Thư Viện Hoa Sen

Thăm Thánh Địa Phật Giáo Bodh Gaya - Trần Vĩnh An

06/01/201112:00 SA(Xem: 19216)
Thăm Thánh Địa Phật Giáo Bodh Gaya - Trần Vĩnh An


THĂM THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO BODH GAYA
Trần Vĩnh An

Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáoẤn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo.

Nơi Đức Phật thành đạo

thanhdao-vajrasan-contentKim Cương toà, nơi Đức Phật ngồi thiền định (hình bên phải)

Bodh Gaya là nơi Đức Phật ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đềđắc đạo. Theo truyền thuyết, thái tử Sidharta (Sĩ Đạt Tu) năm 29 tuổi rời bỏ cung điện và vợ con để đi tìm thầy học đạo với tâm nguyện giải thoát cho chúng sinh. Với tên gọi là đạo sĩ Gotama (Cồ Đàm), người vượt núi băng sông, tu khổ hạnh suốt sáu năm trời mà vẫn không tìm ra con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, người vượt qua con sông Nerajana (Ni Liên Thiền), đến ngồi dưới cội bồ đề và sau 49 ngày thiền định đã đắc đạotrở thành Phật Thích Ca. Chuyện này xảy ra cách đây hơn 2.500 năm.

Thị trấn Bodh Gaya nằm trong bang Bihar ở miền Bắc Ấn Độ, cách thủ phủ Patna 150km về phía nam. Bodh Gaya ngày nay trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ với nhiều chùa, tu viện, đền thờ, nhà hàng, khách sạn. Đường sá tấp nập kẻ mua người bán, đi đâu cũng thấy các nhà sư Tây Tạng (thuộc hệ phái Mật Tông), mặc áo cà sa đỏ. Thỉnh thoảng, ngoài đường gặp vài du khách Tây ba lô, kẻ đi bộ, người cỡi xe đạp. Nơi khách sạn chúng tôi ở, chỉ có chúng tôi là người Việt Nam, còn hầu hết là người Tây Tạng. Có những vị sư Tây Tạng từ Bắc Mỹ, từ Úc về đây dự thánh lễ, họ nói tiếng Anh lưu loát, dùng máy ảnh kỹ thuật số.

Tháp Đại Giác

thanhdao-chuadaibode-02-contentTâm điểm thu hút khách hành hương ở Bodh Gaya là đền Mahabodhi (tháp Đại Giác), xây bên cạnh cây bồ đề. Đền cao 52m, bốn mặt tháp được chạm trổ rất tinh vi. Ngôi đền đã nhiều lần bị phá hoại trong lịch sử. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vua Ashoka (A Dục Vương) đã cho xây một đền thờ Phật tại đây. Đến thế kỷ thứ 7, các quốc vương triều đại Pala ở xứ Bengal xây lại với quy mô lớn hơn. Vào thế kỷ 12, ngôi đền bị phá huỷ. Đến thế kỷ thứ 14, các quốc vương Miến Điện khi kéo quân vào đây đã khôi phục lại ngôi đền. Những thế kỷ sau, đền Mahabodhi hứng chịu nhiều trận lụt lớn và bị chôn vùi dưới lớp bùn phù sa. Mãi đến giữa thế kỷ 19, nhà khảo cổ học người Anh là Alexander Cunningham mới đứng ra chỉ đạo công cuộc khai quật và trùng tu lại đền Mahabodhi như hiện nay.

Hôm chúng tôi đến, bên trong và ngoài đền chật kín khách hành hương, nhiều nhất là người Tây Tạng. Trước khi vào trong đền, chúng tôi đến viếng một tảng đá to hình tròn đặt phía bên trái sân, trên mặt đá có hai dấu chân to tướng của Đức Phật. Bước vào đền, mọi người xếp hàng để làm lễ bái yết trước tượng Phật Thích Ca mạ vàng đặt nơi chính điện. Tượng cao 2m, đặt trên một bệ đá cao 6m, với nét mặt thanh thản và một ngón tay chỉ xuống đất, mặt hướng về phía đông, giống y tư thế Người ngồi dưới gốc cây bồ đề năm xưa.

Khi lễ Phật xong, mọi người lần lượt theo hàng bước ra ngoài. Nơi ngưỡng cửa, có hai vị sư nữ ngồi phát trái cây và bánh, coi như là lộc do Đức Phật ban cho. Thấy ni cô nước da trắng trẻo không giống người Ấn Độ, chúng tôi dừng lại ngắm nhìn thì bỗng các ni cô lên tiếng hỏi chúng tôi có phải là người Việt Nam không? Mừng quá, các ni cô cho biết cũng là sư nữ từ Sài Gòn sang và phát thêm cho chúng tôi phần quà thứ hai.

