Triết lý về cơ chế “ tự thực”

16/11/20164:17 CH(Xem: 7533)
Triết lý về cơ chế “ tự thực”

TRIẾT LÝ VỀ CƠ CHẾ “ TỰ THỰC” 
Nguyễn Hữu Đức

blank
Giáo sư Yoshinori Ohsumi trong cuộc họp báo tại Tokyo sau
khi nhận thông báo về giải thưởng Nobel Y học 2016.
Ảnh: AFP/TTXVN

Giải Nobel Y sinh học năm 2016 đã được quyết định trao cho GS.Yoshinori Ohsumi, nhà khoa học người Nhật, nhờ thành tựu khám phá các cơ chế phân hủy và tái tạo các thành phần của tế bào. Cơ chế đặc biệt đó được gọi là “autophagy” (tự thực), một quá trình cơ bản trong tế bào. Thông báo từ ban chấm giải của Viện Karolinska, thủ đô Stockholm (Thụy Điển) cho biết: “Các khám phá của GS.Ohsumi đã đưa đến những hình mẫu mới trong việc hiểu về cách các tế bào phân hủy và tái tạo các thành phần của chúng. Khám phá của ông đã mở đường dẫn đến sự hiểu biết của nhiều quá trình sinh lý, chẳng hạn như trong việc tế bào thích ứng với cái đói hoặc phản ứng với sự xâm phạm là sự nhiễm trùng”. GS.Yoshinori Ohsumi sinh năm 1945. Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và tiến sĩ năm 1972 (Đại học Tokyo), làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Rockefeller ở New York (Mỹ) từ 1974-1977. Sau đó, ông trở về Tokyo lập phòng thí nghiệm riêng của mình. Từ năm 2009, ông là giáo sư ở Viện Công nghệ Tokyo (Nhật).

Cơ chế “tự thực” “Autophagy” là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hi Lạp với thành tố auto (tự) và phagein (ăn, thực). Khoa học gia Christian de Duve, người đoạt giải Nobel Y học 1974 là “cha đẻ” của từ “autophagy” khi đưa ra khái niệm này vào năm 1963.

Cơ chế “tự thực” là một cơ chế cơ bản của việc phân hủy và tái chế các thành phần của tế bào. Có thể hiểu Triết lý về cơ chế “ tự thực” đơn giản đó là cách các tế bào “tự ăn” tức làm cho mất đi và “tái chế” tức tạo ra các thành phần của chính mình để đổi mới.

Cơ chế “tự thực” được chú ý lần đầu vào những năm 1960 khi các nhà khoa học phát hiện tế bào có thể thải các thành phần của mình bằng cách đưa chúng vào một lớp màng tạo thành một bọng hình túi và vận chuyển túi này đến một trung tâm tái chế bên trong tế bào. Những trung tâm tái chế ấy đầu tiên được gọi là lysosome và sau này được gọi là “autophagosome”. Trong trung tâm tái chế có chứa các enzym có tác dụng phân hủy protein, chất béo, chất đường… mà các chất này đã được tế bào xem là chất thải cặn bã cần phải xử lý. Sau đó, những chất phân hủy từ các chất thải được tái chế (recycling) thành năng lượng hoặc các thành tố mới cấu tạo tế bào. Riêng với chất đạm, tức protein, trong những năm 1970 và 1980, người ta phát hiện trong tế bào có bộ phận gọi là “proteasome” cũng chính là một autophagosome đảm nhiệm phân hủy và tái chế các protein bị hỏng hoặc khi thiếu thốn protein.

“Tự thực” chính là cách thức tế bào tự cung cấp nhiên liệu là năng lượng và tạo nên vật liệu là những “viên gạch” mới xây các thành phần của tế bào. Nhưng để làm gì? Chính là để đáp ứng những khủng hoảng như “sự đói” hoặc các căng thẳng khác như sự nhiễm trùng… Khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhờ “tự thực” mà tế bào loại bỏ vi khuẩn hoặc siêu vi xâm nhập chúng gây bệnh.

Vào những năm 1990, GS.Ohsumi đã sử dụng men nở làm bánh mì (mỗi hạt men là một tế bào) để xác định các gien điều khiển quá trình “tự thực” và sau đó chứng minh rằng cơ chế này cũng hoạt động tương tự như ở tế bào người. Ông đã xác định có 15 gien đóng vai trò chính yếu trong quá trình “tự thực”. Trong thời gian dài, thành tựu nghiên cứu của GS.Ohsumi được cộng đồng khoa học đánh giáhoàn toàn xứng đáng. Công trình nghiên cứu của ông giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về cơ thể mình, và mở ra một cánh cửa mới cho y học tương lai. Phát hiện về chu trình tự hoại và tái sinh của tế bào giúp con người hiểu hơn về nhiều cơ chế bệnh lý, về sự tồn tại của chính con người. Chẳng hạn như chúng ta hiểu tại sao trong thời kỳ đói khát, cơ thể con người có thể duy trì sự sống một thời gian khá lâu. Rối loạn trong “tự thực” có thể giúp giải thích tại sao chúng ta bị “lão hoá”, bị bệnh Parkinson, bị ung thư, bị tiểu đường v.v… Đột biến gien chịu trách nhiệm về “tự thực” có thể đưa đến bệnh di truyền.

