Thư Viện Hoa Sen

Nghiên Cứu Về Tế Bào Gốc Dưới Nhãn Quan Phật Học

03/07/20194:28 CH(Xem: 7997)
Nghiên Cứu Về Tế Bào Gốc Dưới Nhãn Quan Phật Học

NGHIÊN CỨU VỀ TẾ BÀO GỐC DƯỚI NHÃN QUAN PHẬT HỌC
Thích Trung Định

 

stem cellPhật giáo luôn đáp ứng với tất cả những vấn đề về đạo đứcluân lý cơ bản, trong đó thiết lập một nền tảng vững chắc về đạo đức lối sống cho con người hoàn thiện nhất, cao đẹp nhất có thể. Đức Phật luôn khuyến tấn tất cả chúng đệ tử thực hiện nếp sống đạo đức, xây dựng đời sống đạo đức cao quý nhất để làm mô phạm cho đời. Đó là sống và thực hành theo một đời sống như những gì Đức Phật đã sống, nhìn và hành động như những gì Ngài đã hành động. Mục đích không chỉ đơn giảnđạt được một tầm nhìn trí tuệ về thực tại hay sự chủ đạo của học thuyết mà chủ yếu là cuộc sống đầy đủ và tròn đầy của con người. Tuy nhiên, không một bộ giáođạo đức nào, dù là sâu rộng, có thể xác định trước tất cả các hoàn cảnh trong đó vấn đề đạo đức có thể nảy sinh. Mỗi thời đại đều phải đối mặt với những vấn đề mới, và chẳng có một hướng dẫn cụ thể trong các nguồn kinh điển của Phật giáo, ví dụ như về các vấn đề đạo đứcchúng ta phải đối mặt ngày nay là kết quả của những tiến bộ khoa học và công nghệ trong thế kỷ hai mươi mốt này. Tuy nhiên, chiếu theo những gì Đức Phật đã dạy, chúng ta có thể linh động để vận dụng chúng một cách hợp lý nhất có thể, vì tất cả điều không vượt ra ngoài nền tảng luân lý đạo đức nhân bản về sự sống.

Những cuộc tranh luận về nghiên cứu tế bào gốc thường được đóng khung như là giữa khoa học và tôn giáo. Nghiên cứu tế bào gốc là một kỹ thuật mới áp dụng trong các thí nghiệm khoa học liên quan đến điều trị y tế đang tiến triển với tốc độ nhanh trong kỷ nguyên hiện đại. Mặc dù ban đầu, nó nhằm mục đích tái thiết các cơ quan quan trọng của cơ thể, nhưng bây giờ nó có xu hướng nhân bản con người. Có một sự tiến bộ nhanh chóng và đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực nhân bản từ khi tạo ra con cừu ‘Dolly’ - con cừu nhân bản đầu tiên, cách đây hai thập kỷ. Vì vậy, bây giờ chúng ta cần đánh giá tình hìnhquyết định xem liệu chúng ta nên tiếp tục nhân bản toàn bộ con người hay không? Nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản nên được xem xét với trọng tâm rằng nó gây ra thương tích đối với các loài động vậtthực vật trong các nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các vấn đề đạo đứcquan điểm tôn giáo cần được đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng trên diễn đàn khoa học. Mặc dù Do Thái giáoHồi giáo ủng hộ việc nghiên cứu nhân bản, nhưng Cơ Đốc giáo hoàn toàn không đồng ý và ngăn cấm việc làm này. Đánh giá mức độ tham vọngtrí khôn của con người trong việc nghiên cứu tế bào gốc hiện nay vẫn chưa được rõ ràng. Đứng về mặt đạo đức sinh học thì công nghệ nhân bản cũng không được khuyến khích, áp dụng. Các nhà khoa học nhận thấy tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng các tế bào gốc ở người để điều trị nhiều bệnh trạng, bao gồm bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường, chấn thương cột sống và bệnh thoái hoá tim.

