Phật Giáo Không Phải Là Một Tôn Giáo

16/08/20184:00 SA(Xem: 4543)
Phật Giáo Không Phải Là Một Tôn Giáo
PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO
Quang Minh

lotus vangTrong cảnh đời nhiều sự bi thương và khổ lụy, thì chỉ có tình yêu với cái tâm trong sáng mới có thể xoa dịu được những cõi lòng sâu thẳm với những tổn thương buồn khổ theo năm tháng. Hãy cho đi sự nhẹ nhàng thanh thản trong tâm hồn bằng những việc làm hành động giúp đỡ những người khó khăn xung quanh, phóng sanh những con vật đang quằn quại vũng vẫy dành lấy sự sống trong khoảng khắc chuẩn bị người ta sát sanh. Chúng ta không cần phải làm những việc lớn lao gì, mà ngay trong những hành động đời thường, những việc nhỏ cũng giúp cuộc sống xung quanh có sự tác động thay đổi tốt lên như bố thí, phóng sanh, an ủi người khác, đồng cảm cảnh khổ hoàn cảnh người xung quanh, sống an tĩnh chánh niệm trong giây phút hiện tại...
Trong xã hội hiện nay khi mà Đạo đức là thứ xa sỉ do cái tâm bị ràng buộc bởi danh lợi, vật chất, tiền tài chi phối quá nhiều vào cuộc sống con người. Nên khi có người làm thiện thì ngay lúc đó được lên báo, được khệ ngợi vì lòng tốt. Vì ít người làm tốt nên báo chí mới khen ngợi để nhiều người học hỏi, nếu nhiều người làm tốt thì không việc gì được báo chí khen ngợi. Mà nếu nhìn lại lòng tốt lại hiếm hoi khi mà sự hờ hững vô tâm trước vấn nạn mà người khác gặp phải thì có những người dường như không màng tới bởi có lẽ sự sợ hãi bị liên can liên đới đã làm cho con người trở nên phòng bị đề phòng mặc kệ nạn nhân vẫn vùng đau đớn, điển hình sự vô cảm trong vấn nạn giao thông, người bị tai nạn thì đau đớn, mà người đi qua nhìn rồi đi vì nếu vào giúp sợ người khác nghĩ chính mình gây ra tai nạn cho người đó, sợ cười nhà người tai nạn hiểu nhầm đánh mình, sợ công an mời làm tường trình, sợ trễ giờ riêng tư của mình...Chính chữ sợ làm ngờ vực tất xả, chính sự đề phòng mà vô hình chung đẩy mình trở thành người vô cảm, có khi chính sự vô cảm mà người tai nạn không được cứu kịp thời và dẫn tới mất mạng cũng không biết chừng. 


Đạo đức trên phương diện phật giáo chính là sự tu tâm. Tâm tốt là đạo sáng, tâm từ bi là đức độ. Chính trong cái đời thường mà tu tậphành trì. Vì pháp vốn tại thế gian, đồng thời xuất thế gian nên ngay ở thế gian đối nhân xử thế thật tốt, mà không chấp, không phân biệt, không ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì đó là xuất thế tâm trong hình thể thân ở thế gian. Hãy sống chánh trựcđiềm đạm thì đạo sáng trong cao vợi không bị ngăn ngại bất cứ điều gì. Vì đạo như dòng chảy, nếu gặp chướng ngại là những niệm trần, niệm cảnh,niệm thương ,niệm yêu, niệm ghét, niệm ghen, niệm ghét...thì làm cho tâm rối loạn và gây nên mê mờ tâm trí, và hành vi bất chính trong ý niệm và hành động.
Phật giáo vượt ra ngoài tất cả khuôn khổ, mọi gò bó và ép buộc trong cái đạo đức xã hội để đưa tới cho người tu hành một bản thể đạo đức cao cả anh minh, một cái tâm trong sáng rộng lớn thênh thang và mọi nỗi niềm tan theo mây gió vô thường của kiếp nhân sinh đang chìm đắm trong phiền não khổ lụy.
Đạo Phật có trong mọi lý tưởng tốt, mọi hành động và nghĩ suy, mọi sinh hoạt cuộc sống vì đạo phật là chính là đạo Tâm. Mà tâm là bản thể thanh tịnh có trong tự tánh của chúng sanh. Cho dù chúng sanh làm gì, đạo gì, hình tướng ra sao, quốc gia nào đi nữa, màu da nào chăng nữa cũng đồng thể tự tánh như nhau. Bởi tạo tác nào cũng gây ra nghiệp tùy theo tốt xấu của mỗi người mà có khác. Nên nói Phật giáotôn giáo vô hình chung gắn ghép phật giáo vào một khuôn khổ nhỏ hẹp, làm cho phật giáo bị hiểu nhầm. Vậy nếu những lời phật dạy nếu người khác không theo đạo phật là không đúng hay sao? Đã là duyên nghiệp,nhân quả, luân hồi, tâm đạo thì đâu đâu ai ai cũng chịu cả, không ai là không tránh khỏi. Vì chúng sanh đồng thể tánh tâm thanh tịnh nên khi nào tâm thanh tịnh không khởi vọng động trần lao liền ngay đó đồng thể tâm của chư phật.
Như vậy, phật giáo chính là tâm giáo, tâm đạo, tâm thanh tịnh, tâm trong sáng sẵn có trong mọi loài chúng sanh. Và phật giáogiáo lý đưa người tu hành về với sự giác ngộ bổn tâm thanh tịnh của mình.

Thư Viện Hoa Sen

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…