Dưới gốc cây bồ đề

thanhdao-chuadaibode-03-contentTượng Phật mạ vàng trong tháp Đại Giác (hình bên phải)

Ra khỏi đền Mahabodhi, chúng tôi đến cây bồ đề linh thiêng nằm cạnh đền. Cây bồ đề cành lá xanh tươi dưới ánh nắng ban mai, được bao bọc bởi một vòng tường thấp bằng đá. Dưới bóng mát cây bồ đề là một phiến đá sa thạch đỏ, có tên là Vajrasana ngồi thiềnđắc đạo. Trong sách Đại Đường Tây vực ký, nhà sư Huyền Trang (tức Tam Tạng, thế kỷ thứ 7) đã mô tả phiến đá này như sau: "Kim cương toà là nơi Đức Phật đạt đến đỉnh cao giác ngộ. Khi cả mặt đất rung chuyển, chỉ có chỗ này là yên tĩnh bất động". Theo truyền thuyết thì cây bồ đề này mọc lên đúng vào ngày thái tử Sidharta ra đời, cây bồ đề đã nhiều lần bị chặt phá và mọc lại. Cây bồ đề hiện nay được chiết ra từ cây bồ đề ở Srilanca vốn là một nhánh của cây nguyên thuỷ được đưa sang trồng ở Srilanca từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên".

Chung quanh cây bồ đề, khách hành hương ngồi chắp tay vây kín trong tư thế hết sức nghiêm trang. Một cơn gió thoảng qua, vài chiếc lá bồ đề rơi xuống, khách hành hương kính cẩn nhặt lên với niềm tin đó là phước lành của Phật ban cho. Chúng tôi cũng may mắn, mỗi người nhặt một chiếc lá mang về để kỷ niệm chuyến đi đáng ghi nhớ, với nguyện vọng thầm kín cũng mong hưởng được phúc.

Điều đáng chú ý là trong dãy hành lang quanh chùa, các vị sư Tây Tạng vừa đi vừa lạy trông rất lạ mắt. Họ không quỳ lạy, mà cứ bước đi ba bước rồi nằm duỗi người ra, mặt úp xuống đất, xong đứng lên đi tiếp ba bước rồi lại nằm xuống. Động tác này rất mệt, tôi trông thấy một số vị sư mặt mày ướt đẫm mồ hôi, có một số vị cởi bớt áo khoác đỏ bên ngoài ra để quấn quanh người cho đỡ nóng, để lộ bên trong chiếc áo màu vàng.

Liên hiệp quốc Phật tự

Tảng đá tròn in dấu chân của Phật (hình bên phải)
Bodh Gaya ngày nay còn được gọi ví von là "Liên hiệp quốc Phật tự", vì nơi đây tập trung rất nhiều ngôi chùa của các nước và lãnh thổ: Bhutan, Nepal, Myanmar, Srilanca, Đài Loan, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Mỗi ngôi chùa đều có kiến trúc độc đáo riêng, theo truyền thống Phật giáo của từng nơi. Đặc biệt chùa Nhật Bản có một pho tượng bằng đá trắng cao hơn 20m, hai bên là hai dãy tượng các vị đại đệ tử của Đức Phật có kích thước bằng người thật.

Riêng chùa Việt Nam có tên là Việt Nam Phật Quốc tự được xây dựng năm 1987 trên một diện tích 3ha, do hoà thượng Huyền Diệu quyên góp xây dựngtrụ trì. Đến năm 1998, thầy Huyền Diệu sang Nepal, xin phép xây dựng thêm một chùa Việt Namthánh địa Lumbini, với quy mô lớn hơn chùa ở Bodh Gaya, thầy Huyền Diệu đã nhiều lần về Việt Nam và qua sự trung gian của thầy, nhiều Phật tử trong nước có dịp đến viếng các thánh địa Phật giáoẤn Độ và Nepal. Khi chúng tôi đến thăm Việt Nam Phật Quốc tự ở Bodh Gaya thì thầy Huyền Diệu đang ở Lumbini, tiếp chúng tôi là thầy Huyền Trang (trùng tên với Tam Tạng) từ Mỹ sang tu ở đây. Thầy Huyền Trang hướng dẫn chúng tôi đi thăm chùa, thầy cho biết nhiều đồ cúng tế, các bức tượng, các cửa gỗ chạm khắc công phu đều mang từ Việt Nam sang.

Tại Bodh Gaya còn có một trung tâm Phật giáo của người Việt có tên là Viên Giác Bồ đề Đạo tràng. Ở đây cũng có tụng kinh niệm Phật (nhưng không phải chùa), là trung tâm đón tiếp Phật tử các nơi về hành hương, có xây dựng nhiều phòng ngủ với nhà vệ sinh riêng, có phòng ăn, giá cả rẻ hơn ở khách sạn.

Tạo bài viết
17/11/2020(Xem: 3151)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.