Cơ chế “tự thực”và triết lý vô thường GS.TS Nguyễn Văn Tuấn trong một bài viết đã xem “tự thực” là một minh họa sinh động về ý niệm vô thường trong Phật giáo. Trong bài, ông kể lại câu chuyện đã được kể trong kinh Tứ Thập Nhị Chương: “Một hôm Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo rằng con người sống bao lâu. Người thì trả lời là 100 năm, người cho rằng 70 năm, người lại nói vài tháng. Chỉ có một Tỳ-kheo nói rằng mạng người sống chỉ có một hơi thở!”. Đức Thế Tôn khen vị Tỳ-kheo đã hiểu đúng về định luật vô thường của sự sống. Định luật vô thường ở đây có thể hiểu là chu trình thành-trụ-hoại-không và chu trình này diễn ra liên tục trong cơ thể chúng ta.

Thật vậy, trong thực tế sinh học ở tế bào, sống và chết có thể diễn ra từng giây. Chúng ta là tập hợp các tế bào; cho nên, chúng ta là sự tổng hòa các quy trình sinh-diệt diễn ra trong các tế bào một cách liên tục cho đến ngày chúng ta nhắm mắt lìa đời. GS.Tuấn nêu một ví dụ tiêu biểu là trong xương chúng ta, có hai loại tế bào lúc nào cũng làm việc song hành với nhau, một loại tế bào chuyên đục xương cũ (gọi là tế bào huỷ xương), và sau đó một loại tế bào khác lấp vào đó những xương mới (tế bào tạo xương). Qui trình hủy diệt và sinh xương mới này diễn ra liên tục. Do đó, cứ mỗi 10 năm chúng ta có một bộ xương mới hoàn toàn.

Có thể khẳng định, nói rằng chúng ta chết và sống trong từng giây không phải là một lối ví von, một mỹ từ tôn giáo, mà là một thực tế sinh học. Phát hiện trong nghiên cứu của GS.Yoshinori Ohsumi đã góp phần giải thích cơ chế của định luật vô thường qua phương pháp khoa học hiện đại. Quá trình phân hủy và tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường.

Theo GS.Tuấn, có nhiều điều mà giới khoa học ngày nay gọi là “khám phá” hay “phát hiện” thực chất chỉ là minh hoạ và giải thích những ý niệm đã được Đức Phật phát hiện cách đây hơn 2.500 năm. Nhưng cái đẹp của khoa học hiện đại là nhờ những phương pháp tinh vichính xác có thể giúp chúng ta xác minh và hiểu tốt hơn những ý tưởng cổ điển mà các bậc hiền triết ngày xưa nghĩ đến.

Cơ chế “tự thực”và triết lý chuyển hóa bên trong từ cũ sang mới Phát hiện về cơ chế “tự thực” của GS.Yoshinori Ohsumi không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn phảng phất một triết lý khác của nhà Phật.

“Tự thực” trong thực tế sinh học ở tế bào là quá trình sống và chết có thể diễn ra từng giây chính từ bên trong tế bào, thực chất đó cũng là quá trình đổi mới. Các tế bào trong cơ thể người “tự ăn” tức làm cho mất đi những gì là cũ kỹ, là cặn bã và “tái chế”, tức tạo mới các thành phần của chính mình để đổi mới chính nó. Có thể tế bào không tạo cái hoàn toàn mới nhưng cũng không hoàn toàn lấy tất cả cái cũ mà chọn lọc những gì thật cần thiết để tạo thành cái mới.

Suy diễn rộng ra, tâm thức của con người cũng thế, luôn thay đổi vì lẽ vô thường của cuộc sống và theo chiều hướng tự nhiên là thay đổi từ cũ là lạc hậu, là chưa tốt đến mới là tiến bộ, là tốt hơn.

Đức Phật dạy: “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm. Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta. Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”. (Kinh Pháp Cú, câu 145)

Giống như tế bào tạo ra chất thải sẽ tìm cách xử lý chất thải đó bên trong tế bào, con người tạo nghiệp ác cũng cần nhận thức rằng tội lỗi là do mình tạo ra, chính mình sẽ xử lý nó chứ không thể nương tựa chỗ nào khác để mà xóa tội. Đức Phật đã chỉ vạch cho ta con đườngphương pháp mà ta có thể nương theo đó để tự giải thoát ra khỏi mọi khổ đau của vòng sanh tử: “Hãy tự xem con là hải đảo của con. Hãy tự xem con là nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác!”.

Cũng giống tế bào không tạo cái hoàn toàn mới nhưng cũng không hoàn toàn lấy tất cả cái cũ, mà chọn lọc những gì cũ thật cần thiết để tạo thành cái mới, con người cũng phải biết giáp mặt cuộc sống với những điều mới mẻ trong nhận thức, hành vi của mình. Con người không thể bê nguyên xi quá khứ cũ kỹ, ký ức tâm lý già cỗi của mình để đáp ứng với thách thức của cuộc sống lúc nào cũng tươi mới. Mà phải biết giải thoát và chọn lọc những gì trong quá khứ tối cần thiết để có tâm thức thật tinh khôi hầu giáp mặt với cuộc đời.

Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa đến, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây…” (kinh Nhất dạ hiền giả, tuyển tập Trung Bộ). Hoặc: “Bỏ qua quá khứ, hiện tại, vị laivượt qua bờ bên kia, tâm giải thoát hết thảy” (kinh Pháp Cú, câu 348)

Nguyễn Hữu Đức


Bài đọc thêm:
Giải Nobel y sinh học 2016: Phảng phất ý niệm vô thường (GS. Nguyễn Văn Tuấn)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.