- Dẫn Đề Hội Thảo
- Báo Cáo Tổng Hợp Đề Tài Tham Luận
- Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 - 1963)
- Một Số Tư Liệu Mới Về Bồ Tát Thích Quảng Đức - Lê Mạnh Thát
- Ngọn Lửa Quảng Đức - Tỷ Kheo Thích Trí Quang
- Ánh Đuốc Quảng Đức - Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
- Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức - Hòa Thượng Thích Đức Nghiệp
- Ngọn Đuốc Đại Hùng Đại Lực Đại Từ Bi Thích Quảng Đức Soi Sáng Con Đường Đạo Pháp Dân Tộc - Nguyễn Chính,
- Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển Nam Tông Và Bắc Tông - Tâm Diệu
- Từ Ngọn Lửa Thích Quảng Đức - Nguyễn Quốc Tuấn
- Ánh Đuốc Quảng Đức Và Một Vài Điều Chưa Nói Về Phật Đản 1963 - Hoàng Nguyên Nhuận
- Sức Mạnh Bất Bạo Động Nhìn Từ Ngọn Lửa Thích Quảng Đức - Lê Cung *
- Từ Một Kỷ Niệm Xa - Cao Huy Thuần
- Huế - Nơi Mở Đầu Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam Năm 1963 - Lê Cung *
- Sự Hậu Thuẫn Của Miền Bắc Đối Với Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam Năm 1963 - Triệu Xuyên * Hoàng Chí Hiếu **
- Ngọn Lửa Quảng Đức Và Biến Cố Phật Giáo 1963 Dưới Cái Nhìn Của Thế Giới - Bùi Kha
- Sáng Mãi Niềm Tin Quảng Đức - Thạc Sĩ Phạm Văn Cảnh
- Ngọn Lửa Và Trái Tim Bồ Tát Quảng Đức Sáng Ngời Bất Diệt - Tuệ Khương
- Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Đấu Tranh Chống Chính Quyền Ngô Đình Diệm Trước Năm 1963 - Lê Cung – Phan Văn Hoàng
- Hoà Thượng Quảng Đức, Biểu Tượng Về Tính Dân Tộc Và Đạo Pháp Của Phật Giáo Việt Nam - Ts.trần Hồng Liên
- Từ Rạch Cát Tới Toà Đại Sứ - Tỷ Kheo Thích Trí Quang
- Toàn Trị Và Ngoại Thuộc - Cao Huy Thuần
- Tuyệt Thực Tại Chùa Từ Đà M Hồi Ký Của Bác Sĩ Erich Wulff Minh Nguyện Dịch
NGỌN LỬA VÀ TRÁI TIM
Lê Mạnh Thát Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM 2005
Kính bạch chư Tôn đức, quí vị Đại biểu cùng quí quan khách.
Nhắc lại lịch sử, là để ôn cố tri tân, là để hồi ức lại một giai đoạn bi hùng của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đã thăng trầm cùng vận mệnh đất nước.
Đã 42 năm trôi qua, từ ngày Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu thân mình làm ngọn đuốc cúng dường Chánh pháp, trở thành biểu tượng tinh thần cho ngọn cờ đấu tranh của Phật giáo đi đến thành công, thoát khỏi ách thống trị của Nhà Ngô với nạn kỳ thị tôn giáo. Hôm nay diễn ra cuộc hội thảo về Ngài, sẽ là sự tôn vinh và soi sáng lại quá khứ lịch sử với bao điều uẩn khúc mà lâu nay chưa có lời lý giải.
Đây cũng là dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước thống nhất, rồi đến Phật giáo thống nhất về một mối năm 1981, thì biểu tượng về TINH THẦN QUẢNG ĐỨC lại càng là một biểu trưng tâm linh bất diệt, cần phải được phân tích dưới nhiều góc độ khoa học, lịch sử, tôn giáo học, để các thế hệ kế thừa ngày nay được họp tập và nhận thức rõ ràng về Bồ tát Quảng Đức với ý nghĩa hành động Vị pháp thiêu thân, vốn là động cơ, là sức mạnh của sự tập họp đoàn kết, làm nên đại cuộc cho Đạo pháp và Dân tộc.
Cuộc hội thảo này, ít nhiều sẽ bao quát được các tiêu chí mà ban tổ chức hội thảo đặt ra, làm sáng tỏ mục tiêu đấu tranh bất bạo động của Phật giáo trước thế lực bạo tàn của Nhà Ngô. Hơn thế nữa, là mong tìm sự lý giải xác đáng bằng Phật pháp xung quanh vấn đề tâm linh về hình ảnh cuộc tự thiêu cúng dường Chánh Pháp của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã làm theo đúng chức năng của mình trong việc tổ chức cuộc hội thảo này, dưới sự hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành chức năng của chính quyền, của khối đại đoàn kết dân tộc và các Nhân sĩ trí thức Cách mạng, trí thức Phật giáo cùng các nhân chứng lịch sử còn lại ở giai đoạn lịch sử trước.
Với tư cách Viện trưởng, tôi xin tuyên bố khai mạc cuộc hội thảo chủ đề : “BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN”.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Lê Mạnh Thát