Thư Viện Hoa Sen

Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc

02/07/20153:42 CH(Xem: 7063)
Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc

TUYÊN BỐ
CỦA HIỆP HỘI TU VIỆN PHẬT GIÁO ĐỨC QUỐC (DBO)

về các Phản kháng Đức Đạt Lai Lạt Ma của Cộng đồng Shugden Quốc tế (ISC)
Logo DBO

Berlin, Schneverdingen, Hannover

Ngày 1 Tháng Năm, 2014

Hiệp Hội Tu viện Phật giáo Đức quốc (DBO) chính thức đứng ngoài các phản kháng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma, là điều được tiến hành toàn cầu, và cũng tại Frankfurt (Chính yếu). DBO tin chắc rằng các ý kiến giữa các Phật tử nên được biểu lộ trong một cách thức an bình, tôn kính, hợp lýtrung thực. DBO rất lo âu về hành vi vô đạo đức, sai lạc, hung hăng của những người phản kháng và hình ảnh xấu xa mà họ phô bày cho công chúng. DBO nhấn mạnh rằng những người phản kháng thuộc Truyền thống Tân Kadampa (NKT) không phải là tăng hay ni thuộc về các quy luật tu viện của Đức Phật, không thuộc về giáo lý (Pháp) của Ngài, mà cũng không thuộc về cộng đồng Phật giáo (Tăng đoàn).

Chúng tôi tiếc rằng một nhóm Phật tử đang cố gắng gây thêm tổn hạiTây phương cho Đức Đạt Lai Lạt MaPhật giáo Tây Tạng vào lúc giáo lý Phật giáo Tây Tạng đang phải chịu sức ép lớn lao nơi quê hương của họ.

Bối cảnh: Ngay từ năm 1996 tới 1998 và đặc biệt là từ năm 2008, một phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế và cuộc vận động mít tinh, được chỉ đạo một cách chuyên nghiệp và hung hăng, được tiến hành bởi hầu hết các tín đồ Tây phương của vị bảo hộ được gọi là Dorje Shugden chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lý do như sau: Từ năm 1978, nhà lãnh đạo tôn giáo của dân chúng Tây Tạng đã công khai nhấn mạnh rằng lời khẩn cầu của Shugden đã thoái hóa thành một thực hành nghi lễ với những tính chất phân biệt mạnh mẽ, một thực hành mà Ngài không thể chấp thuận. Thực ra, các nhà khoa học tôn giáonghiên cứu Tây Tạng xác nhận rằng hình thức được chuẩn bị về sự khẩn cầu của Shugden bị ràng buộc vào sự tin chắc rằng phái Gelug thì siêu việt so với các trường phái khác của Phật giáo Tây Tạng.

Hơn nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma phê bình rằng thực hành này đã đổi chiều quá nhiều và xa rời Phật giáo.

Dorje Shugden (cũng được gọi là Dholgyal) là một vị được gọi là nhà bảo trợ, nhân vật gây tranh cãi do bởi nguồn gốc của ông ta trong thế kỷ 17. Trong phạm vi văn hóa Tây Tạng, các vị bảo hộ là những thực thể được khẩn cầu và xin giúp đỡ, chẳng hạn đối với việc bảo vệ Phật giáo, nhưng cũng trong những vấn đề thế tục chẳng hạn như mùa gặt, việc xây dựng nhà cửa, v.v.. Có những quan điểm khác nhau và trái ngược về bản chất và các chức năng của Shugden.

Những người phản kháng, thường xuất hiện giữa công chúng như các tăng và ni Phật giáo, kết tội Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự đàn áp tự do tôn giáo, thậm chí gọi Ngài là “kẻ độc tài tệ hại nhất trong thế giới hiện đại”. Tuy nhiên, các tu việntrung tâm Phật giáo Tây Tạng cũng như bản thân các hành giả được tự do khi quyết định có theo lời khuyên dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không. Và một đa số trong những người đó đã thẳng thắn chống đối một thực hành gây tranh cãi chẳng hạn như thực hành của những tín đồ được tổ chức của Shugden gây nên sự bất hòaxem thường những cộng đồng tôn giáo khác.

Những người phản kháng nối kết chặt chẽ trên bình diện quốc tế với hầu hết thành viên của Truyền thống Tân Kadampa (NKT), một tổ chức từ thiện được sáng lập tại Anh quốc bởi học giả Tây Tạng Geshe Kelsang Gyatso. Đó là một trong những tổ chức phát triển nhanh nhất ở Anh quốc. Ở mặt ngoài, nó tự xuất hiện như tổ chức tân tiến, hiện đạidân chủ, tuy nhiên ở bên trong – theo chứng cớ của những tín đồ trước đây – tổ chức được in dấu bởi cấu trúc bộ phái, cứng nhắc, với Kelsang Gyatso là người cai quản duy nhất và không thể thấu hiểu.

Để tổ chức các phản kháng toàn cầu, NKT tiếp tục thành lập “các tổ chức mới”, chúng dùng để che đậy bối cảnh của những người phản kháng. ISC đã là tổ chức thứ ba trong nhóm của nó. Các trang mạng Shugden mà nó vận hành, không viện dẫn bất kỳ thông tin tiếp xúc chính thức hay đăng ký hợp pháp nào, được vận hành ẩn danh (các phạm vi do ủy nhiệm), và không chỉ định bất kỳ ai chịu trách nhiệm về những lời buộc tội một cách hợp pháp.

