Thư Mời Tham Dự Khóa Thiền Vipassana Tứ Niệm Xứ Pa Auk Năm 2010

22/09/201012:00 SA(Xem: 59882)
Thư Mời Tham Dự Khóa Thiền Vipassana Tứ Niệm Xứ Pa Auk Năm 2010


khoathien-thienviennguyenthuy

 


NỘI DUNG TU THIỀN TỨ NIỆM XỨ
TẠI THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY


1. LỊCH SỬ THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY:

Thiền viện được thành lập năm 1968 do Hoà Thượng Hộ Tông sáng lập. Diện tích khoảng 3 hecta nằm trên địa bàn Quận 2 Tp. Hồ Chí Minh. Khung cảnh rất thích hợp cho những vị chân tu sống đời phạm hạnh, lại càng thích hợp với những nguời tu tập pháp môn thiền quán. Hoà Thượng thành lập chùa có hai chủ ý: Một là thành lập trường đại học Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, hai thành lập trung tâm Thiền Tứ Niệm Xứ quốc tế, tuy nhiên duyên lành chưa hội đủ nên Hoà Thượng chỉ kiến tạo được một ngôi chánh điện và một khu tăng xá có khoảng 28 phòng dành cho chư tăng tu học. Kiến trúc chánh điện khá quy mô và vĩ đại theo phong cách Thái lan.

thichphapchatThượng toạ Pháp Chất được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì năm 1993, từ lúc bổ nhiệm cho đến nay thượng toạ đã làm được nhiều phật sự tại thiền viện như: Trùng tu Chánh điện, Tăng xá, đặc biệtxây dựng mới một dãy thiền xá cho hành giả thiền sinh tu học, và tổ chức nhiều khoá tu Tứ niệm xứ quốc tế. Thượng toạ dự kiến sẽ xây dựng một đại chánh điện mới để đáp ứng nhu cầu hành thiền cho Tăng niphật tử. Hiện nay, Thượng toạ là Phó ban Ban Nghi lễ TW GHPGVN đặc trách Nam tông Kinh, Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. HCM. (Hình bên: Thượng tọa Pháp Chất)

2. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ 2 THIỀN SƯ:

Từ năm 2007 đến nay, Phật giáo Nguyên thủy nói chung và thiền viện Nguyên thủy nói riêng vinh dự đuợc Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép mời nhiều vị thiền sư nguời nước ngoài vào Việt nam dạy thiền tại thiền viện Nguyên Thủy.

Năm nay 2010, thiền viện tiếp tục được Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép mời 2 vị thiền sư người nước Myanmar đến mở khoá thiền trong năm 2010 bằng công văn số 693/TGCP-HTQT đề ngày 06/09/2010.

Đây là tiểu sử tóm lược 2 vị thiền sư Myanmar:

u-tejinda- Thiền sư U TEJINDA, Sanh năm 1976 tại Myanmar, một quốc giatruyền thống phật giáo Nguyên thuỷ lâu đời trong lịch sử Phật giáo. Thiền sư có văn bằng Đại họcđại học Mawlamyine, Mon State, Myanmar. Năm 2004, được trở thành thiền sư, phụ tá giảng dạy cho các thiền sinhtrung tâm thiền Pa Auk (Pa Auk Meditation Center). (Hình bên: Thiền sư U Tejinda)

- Thiền sư VEN NA NA VAMSA sanh năm 1974 tại Myanmar. Thiền sư có văn bằng Đại học Toán (B.S.c) ở đại học Yangon, Myanmar. Năm 2004, được trở thành thiền sư, phụ tá giảng dạy ở trung tâm thiền Pa Auk (Pa Auk Meditation Center). Thiền sư còn dạy Pàli, Abhidhamma cho các Thiền sinh trong và ngoài nước tại Thiền viện Pa Auk.

3. PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN VIPASSANĀ (TỨ NIỆM XỨ PA AUK):

Đây là phương pháp thiền Tứ Niệm xứ do Đức Phật giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ. Phương pháp này được ghi lại trong Kinh Đại Tứ niệm xứ thuộc Trường bộ kinh, và trong Kinh Tứ niệm xứ, và Kinh Nhập tức xuất tức niệm thuộc Trung bộ kinh.

Phương pháp thiền Pa Auk nầy do thiền sư Pa Auk Sayadaw (Àcinna), người Myanmar, chủ xướng. Thiền viện Pa Auk có nhiều chi nhánh quốc tế. Nhiều hành giả thiền sinh thành đạt cao trong phương pháp nầy, và trở thành thiền sư quốc tế.

Thiền sư Pa Auk hướng dẫn phương pháp thiền Vipassanā, Tứ niệm xứ Pa Auk, khởi đầu từ đề mục Hơi thởhơi thở ra. Khi hành giả tu tập cho đạt đến tứ thiền, rồi Thiền sư sẽ cho tu tập lần lượt các đề mục Niệm xứ khác còn lại. Hành giả sẽ tu tập lần lượt các đề mục trong phần Định (40 đề mục) và phần Tuệ (16 Tuệ Vipassanā) theo Kinh Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).


Đây là phương pháp hành thiền đúng theo chánh Tạng, vô cùng lành mạnh và bổ ích cho những ai áp dụng tu tập. Thiền Tứ Niệm Xứ còn được gọi là Thiền Vipassanā nhằm giúp chúng ta thanh lọc tâm, nhổ tận gốc rể phiền não, chấm dứt sanh tử luân hồi, đạt được quả vị.

Đối tượng tham dự khoá thiền: Chư Tăng ni và Phật tử. Đặc điểm của dòng Thiền nầy là tất cả hành giả thiền sinh đều phải trì giới nghiêm túc, có tâm trí thật sự trong sáng, tinh tấn hành thiền, và phải tuân thủ đúng nội quy – thời khoá biểu mới có thể đạt được kết quả cao trong phương pháp nầy.

4. THỜI KHOÁ BIỂU

Thời khoá biểu, thiền sinh phải tuyệt đối tuân thủ liên tục trong suốt thời gian thực tập, nó sẽ giúp thiền sinh tiến bộ trên bước đường tu thiền.

03:30 sáng : chuông báo thức.
04:00 đến 05:00 sáng : Ngồi thiền (đợt 1).
05:00 đến 05:45 : Tụng Kinh sáng_hoặc nghe pháp (nếu có).
06:00 đến 07:30 : Đi bát, ăn sáng _ sinh hoạt cá nhân.
07:30 đến 09:00 sáng : Ngồi thiền (đợt 2).
09:00 đến 10:30 sáng : Trình pháp.
10:30 đến 13:00 trưa : Đi bát, ăn trưa và nghỉ ngơi.
13:00 đến 14:00 : Ngồi thiền (đợt 3).
14:00 đến 14:30 : Đi thiền.
14:30 đến 16:00 : Ngồi thiền (đợt 4).
16:00 đến 17:45 chiều : Trình pháp_Hỏi pháp.
18:00 đến 18:30 : Tụng Kinh tối. Đi thiền.
19:00 đến 21:00 tối : Ngồi thiền (đợt 5)_ hoặc nghe pháp (nếu có).
21:30 tối : Chỉ tịnh.

5. ẨM THỰC VÀ CHỖ Ở

- Ẩm thực: Thức ănthức uống ban tổ chức hoàn toàn lo liệu cho tất cả thiền sinh. Hành giả chỉ đến đây với tâm tư thật sự trong sáng, dành thời gian trọn vẹn để tu thiền, không phải bận tâm đến việc ăn uống. Để hành thiền tốt, quý vị có thể ăn thức đạm bạc của ban tổ chức, nhưng bảo đảm vệ sinh và sinh dưỡng cao.

- Chỗ ở: Thời gian hành thiền rất nhiều theo thời khoá biểu, nên việc ngủ nghỉ cũng hạn chế rất nhiều, không giống như quý vị ở gia đình. Vì phòng ốc hạn chế nên mong thiền sinh hoan hỷ với điều kiện ở tập thể.

6. ĐIỂU KIỆN ĐĂNG KÝ THAM DỰ KHOÁ TU:

- Quý vị chỉ cần 1 đơn xin đăng ký tham dự khoá thiền, điền vào khoảng trống và nộp lại cho ban tổ chức trước ngày lễ khai mạc, và mang theo chúng minh nhân dân hợp lệ và đồ dùng cá nhân, và vì phòng có hạn chế mong quý vị đăng ký sớm để ban tổ chức dễ dàng sắp xếp chổ nghỉ. Muốn có đơn đăng ký xin liên hệ:

1. http://thienviennguyenthuy.wordpress.com/
2. Thiền viện Nguyên Thủy, địa chỉ số 33A, đường 10, Phường Cát Lái, Quận 2, Tp. HCM. ĐT: (08)-3742.0214 gặp Ban Tổ chức (Cô Hạnh Giàu). Dđ: 0902.533.086 (Cô Hạnh Chánh)_0932.445.530 (cô Hạnh Giác) để được

Nguồn: http://thienviennguyenthuy.wordpress.com/

Vài hình ảnh tại
THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY


thienviennguyenthuy-001

Sân thiền viện

 thienviennguyenthuy-002

Thiền đường “Diệt Tận Định”

 thienviennguyenthuy-003

Giờ tọa thiền

 thienviennguyenthuy-004

Thiền sinh có thể chọn bất cứ chỗ ngồi nào thích hợp!

 thienviennguyenthuy-005

Thiền sinh nhí

 thienviennguyenthuy-006

Trình pháp với thày Dhammapala

 thienviennguyenthuy-007

Một nhóm thiền sinh

 thienviennguyenthuy-008

Giờ “Đi Bát” (going alm-round)

 thienviennguyenthuy-009

Ăn trong bát- Khẩu phần chay

 thienviennguyenthuy-010

Tăng xá của tu sĩ thiền sinh

thienviennguyenthuy-011

Cây Sa La thay lá

 thienviennguyenthuy-012

Thày Dhammapala dẫn đầu tăng nicư sĩ thiền sinh đi bát.

 thienviennguyenthuy-013

Thày U Tejinda đi bát

 thienviennguyenthuy-014

Rất nhiều màu áo của đủ các tông phái đang đi bát!

thienviennguyenthuy-015

thienviennguyenthuy-016

Hình lưu niệm của một nhóm thiền -sinh




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.