Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, and Chinese)

01/07/20214:02 SA(Xem: 3212)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, and Chinese)

KINH
NGŨ BÁCH DANH 
QUÁN THẾ ÂM
THE FIVE HUNDRED NAMES OF
AVALOKITEŚVARA BODHISATTVA SUTRA
五 百 名 觀 世 音 經
Vietnamese, English, and Chinese
Đại Bảo Trang Nghiêm
Buddhist Calendar of 2565 - Lunar Year of Tân Sửu - 2021
Hayward, California, United State
Author: Vietnamese Buddhist Monk (Anonymous)
Time: About the Trần dynasty, the thirteenth century
Biên soạnCao Tăng Việt Nam chưa rõ Pháp hiệu
Thời gianVào khoảng đời Nhà Trần, thế kỷ XIII

KINH NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM Việt, Anh, Hán_Page_001

 

Table of Content

 Foreword, Preface, Introduction, and Acknowledgements Page 6

PART ONE: English

 Opening the Ceremony 22

 The Five Hundred Names of Avalokiteśvara Bodhisattva

 Sutra and Notes 25

 Sharing the Merit 163

 The Merits and Virtues through the Five Hundred Names 165

 An Outline of 500 Names 168

 Ten Features of the Great Compassionate Heart Dharani 169

 The Summary Study of Avalokiteśvara Bodhisattva 174

 Trish’s Impression 188

PART TWO: Chữ Việt & Chữ Hán

 Nghi Thức Bạch Phật Khai Kinh 191

 Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát

 Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni 196

 Phần Hồi Hướng 218

 Tóm Tắt Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni 223

 Đại Ý Bài Chú Đại Bi 227

 Kính Lễ 10 Tâm Thù Thắng Của Chú Đại Bi 228

 Chú Thích 500 Danh Hiệu Bồ Tát 236

 Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Chinese) 285

PART THREE: Linh Ứng

 Những Mẩu Chuyện Linh Ứng Bồ Tát Quán Thế Âm 297

 Nghe Tiếng Trần Gian Quán Thế Âm 328

 Lời Bạt 329

 Tóm Tắt 500 Câu Danh Hiệu Bồ Tát 331

 Bibliography 335

 Index 341

 Phương Danh Ấn Tống 344

 Hồi Hướng Công Đức 348

LỜI NÓI ĐẦU

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý Phật tử,

Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán.

Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắntu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.

Vào dịp này Phật tử ăn chay, đến chùa nghe quý Thầy thuyết giảng, làm phước cúng dường và quan trọng hơn hết là: học tập theo hạnh nguyện của Ngài qua Ngũ Bách Danh. Các hạnh nguyện ấy mang đầy đủ đức tính của Bốn Vô Lượng Tâm: Từ - Bi - Hỷ - Xả. Chúng sanh còn Sanh - Lão - Bệnh - Chết thì đạo Phật còn, đạo Phật còn thì Ngũ Bách Danh còn. Ngũ Bách Danh còn thì còn Phật tử học tập theo hạnh nguyện của Bồ Tát nói chung, Quán Thế Âm Bồ Tát nói riêng.

Con đường giải thoát còn xa vời vợi nhưng tại đây chúng ta bình anhạnh phúctuyệt vời rồi. Đó là nhờ học tập theo Hạnh Nguyện của Bồ Tát.

Xin tán dương công đức của Sa di Thông Đạo đã đem lại niềm vui cho chính mình và nhiều người khác nữa. Và làm những ngày Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thêm rực rỡ, đầy đạo vị.

Đại Bảo Trang Nghiêm
Ngày Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát 19/2/ Tân Sửu (2021)
Hòa thượng Thái Siêu



 
pdf_download_2

 KINH NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM Việt, Anh, Hán


.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.