Nội dung tư tưởng chủ đạo của Phật giáonhấn mạnh vào hai đức tính, đó là: trí tuệ (prajña) và từ bi (karuna) và truyền thống lâu đời của nó về thực hành y học trong các tu viện, nên rất hoan nghênh triển vọng phát triển các phương pháp chữa bệnh và điều trị giảm bớt đau khổ cho con người. Tuy nhiên, Phật giáo cũng coi trọng nguyên tắc bất bạo động (ahimsa), hoặc không gây tổn hại. Do đó Phật giáo lên án mạnh mẽ về bất kỳ thủ tục khoa học nào phá hoại cuộc sống - dù là con người hay động vật.

 

Khái niệm tế bào gốc

Tế bào gốc là các tế bào trống có tiềm năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể: tế bào thần kinh hoặc các tế bào thận. Các nhà khoa học đang cố thu hoạch các tế bào trước khi chúng được phân biệt, sau đó nuôi dưỡng chúng thành những dạng nhất định. Từ quan điểm này, đạo đức Phật giáo chấp nhậnủng hộ các kết quả nghiên cứu tế bào gốc để phòng ngừa ban đầuđiều trị các bệnh mãn tính và suy nhược cơ thể như bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, bệnh Alzheimer, Parkinson (bệnh thoái hóa hệ thần kinh), đột quị, ung thư ... Ở đây, nghiên cứu tế bào gốc tương đối là một kỷ thuật mới áp dụng cho các thí nghiệm khoa học liên quan chủ yếu đến điều trị y tế.[1] Theo Phật giáo, hiến tạng hoặc mô là một hành động đáng khen ngợi. Nhưng đó là vấn đề lương tâm cá nhân. Do đó, theo đạo Phật, hiến mô cơ thể là một hành động đáng trân trọng, phù hợp với đạo đức vô ngã Phật giáo. Vì thông qua thành tựu nghiên cứu khoa học này sẽ giúp điều trị một số bệnh nan y, mang lại niềm vui an lạc cho con người.

Tuy nhiên, có một số rủi ro trong nghiên cứu tế bào gốc, mà các nhà đạo đức Phật giáo cảnh báo vì những lý do sau đây. Thứ nhất, đạo đức Phật giáo dựa trên nền tảng phổ quát, không vì có lợi cho người này mà gây tác hại cho người khác, kể cả động vật và môi trường. Tiến sĩ Ian Wilmut, người đã tạo ra con cừu Dolly năm 1997, cũng phản đối ý tưởng nhân bản con người thông qua nghiên cứu tế bào gốc. Bởi vì trong quá trình này, một số loài động vật nhân bản như chuột và dê sẽ chết sớm. Một kết quả tương tự cũng có thể được dự kiến ​​trong trường hợp nhân bản của con người. Có một sự lo ngại nếu không sử dụng đúng cách, các cơ quan nhân bản vô tính sẽ bị phá hủy, cuối cùng gây thương tích cho chúng sinh.[2] Do đó sự cố gắng nhân bản vô tính của con người sẽ hoàn toàn ngược lại với tuyên bố liên quan đến sự không tổn thương đến cuộc sống như được mô tả trong Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta) và Kinh Sa-môn-quả (Sāmañaphala Sutta) của Trường-bộ-kinh (Dīgha Nikāya): “Trong khi một số Sa môn, Bà la môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn làm hại các hạt giống và cây cối. Như các hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ ngành cây sanh, hạt giống từ đất sanh, hạt giống từ chiết cây sanh và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. Còn Sa môn Gotama thì không làm hại hạt giống hay cây cối nào.”[3]

Một cách tổng quát, khoa sinh vật học chứng minh rằng một nhân phôi là sự hợp nhất của hai thành tố, tinh trùng của người đàn ông và noãn của người đàn bà. Phật giáo cho rằng ngoài hai thành tố này còn có một thành tố thứ ba nữa là cái thức tái sinh (patisandhivinnâna) xuất hiện vào lúc thụ thai: điều ấy có nghĩa rằng khi những điều kiện di truyền được thể hiện trong hoàn cảnh thuận tiện, một hình thức tâm vật lý xâm nhập vào, và giúp cho sự sống tương tục của một hữu thể người, như đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ-kheo, nơi nào có ba thành tố ấy hợp lại thì tại nơi đó một mầm sống được gieo.”

Như thế, cái thức tái sinh này được xem như chủng tử (bija) phối hợp với sức mạnh của hành động (karma-nghiệp lực) và khát ái (tanhā), nhất là hữu ái (bhavatanhā - khao khát được hiện hữu) làm sinh khởi sự sống mới của các chúng sinh.

 Và một giải thích chi tiết hơn: “Do tin chắc rằng có một nguyên lý sống là cái thức (vinnâna), Phật giáo cho rằng một hữu thể người không phải chỉ là một tập hợp của các thành tố vật chất, thừa hưởng từ một cặp nam nữ, mà là một hữu thể (chúng sinh) toàn diện, gồm cả gia tài sống hay bản chất (nghiệp, karma) riêng của nó, hiện hữu tiềm tàng trong chính nó vào lúc thụ thai, trong thai bào của người mẹ, và trong thời thơ ấu của nó, vì rõ ràng rằng một đứa bé sơ sinh không phải là một cấu trúc trống rỗng, mà gồm chứa ngay từ đầu một chương trình tiên sơ, có thể thấy được qua thái độ của nó, như là thiên hướng tình cảm, các nhu cầu thiết yếu, sinh lý, giới tính, sự sân hận. Này Malunkyaputta, một đứa bé sơ sinh thơ dại, nằm ngửa ra đấy, nếu khôngdục tính (kâmâ), thì tại sao sự ham muốn (kâmachanda) những khoái lạc cảm giác (kâmesu) lại xuất hiện ở trong nó? Quả thực cái khuynh hướng bám chặt vào những khoái lạc dục tính (kâmarâgânusaya) tồn tại tiềm tàng trong nó.”(Mn, I, 433). Theo Phật giáo, một hữu thể trở thành một hữu thể người sau khi đã được nhân hóa bởi cha mẹ và môi trường của con người, là một sự việc rất logic. Con người được sinh ra như vậy sẽ ôm trọn tất cả các mối quan hệ, đó là ân cha, nghĩa mẹ, công đức sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dưỡng để trở thành người, do đó người ấy có hiếu với cha mẹ, có trách nhiệm bổn phận đối với xã hội, biết cảm nhận nỗi khổ, niềm đau và cảm thông chia sẻ với nỗi khổ niềm đau ấy …

Những lời dạy của Phật giáo đã được soạn thảo với những hàm ý sâu rộng trong một từ đơn giảngiới (sīla), vốn tạo thành nền tảng của nó với hai cột trụ được tăng cường của lòng từ (mettā) và ‘tâm bi’ (Ratnakula: 1999). Giới luật Phật giáo trên nền tảng của tâm từ bi tôn trọng sự sống được coi là một di sản đúng đắn, là một tập hợp các quy tắc đạo đức phổ quát bao quát toàn bộ nhân loại. Sự đánh giá sâu sắc của Đức Phật đối với khổ đau trong cuộc đời đã gợi lên cho chúng ta thấy tâm từ (karuṇā) và tâm bi (mettā) của Ngài cho tất cả chúng sinh. Quan điểm đầu tiên trong Ngũ giới (pañcasīla) là không sát sanh tạo thành quy tắc đạo đức tối thiểu đối với tất cả những người con Phật. Do đó, bất cứ sự nỗ lực nhân bản vô nhân đức sẽ hoàn toàn ngược lại với quan niệm về từ bi tôn trọng sự sống như đã đề cập trong Trường-bộ-kinh (Dīgha Nikāya) của văn học Pāli (Dīgha Nikāya 1890-1911). Bất cứ mọi hình thức đao trượng, giết hại sinh mạng phải được từ bỏ, thay vào đó con người phải nuôi dưỡng và phát triển tâm từ bi thương yêu mọi loài. Với Phật giáo, bất kỳ hành động việc làm nào được chi phối bởi tâm tham, tâm sân và tâm si cần phải được từ bỏ. Các thiện hành bởi tâm vô tham, vô sânvô si cần phải được khuyến khích phát huy.

