Kết Nối Mùa Xuân - Lệ Thọ

26/12/201012:00 SA(Xem: 43095)
Kết Nối Mùa Xuân - Lệ Thọ

tuyentapmungxuan
tuyentapmungxuan-2

KẾT NỐI MÙA XUÂN

Lệ Thọ

maivang-010205Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá, những diễn biến nóng bỏng ở Đông Bắc Á, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan...để lại cho con người những cái được và cái mất từ cái nhìn của dòng đời vạn biến. Trong mắt nhà thiền những sự kiện xảy ra nó là yếu tố ắt có và đủ của nó, bởi mọi sự vật hiện tượng điều có tính tương sinh, nếu khôngmùa Đông giá rét thì làm gì có hoa Đào hoa Mai khoe sắc thắm cho mùa xuân!

Thông thường người ta chỉ thích thành công, chỉ thích ngắm nhìn ngàn hoa đua nở…hơn là chấp nhận sự tương tác kết nối của nó, khi Thu sang Đông về mọi thứ trở nên điêu tàn. Mỗi cảm nhận về cuộc sống và giá trị tinh thần đều có những góc khuất; đối với hành giả thì người ta gọi “mật”, triết lý người ta gọi “uyên áo” nên chúng ta phải quan sát cẩn thận thì chúng ta sẽ có một cái thấy đầy thú vị từ vũ trụ đang sinh diệt cho đến cái mầm sống nhỏ bé vừa hé nở. Với cái nhìn đầy sự kết nối đó sẽ giúp cho chúng sự bình thản và ngắm nhìn nó như một bộ phim “hành động” đang diễn ra mà ta hằng thích thú.

Với cái thấy trực quan sinh động đó, có lẽ Mãn Giác thiền sư là bậc thầy về sự thưởng thức: “chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai”. Cành mai đó làm gì có thật trong mắt của những người luôn “kết nối” ra bên ngoài, chạy theo dòng chảy tất bật của cuộc sống để thụ hưởng, để thỏa chí… Với khái niệm sống hời hợt đó thì muôn đời chúng ta cũng sẽ là cái bóng, luôn đi sau những thảm họa về thiên tai, những cuộc binh biến tranh giành ngôi vị, những kịch bản tồi tệ của nền kinh tế hiện nay và những mái ấm gia đình phút chốc tan thành mây khói.

Chúng ta trách cho thiên nhiên đang khắt khe với cuộc sống toàn cầu, trách cho tạo hóa trớ trêu vừa cho thành đạt chưa bao lâu thì gặp thất bại, thậm chí đến cả cảm xúc vui buồn cũng phải đuổi bắt làm mệt cái đôi chân này!

Chúng ta có bao giờ thử ngồi xuống nghỉ ngơi. Ở góc khuất này nhà Thiền gọi: “phản quang tự kỷ”. Chân lý quả là kỳ diệu khi chúng ta chịu khó kết nối lý tưởng đó vào mỗi phút giây của sự sống, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra. Chẳng hạn chúng ngắt kết nối để hưởng ứng giờ Trái đất “Earth Hour”. Ngọn nến làm cho căn phòng trở nên lung linh, mọi vật được chan hòa cùng một thứ ánh sáng nên những vật đắt tiền hay món quà tinh thần bạn bè trao tặng trở nên thân thiệnbình đẳng trước một ánh sáng vừa đủ. Cảm ơn ngọn nến, đã đưa mọi khái niệm trở về lại đúng bản chất của nó.

Rồi bổng dưng một ngày, nhìn vào một góc phố thấy mọi người ngồi tán gẩu, hoặc đọc báo hay cáu gắt vì công việc đang dỡ dang do mất điện. Giờ trái đất đã không còn trong tâm trí của chúng ta. Hóa ra, chúng ta chỉ sống theo khẩu hiệu, chúng ta chỉ làm qua loa khi có sự vận động và duy ý chíphải sống hòa nhập” để thể hiện đẳng cấp sống thời thượng, hơn là thể hiện công dân toàn cầu!

Phải thừa nhận rằng, công nghệ thông tin đã làm cho thế giới nhỏ lại, bất cứ một việc gì xảy ra trên trái đất thì chỉ vài phút sau cả thế giới điều biết. Sự ‘kết nối’đó quá lớn đến nỗi nó che hết mọi thứ hiện hữu rất có giá trị khác vẫn còn bên chúng ta. Chẳng hạn, cha mẹ, gia đình, bạn bè, những quyển sách hay, những chuyến du lịch tâm linh, những phút giây trầm mình trong không gian yên tịnh để làm mới tâm hồn…còn rất nhiều thứ nữa để chúng ta kết nối. Vì vậy, chúng ta thử đặt ra cho bản thân một tuần, không có điện sinh hoạt, không có máy tính, không có điện thoại có phải chăng những ngày đó là thảm họa đang đến với ta? Hóa ra, cái phương tiện, cái ảo bây giờ đã trở thành cứu cánh, nó biến ta trở thành phụ thuộc tự lúc nào. Ta không còn là ta!

Cuộc sống này trở thành cái gì khi có đầy đủ vật chất, món ngon vật lạ, thậm chí các bộ phận trong cơ thể được thay thế, tuổi thọ được kéo dài, khi di chuyển bằng phương tiện hiện đại…Những cái đích đó có phải là giá trị sau cùng để con người bằng mọi cách đạt đến? Nhìn vào mặt trái của nó là nhân loại đang hứng lấy những bài học nghiêm khắc từ thiên nhiên, những con virus kháng thuốc, hoặc những chứng bệnh nan y đang lan rộng. Phải chăng hành động cố gắng kết nối của con người hiện nay sẽ là sự ngắt kết nối với tương lai?

Cái thuận của chúng ta là nó nghịch lý với thiên nhiên bởi tính hiện sinh của vũ trụ là qui luật thành, trụ, hoại, không; đối với sự sống là sinh lão bệnh tử và quỹ đạo thời gian là xuân hạ thu đông. Sự kết nối đó nằm ngoài ý muốn của con người, nhưng lại là hoàn hảo của sự vận hành để tồn tại. Những gam màu sáng tối đó tạo nên một bức tranh sống động của nhân sinh.

Ở điểm này, ngài Mãn Giác nhìn đời rất tinh tường: “trước mắt việc trôi mãi, trên đầu già đến rồi”. Trong lúc mọi người đang vui xuân bất tận, thì ngài đã tiển biệt xuân đi và đón hạ thu đông về, hay nói một cách khác là ở ngài không có khái niệm đến hay đi. Nên ngài chấp nhận nó như một điều kiện ắt có và đủ. Ở ngài không có bóng dáng của sự so sánh giữa bi quan hay lạc quan và được hay mất. Mọi thứ trong mắt ngài chỉ là một khái niệm, dù đó là biến thiên của vũ trụ, một chính thể thay đổi, một sự nghiệp lẫy lừng…cũng chỉ là sự kết nối giữa những yếu tố thuận và nghịch tạm tồn tại trong mắt mọi người một thời gian.

Phải chăng ngài Mãn Giác đã ‘ngắt kết nối’ hạn hữu để tạo nên một kết nối vô hạn. Và mùa xuân Tân Mão nữa đã đến hoa Đào hoa Mai đang khoe sắc thắm, chúng ta hãy kết nối với thiên nhiên, kết nối với tự tâm và kết nối với nhân loại. Đồng thời hãy mạnh dạng ngắt kết nối với tham vọng, ích kỷ, những cuộc sống ảo để có một mùa xuân thật với chính mình.Và hãy bằng lòng với hiện tại, kể cả thất bại, cay đắng, hay vinh quang vì nó là những mảnh ghép không thể thiếu trong mỗi con người. Hãy mĩm cười để những yếu tố đó chuyển hóa thành năng lượng bình yên trong ta!

“Nếu chẳng một phen sương thắm lạnh

Hoa kia đâu dễ ngửi mùi hương”

 

LT

21.12.2010
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/12/2016(Xem: 9029)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.