Khóa Tu Pháp Môn Phowa 10 Ngày Tại Hawaii

27/04/20185:00 SA(Xem: 7311)
Khóa Tu Pháp Môn Phowa 10 Ngày Tại Hawaii

KHÓA TU PHÁP MÔN PHOWA(*) 10 NGÀY
TẠI HAWAII VỚI AYANG RINPOCHE 


Ayang Rinpoche sẽ ban truyền khóa tu Phowa 10 ngày của thầy lần đầu tiên tại Hawaii, từ ngày 11-21 Tháng Mười, 2018

Học Phí: Không phải đóng phí tuy nhiên chúng tôi vẫn rất hoan hỷ với những cúng dường để hỗ trợ cho chi phí của pháp hội. Xin vui lòng xem danh sách đính kèm về những khoảng đóng góp cúng dường, có thể dùng thẻ tín dụng hoặc gửi check đến Amitabha Foundation, P.O. Box 2572, Aptos, California 95001 USA.

Đăng ký: Mặc dù không có phí đăng ký, nhưng chúng tôi vẫn yêu cầu quý đạo hữu đăng ký chỗ trước và để nhận các thông tin cập nhật mới nhất về khóa tu Phowa. Đăng ký ở đây:
https://goo.gl/forms/FMKJW4n4zK0ZEqV22

Địa Điểm:

Ke’ehi Lagoon Memorial, Alfred Los Banos Hall
2685 N Nimitz Highway
Honolulu, Hawaii 96819  USA

Ngôn Ngữ: Rinpoche dạy bằng tiếng Anh, sẽ có thông dịch sang tiếng Việt, tiếng Quảng Đông và Quan Thoại. Xin vui lòng mang theo đài Radio AM/FM và tai nghe nếu quý đạo hữu cần thông dịch.

Chỗ Nghỉ Ngơi: Có nhiều khách sạn ở gần với địa điểm tu và ở gần với Sân Bay Honolulu. Quý vị cũng có thề tìm thấy những chỗ ở không quá tốn kém trên Airbnb, VRBO, hay trên các trang web cho thuê chỗ ở khác. Xin quý vị tự tùy nghi sắp xếp. 

Pacific Marina Inn
(cách 1 con đường)
105USD
Best Western The Plaza Hotel
( 159USD/ đêm)
Airport Honolulu Hotel
(144USD/ đêm)

Xem thông tin thêm về khóa tu:
H. E. Ayang Rinpoche


Tiểu sử Đức Ayang Rinpoche

Ayang RinpocheĐức Ayang Rinpoche sanh trong một gia đình du mục ở miền Đông Tây Tạng. Phái đoàn các Trưởng Lão Lạt Ma , kể cả Gyalwang Karmapa Rangjung Rigpe Dorje thứ 16 và Yongzin Jabra Rinpoche đã kết luận rằng Ngài là hiện thân trí tuệ của Khai Mật Tạng Pháp Vương Rigzin Choegyal Dorje.

Có lẽ không một Lạt Ma Tây Tạng nào lại được đồng nhất tên tuổi của mình với sự truyền thừa của pháp môn Phowa đến Phương Tây như Trưởng Lão Đại Sư Ayang Rinpoche. Ayang Rinpoche là Lạt Ma của dòng Drikung Kagyu, người nắm giữ cả hai dòng Nyingma và Drikung. Ngài tiếp tục một giòng truyền thừa không gián đoạn của các Lạt Ma thuộc dòng Drikung Phowa từ Guru Dorje Chang – Kim Cang Trì cho đến hiện kiếp. Ngài đã nhập thất miên mật để hành trì pháp môn Phowa và đã được khắp nơi công nhận như là một bậc Thầy của pháp môn Phowa.