Trong giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Pātimokkha Pāli) (Vinaya Piṭaka: 1956) của Luật tạng đã phân loại sự vi phạm giới thứ nhất như là một hành vi phạm trọng tội (Pācittiya). Ở đây, tôi muốn thu hút sự chú ý của các học giả về một thuật ngữ cụ thể trong Phật giáo là bīja có nghĩa là hạt giống, mầm mống, tinh dịch, sinh sản thường được sử dụng theo nghĩa bóng hình. (Gupta, S: 2001) Theo Aṭṭhāsalini, một từ khác là bīja-gāma có nghĩa là các nhóm hạt giống, hạt giống-vương quốc, sự tạo hạt. Có 5 loại hạt giống thường được liệt kê trong văn học Phật giáo như mūla, khandha, phala, agga, bīja, hoặc các loại cây được nhân giống, cành, mối nối, thân, chồi, và hạt giống (Hienberg: 2001). Kinh tạng Pāli còn nhấn mạnh đến sự nghiêm cấm, sự kiêng cữ không chỉ phá hủy cuộc sống con người mà còn cả cây cối, động thực vật hay nói cách khác là tất cả chúng sinh (Davis: 1906-07).

Theo quan điểm đạo đức Phật giáo, không gây tổn thương (ahiṃsā) cho tất cả các dạng thức sống là đều đáng khen ngợi. Kinh-tăng-chi khuyến khích việc thực hiện tâm từ bi thương yêu tất cả chúng sinh bao gồm các loại: nhút nhát và liều lĩnh, ngắn và dài, nhỏ và lớn, loại có tuổi thọ ngắn, loại có tuổi thọ dài, vô hình và hữu hình, gần và xa, chưa sinh và đã sanh (Aṅguttara Nikāya: 1885-1900). Kinh Từ bi (Mettā Sutta), đưa ra một mô thức của lòng nhân ái, đó là lòng từ bi thương yêu vô bờ bến, nên thực hành tâm từ vô phân biệt (Sutta Nipāta), như lòng từ bi của Đức Phật mô tả trong kinh Pháp hoa (Saddharmapuṇḍarika Sūtra), giống như một trận mưa pháp, ban phát hạnh phúc cho mọi người, và đưa đến Niết bàn (Soothill, WE: 1956). Trên thực tế, kinh Mahāmaṅgala Sutta (Dharmarakshita: năm 1977) của Kinh Tập (Sutta Nipāta) ‘đặt đời sống trong một vòng tương thân, tương ái (paṭirūpadesavāsa) như một phước lành, may mắn có được’ (maṅgala).

Học giả Damien, K cho rằng, ‘nghiên cứu tế bào gốc không nên được khuyến khích trong bất kỳ trường hợp nào’ (Damien, K: 1995). Theo quan điểm của Phật giáokaruṇā có nghĩa là từ bi, đó là cảm xúc tuyệt vời thúc đẩy con người luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác gặp khó khăn (Saṃyutta Nikāya: 1884-1898). Trong kinh Vajracheddikā Prajñāpāramitā Sūtra, Đức Phật nói: ‘Sự thân thiện được đánh dấu bằng cách cung cấp những gì có ích; Lòng trắc ẩn vĩ đại bằng cách bảo vệ nâng đỡ người khác’. Ngài cũng dạy chúng đệ tử của mình nên thể hiện ‘lòng bi mẫn đối với mọi sinh vật’ (SaṃyuttaNikāya: 1884-1898) và ‘không bao giờ phá hủy sinh mạng của bất kỳ sinh vật sống nào, dù nhỏ bé như thế nào’ (Sarao: 2010). Đức Phật đã mạnh mẽ ủng hộ sự thanh tịnh của tâm hồn tràn ngập lòng nhân ái được đánh dấu bằng nguyên tắc ‘sống và để sống’ để thúc đẩy lòng khoan dung, từ bi và tình yêu đối với tất cả chúng sanh/vạn vật. Nếu chúng ta thực hành giáo lý của Đức Phật và thực sự tuân theo nguyên lý của tình yêu và lòng trắc ẩn đối với tất cả chúng sinh bao gồm cả núi rừng và dân cư, điều đó sẽ tạo ra một môi trường cân bằng và hạnh phúc, nghĩa là mỗi người chúng ta phải nỗ lực thực sự nghiêm túc vì lợi ích cho người khác và môi trường tự nhiên (Batchelor, S., & Brown, K: 1994).