Phương thức liên hệ:

Tenzin Peljor (Michael Jäckel) +49 176 996 527 29 | +49 30 21 23 88 33

Bổ sung cho tuyên bố của Hiệp Hội Tu viện Phật giáo Đức quốc (DBO) về những phản kháng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma của Cộng đồng Shugden Quốc tế (ISC).

DBO (Hiệp Hội Tu viện Phật giáo Đức quốc) đã đề cập rằng theo ý kiến của họ các sự viện cớ thật sự méo mó và sai lạc.

Đây là một vài ví dụ:

Khẳng định: “Có 4 triệu tín đồ Shugden.” – Chỉnh sửa: Từ 1996 các giảng viên đại học liên tục tuyên bố rằng con số này “quá sức cường điệu.”

Khẳng định: “Do bởi quan điểm chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, các tín đồ Shugden bị ngăn chặn khỏi việc trợ lý y khoa, giáo dục và việc cấp giấy thông hành.” – Chỉnh sửa: Các trường hợp riêng lẻ như thế này có thể đã xảy ra do bởi những cá nhân Tây Tạng quá tích cực; tuy nhiên về phần của Chính phủ Trung ương Tây Tạng hay Đức Đạt Lai Lạt Ma thì không có mưu mô chính trị nhằm loại trừ các tín đồ Shugden khỏi việc chăm sóc y khoa, giáo dục hay phát hành các tài liệu. Chẳng có cơ quan Ân xá Quốc tế (1998) hay Tòa án Tối cao ở Delhi (2010) nào có thể xác định một sự vi phạm nhân quyền hay quyền tự do tôn giáo.

Khẳng định: “Đạt Lai Lạt Ma đã cấm đoán Shugden.”– Chỉnh sửa: Không có ngăn cấm tổng quát về Shugden, nhưng có những giới hạn. Chẳng hạn, các tu viện đã đưa ra quyết định, trên nền tảng của đa số phiếu bầu một cách dân chủ, chống lại khẩn cầu của Shugden, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu những người coi Ngài như vị Thầy của họ từ bỏ thực hành Shugden. Ngài đã nhấn mạnh nhiều lần rằng mọi người được tự do phớt lờ lời khuyên của Ngài và có thể thực hành Shugden một cách riêng tư.

Khẳng định: “Đạt Lai Lạt Ma ngăn cấm tự do tôn giáo.”– Chỉnh sửa: Shugden rất có thể được các đệ tử khẩn cầu một cách kín đáo hay trong các đền chùa Shugden và những tu viện, và điều này ngẫu nhiên xảy ra. Chính thực hành Shugden ngăn cấm tự do tôn giáo bằng cách đe dọa những người tu tập thực hành tâm linh của các phái Phật giáo Tây Tạng khác với những hình phạt dữ dội. Vì thế các việc hạn chế thực hành này sẽ làm tăng trưởng sự tự do của tất cả những người ước muốn thực hành. Trong bất kỳ xã hội nào điều đó cần thiết cho việc bảo vệ sự tự do của đa số để ngăn cấm sự cực đoan tôn giáo và loại trừ những người ủng hộ khỏi các thể chế công cộng.

Khẳng định: “Đạt Lai Lạt Ma đang nói dối.” – Chỉnh sửa: Có một cách nhìn khác biệt về Shugden so với các tín đồ của họ thì không phải là một sự nói dối, mà là thực hiện quyền có ý kiến riêng của mình.

Khẳng định: “Vấn đề Shugden là khuyết điểm của một mình Đạt Lai Lạt Ma.”– Chỉnh sửa: Vấn đề Shugden đã hiện hữu từ thế kỷ thứ 17. Các tín đồ Shugden cực đoan đã xa lánh các tu việnPhật tử Tây Tạng chống lại họ. Hai tín đồ cực đoan được tìm thấy bởi Cảnh sát Hình sự Quốc tế về việc giết chết ba người gồm một đối thủ Shugden và hai học trò của ông ta. Thật vô lý khi buộc Đạt Lai Lạt Ma phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này.  

Khẳng định: “Khẩn cầu của Shugden chỉ là một lời cầu nguyện cho sự phát triển lòng bi mẫntrí tuệ.”– Chỉnh sửa: Luận điệu này phớt lờ bối cảnh bộ phái và bạo lực lan rộng của việc sùng bái Shugden là điều có thể được chứng minh bởi việc đọc Kinh điển.

Để có thông tin hơn nữa DBO đề nghị những người quan tâm tham vấn các chuyên gia về học thuật và những nguồn học thuật độc lập để hiểu rõ hơn bối cảnh của những tranh cãi này và động cơ của những người phản kháng.
Đây là những ví dụ điển hình của những nguồn trực tuyến có thể kiếm được để tham khảo:

Canonicity and Divine Interference: The Tulkus and the Shugden-Controversy (Sự Can thiệp theo quy tắc Giáo hộiThiêng liêng: Các Tulku và sự Tranh cãi-Shugden) của Michael von Brück, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Ludwig-Maximilians-Đại Học Munich

Academic Research regarding Shugden Controversy & New Kadampa Tradition  (Nghiên cứutính chất học thuật về Sự Tranh cãi Shugden & Truyền thống Tân Kadampa)

http://dalailama.com/messages/dolgyal-shugden/dbo-statement

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

BÀI ĐỌC THÊM:
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Việc Sùng Bái Shugden (Dolgyal) (Thanh Liên Việt dịch)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Sự Sùng Bái Dolgyal Shugden (Thanh Liên Việt dịch)
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Dolgyal (Thanh Liên Việt dịch)
Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc (Thanh Liên Việt dịch)

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: