Từ Quán

18/06/201812:28 SA(Xem: 6060)
Từ Quán

TỪ QUÁN

 

Tâm Từ là gì?

Tâm Từ là một trong bốn tâm thiện (kusala citta) gọi là Tứ vô lượng tâm (Brahma vihara: nhà trên cõi thiên) gồm có Từ (Metta/maitri*), Bi (Karuna) Hỉ (Mudita) và Xả (Uppekha). Tâm Từ đứng thứ hai trong mười Ba-La-Mật (Parami).

Metta theo gốc chữ Phạn có nghĩa là tình bạn hay sự thân thiết. Tuy nhiên Tâm từ là lòng thương vô điều kiệnvô giới hạn, khác với tình yêu thông thường. Vô điều kiện đây có nghĩa là tâm từ không tùy thuộc đối tượng đẹp hay xấu, hiền hay dữ v.v... Vô giới hạn là vì tâm từ như mưa rơi xuống trên mọi vật, không lựa chọn đối tượng và không chừa một ai. Nó chứa đựng sự chúc lành và bảo vệ, Tâm Từ được ví với tình thương của người mẹ cho đứa con duy nhứt của bà.

Tâm Từ, như các tâm thiện khác, đương nhiên có mặt khi có Chánh Niệm và phát triển nhờ Chánh Niệm. Tuy nhiên, Tâm Từ cũng có thể được trau dồi bằng Từ Quán. Như các phương pháp Thiền khác, ngoại trừ thiền Chánh Niệm/Tứ Niệm Xứ (Vipassana/Minh Sát), Từ Quán là một cách Thiền Định (Samatha). Thực hành chu đáo, Từ Quán có thể đưa hành giả  đến nhiều tầng thiền (Jana) nhưng không thể đến Niết Bàn nếu không thực tập Chánh Niệm.  Đức Phât dạy phương pháp thiền này đầu tiên như là một cách phù hộ (Parita) cho một nhóm tỳ khưu bị phi nhân phá rối lúc tu tập tại một khu rừng vắng. Nhờ Từ quán mà các tỳ khưu này lại được các phi nhân hỗ trợ, và đây là một trong các lợi ích của Từ Quán**.

Làm thế nào để thực tập Từ Quán?

Ta có thể thực tập  lòng vị tha trước buổi thực tập Từ Quán bằng các câu niệm sau:

“Nếu tôi vô tình hay cố ý làm cho ai đau buồn, tôi xin được tha thứ”…

“Nếu ai có vô tình hay cố ý làm tôi đau buồn, tôi sẵn sàng tha thứ cho người”…

“Tôi cũng tha thứ cho tôi về những điều không tốt mà tôi đã làm bấy lâu nay.”

Bắt đầu bằng cách nghĩ đến những tính tốt của người mình định trao tâm từ cho, hay những đều tốt mà người này đã làm. Đều chánh là cảm nhận sư rung động trong tâm với lòng thương thật sự. Tuy nhiên ta có thể bắt đầu bằng những câu niệm suông, từ từ sự rung động sẽ khởi sanh.

Thường thì hành giả trao tâm từ cho mình trước. Đây không có gì là ích kỷ. Nếu mình không thể thương được mỉnh thì khó có thể thương ai khác. Đức Phật có nói không ai thương người bằng thương mình*. Phương pháp này thường được áp dụng khi ta gặp chuyện đau buồn mà không đủ chánh niệm để đối phó.  Nếu thấy khó khăn, có thể hình dung mình là môt đứa trẻ bơ vơ cần được che chởthương yêu. Kế tiếp chuyển tâm từ cho một ân nhân hoặc một người thân mà tâm từ dễ nẩy nở. Sau đó trao tâm từ cho một người bạn, một người không thương mà không ghét và sau cùng, nếu tâm từ được phát triển mạnh, cho người khó thương hay cả người thù.

*Nếu khó rãi tâm từ cho mình, bạn có thể bắt đầu bằng một đối tượng nào dễ nhứt, như người bạn thân hay một con mèo v.v...

Một cách khác là bắt đầu trao tâm từ cho chính mình. Sau đó rải tâm từ rộng dần dần ra cho mọi người và vật trong khu xóm, rồi đến thành thị, tỉnh, miền, nước, châu, hoàn cầu, vũ trụ và mọi chúng sinh trong mọi cõi. Bạn có thể hình dung Tâm Từ như một ngọn lửa ấm trong tim, từ từ toả lực ấm dịu rộng ra toàn thân, rồi chiếu ra ngòai v.v…

Sau đây là các câu niệm thuần túy:

“Mong cho tôi (người) được tránh khỏi các điều hại bên trong*** cũng như bên ngoài”…

“Mong cho tâm tôi (người) được thanh tịnh và an lạc”…

“Mong cho thân tôi (người) được khoẻ mạnh”…

“Mong cuộc sống của tôi (người) được thảnh thơi”.

Ta có thể niệm gọn lại: “Mong cho tôi (người) đươc hạnh phúc, bình yên và an vui”.

Ta có thề cảm nhận sự rung động của tâm từ mà không cần niệm, chỉ nghĩ đến đối tượng bằng cách hình dung hoặc bằng sự cảm nhận trực tiếp về đối tượng này.

Cũng như Thiền Minh Sát, Từ Quán có thể được thực tập một cách chánh thức  bằng thiền toạ hay thiền hành, hoặc bán chánh thức trong mọi lúc và mọi nơi: cố gắng làm sao để mọi ý nghĩ, lời nói và hành động thể hiện tâm từ. Thiền toạ thì ngồi cách nào cho thoải mái cũng được, mắt nhắm thư thả,  niệm như nói ở trên. Có thể hình dung đối tượng đang ở trước mặt mình trong tư thế tươi vui. Thiền hành với Từ Quán bằng cách đi qua đi lại một cách thư thả trên một chỗ bằng phẳng, dài chừng mười đến hai mươi bước, và niệm như lúc ngồi. Nhiều hành giả hình dung đối tượng ở cuối đường. Có thể niệm một câu cho mỗi đoạn tới hoặc lui. Một cách thực tập bán chánh thức là niệm (hoặc cảm nhận) trong lúc ngồi chờ ở phòng khám bệnh hay đứng sắp hàng v.v… Bạn có thể chỉ thực tập Từ Quán thôi, hoặc làm Từ Quán trước hoặc sau khi hành Thiền Chánh Niệm.

Mong các bạn thực tập có kết quả và thấy được các lợi ích của Từ Quán.

Trong tâm từ

 Huỳnh V. Thanh

Chú thích:

*Sanskrit

** Mười một đều lợi ích của Từ Quán:

-Ngủ ngon giấc.

-Thức dậy tươi vui.

-Không ác mộng.

-Được mọi người thương mến.

-Được mọi chúng sinh khác thương yêu.

-Được thiên nhân phù hộ.

-Không bị hại bởi độc dược, lửa và vũ khí.

-Dễ nhập định.

-Măt mày tươi đẹp và thanh thản.

-Được chết an lành tỉnh táo.

-Được tái sanh nơi cõi thiên.

***Do tham, sân và si
https://mindfulnessfreecourse.wordpress.com/

Ghi danh cho khóa học Chánh niệmTừ quán 8 tuần miễn phí trên mạng:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfM5DsxtJsG6uVAODcedExfRmjR8J1rRXd7yQhiPeRiL-5PtQ/viewform?usp=pp_url

Học xong khóa, các bạn sẽ hiểu về định và tuệ, bốn lãnh vực Chánh NiệmTừ quán, lòng tha thứ, sự biết ơn, các tâm sỡ thiện và bất thiện v.v... và làm sao để thiết lập và trau dồi Chánh Niệmtrong mọi hoàn cảnh.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.