Quan điểm của Đức Phật về các vấn đề nghiên cứu tế bào gốc được miêu tả trong Văn học Pāli

Tất cả các vụ giết chết cố ý (vadhacetanā), theo đạo đức Phật giáo đều được xem là hành vi vô đạo đức. Cho dù sự giết được thực hiện với mục đích chấm dứt khổ đau cũng không thể chấp nhận về mặt đạo đức, vì đó là một sự vi phạm giới thứ nhất (pānātipāta). Nội dung của giới thứ nhất không sát sanh, gồm ba nghĩa hoặc tự mình giết, hoặc bảo người khác giết, hoặc thấy giết mà sanh tâm vui mừng thì đều phạm tội này. Nó bao gồm cả ý nghĩa không gây thương tích cho chúng sinh, từ một loài côn trùng nhỏ bé đến con người. Thái độ của Phật giáo đối với bất bạo động được minh hoạ rõ ràng như miêu tả trong kinh Pháp cú như sau: “Ai cũng sợ dao gậy, ai cũng sợ chết; hãy lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết. Ai cũng sợ dao gậy, ai cũng thích sống; hãy lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết.” (Dhp 129-130). Không nên giết hay gây ra sự chết chóc đối với tất cả sự sống; không nên xử phạt hay gây ra những hành động xử phạt đối với con người. Hãy nên kiềm chế tâm mình lại, không nên gây thương tổn đến bất kỳ sinh vật nào, ngay cả con người mạnh mẽ hoặc yếu ớt run rẩy trên thế giới này. (Sn 393)

Đức Phật đã đặt ra quy luật rằng một vị Tỷ kheo cố ý tước đoạt mạng sống của con người, vị ấy phạm tội Ba-la-di (pārājika), bất cộng trú.Theo đạo đức Phật giáo, con người không phải do Thiên Chúa, Thánh thần tạo ra, nhưng nó được tạo ra bằng nghiệp lực hay hành động của chính mình. Do đó không ai có quyền tước đoạt sự sống của người khác. Ngay cả vấn đề tự tử, trợ tử và tất cả các hình thức giết người hoặc gây tổn hại cho chúng sinh…là trái với nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo. Và hành động đó cũng trái với quy luật tự nhiên của đời sống theo năm yếu tố sau:

1) Utuniyāma: Luật vô hình vật lý, đó là bốn yếu tố (dhātu), tức là đất (pathavī), nước (āpo), lửa (tejo), và gió (vāyo), vv, nó cũng được gọi là sắc năng tạo, cấu nên cơ thể con người.

2) Bījaniyāma: Luật hữu cơ vật lý hoặc thứ tự của gene và hạt giống, như trong tuyên bố: “Như hạt giống, vì vậy trái cây”. Lý thuyết khoa học về tế bào và gien thuộc luật này, tức các dạng thức sống, phôi hay mầm sống.

3) Cittaniyāma: Quy luật tâm linh hay trật tự vận hành của tâm, như các chức năng của ý thức trong tiến trình cảm giác (vedanā) và nhận thức (saññā).

4) Kammaniyāma: Quy luật nghiệp báo liên quan đến tiến trình nhân quả luân lý, hoặc trật tự hành động và hiệu quả của nó.

5) Dhammaniyāma: Định luật về mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi sự vật, tức là mọi thứ xuất hiện, tồn tạichấm dứt, như tất cả chúng sinh đều trải qua sinh (jāti), lão (jarā), bệnh (bayādhi) và tử (marana), như là một quy luật tất yếu. Nói một cách đơn giản, đó là quy luật của nguyên lý Duyên khởi (patticcasamuppāda), định lý phổ quát nhất, trong thế giới tương duyên giữa vạn vậtcon người.

Can dự vào cuộc sống và sử dụng bất kỳ phương tiện nào để can dự vào nó được coi là chống lại quy luật tự nhiên này. Phật giáo tin rằng chừng nào mà một người đang thở và tâm ý vận hành (citta) thì người ấy có thể đạt được một số thành tựu tâm linh. Theo đạo đức Phật giáo, việc giết hại những loài động vật dù nhỏ bé cũng không phải là hợp lý về mặt đạo đức. Mọi hành động tức giận, giết chết các loài vật, giết hại vô cớ…cũng được xem là việc làm vô đạo đức và không thể chấp nhận. Sự kiện một loạt các vụ giết động vật ở các nước phương Tây do bệnh lở mồm long móng, vào đầu năm 2001, có thể được coi là ‘điều ác cần thiết’.

Tóm lại, Phật giáotôn giáo được tôn kính rộng rãi vì những giá trị đạo đứclòng nhân từ vô hạn. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một đề cập có hệ thống tiêu chuẩn về đạo đức trong kinh điểnluận tạng để áp dụng nhằm giải quyết một số vấn đề trong trong đạo đức sinh học hiện đại. Điều này làm cho các học giả Phật học khó để tìm kiếm một giải pháp căn cơ cho các vấn đề mới nảy sinh trong thế giới hiện đạicon người đang gặp phải. Vấn đề này sẽ ngày càng trở nên nổi bật khi cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo và khoa học phương Tây hiện đại quan tâm. Song, trên nền tảng của Bát chánh đạo mà tựu trung là giới định và tuệ, Phật giáo có thể đáp ứng hết tất cả các tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức đang đối mặt với thế giới hiện đại. Đạo đức sinh học được đề cập rất nhiều trong các nguồn cổ xưa và đã thu hút được ít chú ý trong nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Thách thức này sẽ tạo ra một phản ứng đối với những vấn đề mới phù hợp với tinh thần của các giá trị Phật giáophù hợp với truyền thống kinh điển phong phú của nó. Đây sẽ là một thử thách lớn bởi vì văn học Phật giáo trên 2.000 năm tuổi và nhiều vấn đề về đạo đức sinh học là kết quả của sự phát triển xã hội, kinh tế và công nghệ hiện đại.

Phật giáo được xem là ‘lối sống tốt đẹp’ hay ‘cuộc sống hoàn hảo’, nên nghiên cứu tế bào gốc cho bất cứ mục đích nào, bất kể nhu cầu và tính cấp bách của nó, không thể được khuyến khích. Đạo Phật nghiêm chỉnh kiêng cữ không chỉ giết hại cuộc sống con người, mà còn với tất cả chúng sinh. Sự hiểu biết về sinh và chết như định nghĩa ở trên được coi là một quá trình vận hành theo quy luật tự nhiên, và không phải là một sự kiện, do đó vấn đề hỗ trợ phương pháp tiếp cận tổng thể chết não và việc cấy ghép tạng sớm là không phù hợp với quan điểm đạo đức Phật giáo. Mặc dù nghiên cứu tế bào gốc có chọn lọc, có thể được xem xét, nhưng không có giới hạn đối với tham vọng của con người. Vì vậy có rất nhiều khả năng công nghệ nghiên cứunhân bản tế bào gốc này có thể bị lạm dụng trong tương lai để gây ra mối đe dọa cho xã hội. Do đó, nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ nhân bản cho bất kỳ mục đích nào, bất kể nhu cầu và sự khẩn cấp của nó, không bao giờ được khuyến khích bởi bất kỳ truyền thống Phật giáo nào cả. Mặc dầu, nghiên cứu này là một nghiên cứu khoa học, nhưng mục đích của nó nếu đặt trọng tâm phục vụ cho lòng tham của con người thì Phật giáo hoàn toàn bác bỏ. Mọi sự sống là một sự mầu nhiệm tự nhiên, do đó con người không nên can thiệp vào bất kỳ sự sống nào dù là động vật nhỏ bé nhất.

Ghi chú

[1] Barua D.K. 2005. Buddhist Ethics with Reference to Stem Cell. Applied Buddhism: Studies in the Gospel of Buddha from Modern Perspectives. Varanasi, India: Banaras Hindu University: 13-19.

[2] Barua D.K. 2005. Buddhist Ethics with Reference to Stem Cell. Applied Buddhism: Studies in the Gospel of Buddha from Modern Perspectives. Varanasi, India: Banaras Hindu University: 13-19.

[3] Trường-bộ-kinh, Kinh Phạm võng.

 Thích Trung Định

Tạp chí văn hóa Phật giáo, số 324

Tạo bài viết
17/09/2020(Xem: 7813)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: