Khóa Học Phật Giáo Đại Thừa Thời Sơ Khai Trực Tuyến

22/12/20201:02 SA(Xem: 5029)
Khóa Học Phật Giáo Đại Thừa Thời Sơ Khai Trực Tuyến
Universty of the West
Cơ hội cho những ai muốn trở lại trường để học ngành Phật Học, hay muốn tăng cường kiến thức trong việc nghiên cứu Phật Giáo
Trường Đại Học West (University of the West) mở khóa Phật học trực tuyến (Online) qua Zoom với sự diễn giảng của Giáo Sư: Dr. Lewis Lancaster, với 60 năm nghiên cứu Phật Học, và 36 năm giảng dạy Phật Học tại Viện Đại Học University of California, Berkeley, California. Có phụ giảng tiếng Việt hướng dẫn 
Lewis Lancaster
Giáo sư Tiến sĩ Lewis Lancaster

Khóa tới: Bắt đầu tháng 1/2021
Lớp:

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA: PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA THỜI SƠ KHAI
(Prajnaparamita: Early Mahayana Buddhism)

 

This course will focus on the developments in India just before the turn of the common era.  At that time, the first or second century before the Common Era, there was the appearance of written Buddhist texts.  Prior to this event, Buddhist teachings were only preserved as oral memory of the teachings of the Buddha.  The technology of writing was just beginning to be used in Indian cultural and social spheres and the Buddhists were early adopters of it.  Inscription on palm leaves and systems of copying and preserving these written words was presented by a group who possessed teachings which they called Prajnaparamita ----“Perfection of Wisdom”.

Khóa học này sẽ tập trung vào những phát triển ở Ấn Độ ngay trước khi bước sang công nguyên. Vào thời điểm đó, thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai trước Công nguyên, các văn bản về giáo lý Phật giáo bắt đầu xuất hiện. Trước khi xảy ra sự kiện này, truyền khẩuphương tiện duy nhất để lưu giữ những lời dạy của Đức Phật. Kỷ thuật viết văn bản bắt đầu được sử dụng trong các lĩnh vực văn hóaxã hội của Ấn Độ và các Phật tử đã sớm chấp nhận nó. Khắc chữ trên lá dừa (cọ) cùng hệ thống sao chép và bảo quản những văn bản này được đưa ra bởi một nhóm người sở hữu những lời Phật dạy mà họ gọi là “Bát Nhã Ba La Mật Đa” (Prajnaparamita)—“Trí Tuệ Bát Nhã”.

In class, we will explore this new form of literature and the impact it had on Buddhism.  In the texts, we find the first identification of “Mahayana” literally, the “Great Vehicle”.  Questions of how this teaching compared to the oral memory tradition found in Pali language will reveal both adherence to the received material as well as innovations appearing for the first time in the Prajnaparamita family of texts. We will look at the use of the “Wisdom” literature in its Sanskrit, Chinese, and Tibetan versions.  Students will be asked to take a topic from a Prajnaparamita text and document references to the topic found in any of the language versions of sutra.  Topics can range from doctrinal terms such as Emptiness, Thusness, Full Perfect Enlightenment to social references such as good teachers, gentle sons and daughters, Indra, Sakra, military terms, and medical.

Trong lớp này, chúng ta sẽ khảo sát hình thức văn học mới này và tác động của nó đối với Phật giáo. Trong các văn bản, chúng ta tìm thấy sự xuất hiện đầu tiên của tư tưởng “Đại thừa” theo nghĩa đen, “Cổ xe lớn”. Những câu hỏi về cách lưu truyền này so với truyền thống ghi nhớ bằng miệng, bằng ngôn ngữ Pali sẽ cho thấy cả mức độ tuân thủ theo tài liệu đã nhận được cũng như những sáng kiến mới xuất hiện đầu tiên trong dòng văn bản Trí Tuệ Bát Nhã. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng tài liệu “Trí tuệ” trong các phiên bản tiếng Phạn, Trung Hoa và Tây Tạng. Học viên sẽ được yêu cầu nghiên cứu một chủ đề từ một văn bản Bát nhã và đưa ra những tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề từ bất kỳ phiên bản ngôn ngữ nào của kinh này.  Chủ đề có thể về các thuật ngữ giáo lý như Tánh không, Như Thật, Giác Ngộ Viên Mãn hoặc các liên quan xã hội như những thầy giáo giỏi, con trai và con gái hiền lành, Indra, Sakra, thuật ngữ quân sự, và y tế.

Ghi danh: https://form.jotform.com/202265127181145 

Nếu cần hỏi thêm chi tiết: xin gọi/text 714-425-9834 or email ThuyLoan21@gmail.com 


Xem thêm sách:
Kính Nhật Tụng Sơ Thời (Nguyên Giác dịch và chú giải)


.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/03/2015(Xem: 9675)
01/01/2015(Xem: 13375)
08/08/2013(Xem: 27665)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.