Ngài là Lạt Ma đầu tiên thuộc dòng Drikung rời khỏi Tây Tạng. Mặc dù được tìm ra bởi một phái đoàn Trưởng Lão Lạt Ma rằng Ngài là hiện thân của Khai Mật Tạng Pháp Vương Rigzin Choegyal Dorje, Ayang Rinpoche vẫn muốn tìm ra thêm những hoạt động của Ngài trong tiền kiếp. May mắn thay, Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje đã viết tiểu sử của ông ta trong suốt cuộc đời, và Ayang Rinpoche đã có được một bản sao của quyển sách này mà qua đó Ngài bắt đầu nghiên cứu về cuộc đờihoạt động của hiện thân trước của Ngài. Trong tiểu sử nầy, Choegyal Dorje (tức kiếp trước của Ayang Rinpoche) có đề cập đến Ngài là đệ tử của Đức Phật Thích Ca cách đây 2,500 năm. Công hạnh của ngài đã được ghi nhận trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim. Vào lúc đó Ngài đã là một vị Bồ Tát. Vị Bồ Tát đó tiếng Tây Tạng tên là Zippi Dok, tiếng Phạn là Ruchiraketu – Diệu Tràng. Dựa theo Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, Bồ Tát Diệu Tràng lúc đó ở đỉnh núi Linh Thứu cùng với chúng hội và Ngài đã thỉnh vấn về lý do thọ mạng ngắn ngủi của Đức Phật Thích Ca. Ngài cũng đã kể lại cho Đức Phật Thích Ca về giấc mơ chiếc trống vàng của Ngài. Khi Ngài gõ trống, tiếng trống là âm thanh của sự sám hối tột bực và tịnh hóa ác nghiệp của quá khứ. Chúng ta có thể chuyển tải Kinh tối thượng xuống từ nơi sau đây: https://thuvienhoasen.org/a29592/kinh-anh-sang-hoang-kim hay tại đây:
 http://www.fpmt.org/teachers/teachings/sutras/golden-light-sutra/download.html

Kinh này đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nam Dương, tiếng Ý, tiếng Mông Cổ, tiếng Nepal, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Phạn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt và tiếng Tây Tạng. Trong tiểu sử của Choegyal Dorje, Ngài có nhắc đến Ngài là một trong 25 đệ tử chính của Guru Liên Hoa Sanh tên là Langdro Lotsawa. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã dịch Phật Pháp từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Trong một đời khác, Choegyal Dorje là đệ tử của Đức Milarepa tên là Repa Shiwa O, là một trong tám trưởng tử tâm huyết vĩ đại của Đức Milarepa. Miêu tả tóm tắt về lịch sử của Ngài có thể tìm thấy trong: http://www.dzogchenmonastery.org/repa_shiwa_o.html

Đức Ayang Rinpoche bảo rằng Ngài tự nhiên có lòng sùng tín đến Guru Liên Hoa Sanh và Đức Milarepa, và tin tưởng vào quyết định của vị Đạo Sư gốc của Ngài là His Holiness Karmapa đời thứ 16, nhưng làm thế nào Ngài có thể chắc chắn rằng Ngài chính là hóa thân của Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje? Trong tiểu sử của Choegyal Dorje có hai đoạn.

Nửa đoạn viết bằng tiếng Tây Tạng, nhưng nửa đoạn kia thì lại viết bằng một ngôn ngữ khác. Sau khi đã nghiên cứu nhiều, Ayang Rinpoche đã có thể xác định rằng nửa câu của mỗi đoạn được viết bằng ngôn ngữ của Dakini – Thiên Nữ. Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Choegyal Dorje đã viết tiểu sử của ông trong suốt cuộc đời, lồng vào trong đó là hai câu mà dường như khôngý nghĩa gì trong văn bản tiểu sử của Ngài. Ayang Rinpoche đã tìm người có kiến thức về ngôn ngữ của Dakini- Thiên Nữ. Ngài nghe nói rằng Kamtrul Rinpoche người đang định cư tại Dharamsala có kiến thức về loại ngôn ngữ này. Vì thế Ayang Rinpoche đã đi đến Dharamsala để thỉnh cầu ý của Ngài. Khi Ayang Rinpoche gặp được Kamtrul Rinpoche thi Kamtrul Rinpoche đã khá lớn tuổi vào lúc đó và thị giác của ngài đã lệch lạc, tuy nhiên Ngài đã có thể đọc được hai câu và khẳng định rằng đó là tiếng Tây Tạngngôn ngữ của Dakini.

Câu thứ nhất, nửa câu đầu bằng tiếng Tây Tạng: Tse Tsing Ma = Đời kế tiếp Nửa câu sau bằng ngôn ngữ của Dakini Ga Yu Ta Ji = Gayu là nơi sinh ra hoặc Gaba Ta = Ngựa Kamtrul Rinpoche nói với Ayang Rinpoche rằng nửa câu đầu rất rõ ràng Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Choegyal Dorje tiên đoán trước tái sanh kế tiếp của Ngài.

Nửa câu sau nói về “gayu”, Ayang Rinpoche có nhắc rằng ngài sanh ra tại một nơi gọi là Gaba. Vì thế Kamtrul Rinpoche đã khẳng định rằng hoặc là có một cái gì hay một nơi chốn nào đó gần Gaba có âm thanh “ta”. Ayang Rinpoche đã nói rằng không có bất cứ cái gì với âm thanh “ta” chung quanh nơi đó, nhưng Ngài sanh vào năm con ngựa, mà tiếng Tây Tạng gọi là “ta”.

Vì thế, Kamtrul Rinpoche đã khẳng định câu thứ nhất nói rằng Choegyal Dorje sẽ tái sanh vào một nơi gọi là Gaba vào năm con ngựa. Câu thứ nhì Nửa phần đầu bằng tiếng Tây Tạng Lam Samo = Pháp môn vi diệu Phowa Nửa phần sau bằng ngôn ngữ của Dakini Powin Da din jing = Sự thành công lớn lao Ngay điểm này Kamtrul Rinpoche đã cho rằng dường như hai câu trên nói về Ayang Rinpoche. Tiên đoán sự ra đời và hoạt động pháp sau này của Ngài. Với hai câu được viết trong suốt cuộc đời của Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje trong hai ngôn ngữ khác nhau, Ngài đã tiên đoán sự tái sanh kế tiếphoạt động tương lai của Ngài.

Vì thế điều này khẳng định không chút nghi ngờ rằng Ayang Rinpoce chính là hiện thân của Choegyal Dorje. Xuyên qua tiểu sử của Ngài bắt đầu với đản sanh của Đức Phật Thích CaPhật pháp cách đây 2,500 năm với tên là Đại Bồ Tát Ruchiraketu - Diệu Tràng. Tuy nhiên vào thời ấy Ngài đã là một vị Bồ Tát, có nghĩa là Ngài đã bận rộn với các hoạt động Phật Pháp trong nhiều kiếp không thể tính xuể. Chúng ta thật là may mắn có thể tu học từ một vị Bồ Tát vĩ đại như Ayang Rinpoche và chúng ta nên trân quý từng câu mà Ngài đã dạy, và từng lúc mà chúng ta có thể hội ngộ với Ngài. Như Ngài vẫn thường nói “ Chúng ta phải cố gắng ….”

Phổ Từ - MaiThy dch da theo bài viết ca Lama Vincent.
Từ Phổ L– Tùng Vũ & Tâm Bảo Đàn hiệu đính.

Chú thích của BBT TVHS:
(*) 
PHOWA là sự kết hợp của hơi thở, quán tưởng và niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà (điều đa số các hành giả Tịnh Độ thường làm), cộng với thực hành tịnh hóa nghiệp Kim Cang Tát Đoả cùng nắm vững chi tiết về thời điểm chết và giai đoạn Trung ấm, sẽ giúp thần thức được chuyển trực tiếp vào cõi Tây Phương Cực Lạc khi chết, chấm dứt sự Luân hồi vào một trong 6 cõi.  Mọi người đều có thể thọ nhận và thực hành Phowa. Sự thực hành liên tục theo hướng dẫn chi tiết từ các Đạo Sư thực chứng Phowa; với niềm kính tin mãnh liệt vào Đức Phật A Di Đà cùng việc nhận lực gia trì đặc biệt từ Đạo Sư chắc chắn sẽ giúp chuyển hoá căng thẳng trong cuộc sống thành sự bình an, giảm thiểu các bám chấp là nguyên nhân gây đau khổtái sinh, tạo những bước tiến tốt đẹp trên đường tu tập giải thoát. Ngoài ra, hành giả còn có thể trợ giúp người thân quen lúc cận tử. 


Đại Sư Ayang Rinpoche là vị Trì giữ, kế tục không gián đoạnthâm sâu nhất về PHOWA. Lúc 5 tuổi, ngài vào sống ở tu viện, từ đó hoàn tất việc nhận các pháp mật điển, giáo lý truyền khẩu và lực gia trì của dòng truyền thừa. Ngài xây dựng Trung tâm Phowa ở Bồ Đề Đạo Tràng để hàng ngàn người đến học mỗi năm. Ngài thiết lập và nhận trách nhiệm chăm lo cho Tăng Ni, Cư SĩTu viện của Ngài tại Ấn Độ, Tây Tạng. Ngài đến Hoằng Pháp tại các Trung Tâm Amitabha Foundations ở các nơi trên thế giới. Ngài giảng dạy rõ ràng mạch lạc và chi tiết, lấy trọng tâm vào việc thực hành ba yếu tố - từ bi, động cơ thanh tịnhnăng lực mạnh mẽ - nhằm giúp hành giả nhận sự gia trì từ Chư Phật và dòng truyền thừa cho sự thành công trong việc tu tập.

 

Bài đọc thêm:
https://thuvienhoasen.org/a29592/kinh-anh-sang-hoang-kim 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.