Khóa Đào Tạo Thiền Sinh Tại Thiền Viện Đại Đăng (2010 - 2014)

29/04/201012:00 SA(Xem: 57065)
Khóa Đào Tạo Thiền Sinh Tại Thiền Viện Đại Đăng (2010 - 2014)
KHÓA ĐÀO TẠO THIỀN SINH
 TẠI THIỀN VIỆN ĐẠI ĐĂNG (2010 - 2014)

 TVĐĐ - ngày 28 tháng 03 năm 2010

 I MỤC A:

 LỜI TÂM HUYẾT


 Vào năm 1994, Hòa Thượng Tôn Sư Thượng Thanh Hạ Từ, Thiền Chủ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, Viện Trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, các Thiền Viện trong và ngoài nước. Ngài đã từ bên kia thềm lục địa Châu Á, vượt đại dương mang sức sống của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, thẩm thấu vào đời sống của đồng bào Việt Nam tại hải ngoại. Trong thời gian qua, nhóm Phật tử tại Hoa Kỳ đã và đang cảm nhận sự lợi ích thiết thực của dòng thiền Trúc Lâm, đồng thời muốn cho sức sống của Thiền Tông Việt Nam lan tỏa đến từng cộng đồng của người Việt, họ đã chung sức phát tâm cúng dường 9 mẩu tây đất để thành lập một thiền viện chính quy trên một đất nước văn minhhiện đại.

 Đến 11/09/2001, Hòa Thượng Tôn Sư làm lễ tiếp nhận cơ sở này đặt tên là Thiền Viện Đại Đăng, chính thức đặt để nơi đây làm Tổ đình Thiền Phái Trúc Lâmcông bố nơi này là trụ sở trung ương của Hội Thiền Học Việt Nam tại Hoa Kỳ. Chúng tôi là những Thiền sinh được xuất gia trong môi trường tu họcThiền viện Thường Chiếu, được giáo huấn nhiều năm trong nội viện chuyên tuThiền viện Trúc Lâm, giờ đây lại được Tôn Sư tín nhiệm giao trọng trách Trụ Trì Thiền Viện Đại Đăng, đồng thời thay mặt Ngài làm Hội Trưởng Hội Thiền Học Phật Giáo Thiền Tông Việt Nam tại hải ngoại. Chúng tôi thiết nghĩ, một người sinh ra và lớn lên từ vùng đất Á Đông, hấp thu những tập tục truyền thống của con người Châu Á, làm sao có thể gánh vác sứ mạng thiêng liêng, truyền bá Thiền Tông trên một đất nước hoàn toàn xa lạ, bất đồng về ngôn ngữ, khác hẳn về tư duy, trái ngược về ứng xử giao tiếp. Chúng tôi không khỏi phải chạnh lòng lo lắng. ngày đêm âm thầm cầu nguyện ơn trên Tam Bảo, Chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp gia hộtrợ lực cho chúng tôi tăng thêm ý chí, đầy đủ nghị lực vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành tâm nguyện của Hòa Thượng Tôn Sư.

 Từ khi đảm nhận trách nhiệm trụ trì Thiền Viện Đại Đăng, chúng tôi luôn ôm ấp hoài bão làm sao có thể đào tạo thế hệ tăng trẻ được sinh ra tại Hoa Kỳ, thế hệ mà xem ngôn ngữ nước này như tiếng mẹ đẻ, thế hệ mà đã xem nơi đây chính là quê hương của mình. Bởi vì, chúng tôi đã hơn nửa đời người mới đến xứ sở này hoằng pháp, sự bất đồng về ngôn ngữvấn đề trở ngại lớn khi muốn giáo hóa người dân bản xứ, cho nên chúng tôi muốn thế hệ kế thừa dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau này là những thiền sinh trẻ tuổi có đủ phẩm chất đạo đức, đủ chánh kiến tư duy về lời đức Phật dạy, đủ trình độ truyền đạt Anh văn Phật Pháp cho một đất nước có nhiều chủng tộc đang chung sống. Nếu được như thế mới có thể đền đáp công ơn giáo dưỡng một đời của Hòa Thượng Tôn Sư. Chúng tôi còn nhớ, khi giao phó trách nhiệm Tôn Sư có dạy: "Mấy chú nên nhớ rằng, tâm nguyện cả đời tu của tôi là chỉ một lòng lo cho Phật Pháp, đào tạo Tăng Nigiáo hóa Phật tử tu học theo đúng chánh pháp để đền ơn Tam Bảo, ơn Thầy Tổ. Muốn làm được việc đó, bản thân mình phải là một người thật tu thật học và phải tu cho đến nơi đến chốn. Thầy tôi trước kia cũng đã thực hành tâm nguyện như vậy. Nay phần tôi đã xong. Giờ đến phiên mấy chú phải noi gương những người đi trước, phải giữ vững tâm nguyện của Thầy Tổ không được sai trái. Nếu thâu nhận đồ chúng xuất giachúng ta không đào tạo cho họ trở thành một người thật tu thật học là thiếu trách nhiệm, là môt điều tội lỗi đáng trách. Như vậy, chẳng những cô phụ công ơn của Thầy Tổ, mà còn phản bội lại chí nguyện xuất gia của mình, đây là những lời tâm huyết của tôi, mong mấy chú cố gắng thực hiện.”

 Lắng nghe những lời giáo huấn của Tôn Sư, lòng chúng tôi dâng trào bao cảm xúc, qua những dòng nước mắt còn đang thấm đẩm tình người nhưng mặn mà ý đạo, Chúng con nguyền khắc cốt ghi tâm, y giáo phụng hành.

 Bấy lâu nay, chúng tôi luôn mong ước thực hiện trọng tráchHòa Thượng Tôn Sư giao phó. Tăng chúng đã đông, Phật tử thêm nhiều, nhưng tiếc thay cơ sở còn quá sơ sài, lại không đủ Giáo Thọ giảng dạy, cho nên chưa hội đủ điều kiện để thành lập một trung tâm tu học đúng ý nghĩa của một Thiền Viện hoàn chỉnh. Trong thời gian qua, chúng tôi đã nộp đơn xin chính quyền địa phương cấp giấy phép xây dựng cơ sở mới cho Thiền Viện. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu chờ đợi đến hoàn tất thủ tục thì bao giờ mới hoàn thành trách nhiệm, hoài bão mới thực hiện. Hơn thế nữa, nhu cầu xuất gia tu học, trau dồi kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ Phật học cho các Tăng NiPhật tử là món ăn tinh thần ngày càng không thể thiếu trong đời sống cộng đồng ở phương Tây. Mấy năm trước đây, chúng tôi chỉ giảng dạy trong khả năng giới hạn của mình, chính vì thế, cũng chưa thể thực hiện được bản hoài của Hòa Thượng Ân Sư, vì “một cây làm chẳng nên non”.

 Quả thật, Tam Bảo không cô phụ tấm lòng của những người vì mạng mạch của Phật Pháp, vì tiền đồ tu học của chư Tăng Ni. Nay hội đủ duyên lành, chúng tôi được các vị Thượng Tọa, các vị Giáo Thọtài năngđức hạnh đồng tâm hợp tác giảng dạy. Chúng tôi cùng chung chí hướng “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, cùng quyết tâm thực hiện sứ mạng thiêng liêng mà Thầy Tổ đã giao phó.

 Chúng tôi đã thiết lập chương trình giảng dạy cho các Thiền sinh trong 4 năm, đặt định thời khóa tu học cho những người từ cơ bản đến chuyên sâu. Khóa đào tạo chuyên khoa Phật giáo, bao gồm các môn : Kinh, Luận, Sử và chuyên đề. Lớp học nầy chẳng những dành cho Tăng Ni đang tu học ở tại Thiền Viện, mà còn mở rộng cho Tăng Ni sinh ở các nơi có thể đăng ký tham học trong suốt bốn năm. Cư sĩ nào hội đủ điều kiện cũng có thể tham dự khóa học. Tất cả Tăng Ni sinh từ các nơi đến tu học tại Thiền Viện Đại Đăng đều được đối xử bình đẳnghoàn toàn miễn phí.

 Kính mong trên Hòa Thượng Tôn Sư, chư tôn Thiền Đức Tăng Ni ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm, cùng toàn thể chư Tôn Đại Đức Tăng NiPhật tử các nơi đồng phát tâm ủng hộ cho Phật sự này được thành tựu viên mãn.

 Nam mô chứng minh sư Bồ Tát ma ha tát.

 Thay mặt ban giáo thọ Thiền Viện Đại Đăng

 Tỳ Kheo Thích Tuệ Giác

 II MỤC B:

 CHƯƠNG TRÌNH HỌC KINH LUẬN SỬ TRONG BỐN NĂM

 NĂM THỨ NHỨT


 KINH:
 1. Trích Giảng Ahàm.
 2. Kinh Thập Thiện
 3. Kinh Di Giáo.
 4. Kinh Tứ Thập Nhị Chương..
 LUẬN:
 1. Qui Sơn Cảnh Sách.
 2. Chìa Khoá Học Phật.
 3. Hé Mở Cửa Giải Thoát.
 4. Vào Cửa Thiền.
 SỬ:
 1. Sử Phật Thích Ca .
 2. Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ.
 CHUYÊN ĐỀ:
 Hướng dẫn phương pháp tọa thiền và hành thiền.

 NĂM THỨ HAI

 KINH:

 1. Kinh Ahàm.
 2. Kinh Viên Giác.
 3. Kinh Kim Cang.
 4. Bát Nhã Tâm Kinh.
 LUẬN:
 1. Nguồn Thiền.
 2. Pháp Bảo Đàn Kinh.
 3. Luận Đại Thừa Khởi Tín.
 4. Thiếu Thất Lục Môn.
 5. Khoá Hư Lục.
 SỬ:
 1. Lược Sử Phật Giáo Trung Hoa.
 2. Ba Mươi Ba Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa
 CHUYÊN ĐỀ:
 Sự liên hệ giữa Đại ThừaThiền Tông.

 NĂM THỨ BA

 KINH:

 1. Kinh Lăng Nghiêm.
 2. Kinh Pháp Hoa.
 3. Kinh Thắng Man.
 4. Kinh Duy Ma Cật.
 LUẬN:
 1. Chứng Đạo Ca.
 2. Trung Quán Luận.
 3. Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn.
 4. Kiến Tánh Thành Phật.
 SỬ:
 1. Lược Sử Phật Giáo Việt Nam đời Lý.
 2. Lược Sử Phật Giáo Việt Nam đời Trần.
 CHUYÊN ĐỀ:
 Sự liên hệ giữa Nguyên ThủyĐại Thừa.

 NĂM THỨ TƯ

 KINH:

 1. Đại Cương Kinh Niết Bàn.
 2. Đại Cương Kinh Hoa Nghiêm.
 3. Đại Cương Kinh Đại Bát Nhã.
 LUẬN:
 1. Tín Tâm Minh.
 2. Thiền Sư Trung Hoa.
 3. Thiền Tông Bản Hạnh.
 4. Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.
 SỬ:
 Lược sử Phật Giáo thời cận đại.
 CHUYÊN ĐỀ:
 Sự liên hệ giữa Thiền TôngNguyên Thủy.
 

 III MỤC C

 BAN GIÁO THỌ SƯ


 1. Thuợng Tọa Thích Phước Tịnh
 2. Thượng Tọa Thích Tuệ An
 3. Thượng Tọa Thích Tuệ Giác
 4. Thượng Tọa Thích Tâm Chánh
 5. Bổ sung Giáo Thọ Sư….

 THÀNH PHẦN THAM DỰ KHÓA HỌC GỒM CÓ:

 • Thiền Sinh nội viện: ( bổ sung danh sách sau )

 1. Thiền sinh Thích Tuệ Như
 2. Thiền sinh Thích Đăng Định
 3. Thiền sinh Thích Kiến Hiền
 4. Thiền sinh Thích Đăng Đức
 5. Thiền sinh Thích Đăng Phổ
 6. Thiền sinh Thích Đăng Nguyện
 7. Thiền sinh Thích Đăng Hội
 8. Thiền sinh Thích Đăng Chánh
 9. Thiền sinh Thích Đăng Huy
 10. Thiền sinh Thích Đăng Toàn
 11. Thiền sinh Thích Trúc Thái Đức
 12. Thiền sinh Thích Kiến Giải
 13. Thiền sinh Thích Đăng Thức
 14. Thiền sinh Thích Đăng Khôi
 15. Thiền sinh Thích Đăng Giác

 • Thiền sinh ngoại viện:

 1. Chư Tăng các nơi đăng ký tham dự khóa học sẽ hoàn toàn miễn phí.
 2. Chư Ni gồm có hai tiêu chuẩn:
 • Chư Ni ở gần có thể đến tham học rồi trở về trụ xứ.
 • Chư Ni ở xa có thể đến tham học và nội trú ở khu ngoại viện ni.
 3. Cư sĩ tham học dự thính phải được sự chấp thuận của ban giáo Thọ Thiền Viện.

 THỜI KHÓA SINH HOẠT

 • Sinh hoạt theo thời khóa của Thiền Viện.
 • Thời khoá tu tập tọa thiền sẽ chia hai nhóm:

 * Nhóm cũ :
 Theo thời khóa của Thiền Viện trước đây.

 *Nhóm mới:
 1. Năm thứ nhứt tọa thiền 30 phút
 2. Năm thứ hai tọa thiền 30 phút.
 3. Năm thứ ba tọa thiền 60 phút.
 4. Năm thứ tư tọa thiền 60 phút.

 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

 • Mỗi ba tháng thi kiểm tra chất lượng một lần.
 • Năm thứ hai, thứ ba và thứ tư sẽ thực tập thuyết trình.

 SINH HOẠT NGOẠI KHÓA

 Mỗi học kỳ ( 6 tháng ) Thiền Viện sẽ tổ chức đi dã ngoại một lần.

 SAU BỐN NĂM HỌC

 1. Ban tổ chức sẽ cho thi tốt nghiệp. Những Thiền sinh vượt qua kỳ thi nầy sẽ đươc Hội Thiền Học Việt Nam chứng nhận là người đủ tư cách giảng dạy hoặc chuyên tu.

 2. Những người sau khi tốt nghiệp sẽ được Hội Thiền Học Việt Nam phân công đi thuyết giảng ở các Đạo Tràng.

 3. Những Thiền sinh xuất sắc sẽ đươc Hội Thiền Học Việt Nam mời ở lại tham gia giảng dạy cho các khóa sau.

 4. Những Thiền sinh có khả năng sẽ được bổ nhiệm làm Trụ Trì ở các Thiền Viện chi nhánh.

 5. Những người muốn chuyên tu, Thiền Viện sẽ tạo điều kiện cho ở trong môi trường thuận duyên tu tập.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.