần biết thêm thông tin xin vào đây:
https://web.facebook.com/ThichNhatTu/posts/1200996229924339











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :