Những người con gái Phật

17/05/20201:00 SA(Xem: 6008)
Những người con gái Phật

NHỮNG NGƯỜI CON GÁI PHẬT
Tiểu Lục Thần Phong

 

Thế là hơn hai mươi lăm thế kỷ đồng hành cùng nhân loại. Đạo Phật đem laị lợi lạc cho con người trên khắp thế gian: Cổ vũ lòng từ bi, yêu thương; cổ vũ hoà bình, vị tha, khoan dung; soi sáng cho mọi người nhận ra chân lý thật của cuộc đời, chỉ ra con đường thoát khổ và giác ngộ…Ngày xưa đạo Phật chỉ có mặt ở châu Á, ngày nay thì có lẽ có mặt ở khắp năm châu.

aloka vihara forest 2
Ni đoàn thường trú tại Thiền Lâm Aloka Vehara Forest, California


Những năm đầu của thế kỷ hai mươi, có những học giảtu sĩ người da trắng từ châu Âu. Họ khám phá ra đạo Phật- một tôn giáo cổ truyền của phương Đông và họ đã ngạc nhiên đến độ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống sung túc ở châu Âu để đến các nước Đông Nam Á: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan… để tu học. Trong số họ có nhiều người từ bỏ cả đức tin truyền thống của mình để đi theo đạo Phật. Họ đã hiến dâng cả đời mình cho đạo Phật: Dịch kinh điển Pali sang tiếng Anh, thành lập những hội truyền bá đạo Phật, hội Phật học và tổ chức từ thiện để đến trợ giúp các quốc gia Phật giáo… Trong số ấy có những vị vô cùng uyên bác như: tì kheo Nanamoli Thera ( tên thế tục Osbert Moore), Franis Stony, Ven. Sangharakshita…

 Ở Bắc Mỹ, đại tá hải quân Henry Steel Olcott có lẽ là người Mỹ đầu tiên tiếp xúc với Phật giáo. Ông là người phác thảo ra lá cờ Phật giáo. Ông cũng là người có công to lớn trong việc chấn hưng Phật giáoTích Lan, Miến Điện… cũng trong những năm tháng đó, dòng người châu Á sang làm đường sắt hay di cư cũng mang theo đạo Phật vào nước Mỹ, tuy nhiên đạo Phật cũng chỉ ở trong cộng đồng châu Á chứ chưa có sức lan tỏa ra. Mãi sau này từ khi Đức Dalai Lama tị nạn và hoằng pháp thì Phật giáo lan truyền và ảnh hưởng lớn sâu rộng đến người Mỹ bản địa. Ngoài đức Dalai Lama ra thì phải kể đến thiền sư Thích Nhất Hạnh. Uy tín, tài đức của các vị cao tăng này đã thuyết phục được vô số người Âu-Mỹ đi theo đạo Phật. Người Âu-Mỹ biết đạo Phậttu học Phật pháp theo hai dòng chính là: thiền tôngmật tông, trong thiền tông thì bao gồm cả thiền Nguyên thuỷ, Nam tôngBắc tông, riêng tịnh độ tông thì ít người biết đến và cũng ít người tu học. Có lẽ căn cơ người Âu- Mỹ hợp với Thiền tôngmật tông. Ngoài hai ngài Dalai Lama và Thích Nhất Hạnh ra còn có thể kể thêm hoà thượng Tuyên Hoá, tuy nhiên sức ảnh hưởng của ngài chỉ trong cộng đồng Hoa Kiều là chính, tuy cũng có một số người Mỹ quy ytu học.

 Đạo Phậtgiáo pháp tự thân có một sức hút mạnh mẽ đối với những người tìm hiểu về tâm linh, về con đường giác ngộ, về bản chất thật sự của cuộc đời này. Có những người sinh ra và lớn lên trong một môi trường tín ngưỡng khác biệt nhưng đôi khi chỉ tình cờ biết đến Phật pháp ấy vậy mà laị đem lòng say mê và quy ngưỡng. Nếu dùng dùng ngữ nhà phật thì có lẽ là cái duyên thuận tiện đã khơi dậy chủng tử Phật pháp tiềm ẩn trong tâm thức họ vậy. Hiện nay có bốn vị ni sư rất uyên báctinh tấn đang hoằng dương Phật phápCalifornia. Các vị này đến với Phật pháp cũng rất tình cờ, ấy vậy mà giờ trở thành những người con gái ưu tú của đức Phật.

 

Bhikkhuni_Santacitta_Austria
Ni sư Santacitta

Ni sư ANADABIDHI BHIKKHUNI. Bà vốn là người Anh, khi lên mười, tình cờ biết đến đạo Phật. Bà đem lòng say mê, ngưỡng mộ và tìm đọc các tài liệu về Phật giáo. Phật pháp đã kích thích mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu đậm trong tâm hồn bà. Những năm tháng sau đó bà đã quyết định tu học theo Phật pháp, khi đủ tuổi trưởng thành thì bà đã sống và tu tập như một nữ tu sĩ Phật giáo. Từ 1992 – 2009 thì bà tu ở tu viện Amaravati và Chithurst. Bà đã tu tập theo truyền thống tu trong rừng của dòng thiền nguyên thuỷ Thái Lan, với sự hướng dẫn của các thiền sư Thái Lan. Bà đã đọc tụngnghiên cứu những bộ kinh sơ kỳ của Phật giáo. Sau đó bà được giới thiệu sang Mỹ và đã thành lập tu viện Aloka Vihara. Nơi naỳ là tu viện dành riêng cho nữ giới, ở đây mọi người sống rất đơn giản, gần gũi với tự nhiênhành trì nghiêm nhặt. Năm 2011 bà thọ nhận đầy đủ các giới của một tì kheo ni, được ấn chứng như là một người con gái Phật đã trưởng thànhđi theo con đườngThế Tôn đã khai phá.

Ni sư SANTACITTA BHIKKHUNI. Bà sinh ra và lớn lên ở Austria. Bà đã lấy bằng cử nhân ngành văn hoá nhân chủng học ( Cultural Anthropology), chuyên môn chính: múa, nghệ thuật sân khấu trong nghi lễ. Bà làm việc tạo mẫu quần áo cũng như trang phục biểu diễn…Năm 1988 bà đi Thái lan, tình cờ tiếp xúc với vị sư Ajahn Buddhadasa. Qua trao đổitìm hiểu đời sống của tu sĩ Phật giáo trong tu viện. Việc này đã thích thích mạnh mẽ đến tâm tư bà. Sau đó bà đã tìm tòi, nghiên cứu về Phật giáo. 1993 bà đã là nữ tu sĩ Phật giáo. Bà tu theo cả hai truyền thống Đông và Tây nhưng chính yếu vẫn tuân thủ theo dòng thiền của thiền sư Ajahn Chah. Đến năm 2002 bà cũng được công nhận bởi dòng thiền  Dilgo Khyentse Rinpoche. Bà cũng là người đồng sáng lập tu viện AloKa Vihara ở California. Năm 2009 bà thọ cụ túc giới của một tì kheo ni, từ khi chuyển đến Mỹ, được sự hướng dẫn của Khenmo Drolma và Bhikkhu Analayo. Bà nhận được lợi ích lớn lao của Phật pháp. Bà đặc biệt hứng thú trong việc tu tập một nơi linh thiêng gần với tự nhiên.

 Ni sư AHIMSA BHIKKHUNI, sinh ra ở Vancouver, trước năm 1959 bà là một tay kèn clarinet của một dàn nhạc. Bà có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh nhưng từ khi sanh con thì bà ở nhà. Sau khi con vào tiểu học thì bà trở laị đaị học và lấy được bằng cử nhân ngôn ngữ bệnh lý học. Điều naỳ giúp bà làm việc với trẻ em có những buớc phát triển khác nhau. Năm 2006 bà bắt đầu thực hành thiền, bà dành hết cuộc đời cho việc điều phục ý và thanh tịnh tâm. Năm 2008, bà được giới thiệu với thiền sư Ajahn Sona ở tu viện Briken Forest Monastery. Năm 2012 bà thọ giới Anagarika từ thầy Ayya Ahinsa. 2013 thì thọ giới Samaneri từ thầy Ayya Medhanandi ở tu viện Satisaraniya Hermitage gần Perth ( Ontario). Tháng 6/2016 bà gia nhập cộng đồng tu nữ ở tu viện Aloka Vihara và thọ đầy đủ giới của một ti kheo ni, thầy truyền giới là Ayya Guanasari

 

Dhammadipa-Samaneri
Ni sư Dhammadipa Samaneri

Ni sư DHAMMADIPA SAMANERI, bà thực hành Phật pháp từ năm 1987, trở thành thành viên của Aloka Vihara từ 2017 và bắt đầu tu thiền theo truyền thống trong rừng. Năm 2018 bà thực hành Metta và nghiên cứu Suttas. Trong suốt thời gian dài bà cũng là người hướng dẫn tu thiền cho các học viên trên Net cũng như trên toàn thế giới. Thực hành thiền theo nguyên thủyưu tiên hàng đầu. Bà được thọ phong hoà thượng ở Soto Zen tradition. Năm 2007, sau hai mươi năm hành thiền. Bà được nối pháp dòng thiền Suzuki Roshi. Ngoài việc dạy và hướng dẫn bằng tiếng Anh, bà còn dạy bằng tiếng Tây Ban Nha, điều ấy biểu lộ sự quan tâm đến truyền thống La tinh của bà. Bà còn trợ giúp tâm lý ở bệnh viện, nhà chờ chết ( hospice)… Bà gia nhập Aloka Vihara  năm 2018

 Bốn vị tì kheo ni này là trụ cột chính ở tu viện Aloka Vihara, ngoài ra còn có những vị tì kheo ni khác cũng đến tu tập nhưng không thường trực. Thời gian tu tậpthọ giới khác nhau, người có thâm niên hành thiền lâu nhất là ba mươi năm, nhưng tất cả cùng chung lý tưởng và sống với tinh thần lục hoàPhật pháp đã nêu cao.

 Bốn vị tì kheo ni này ở tu viện Aloha Vihara đã lập nên cộng đồng nữ tu sĩ Phật giáo ( Aloka Vihara sisters). Là một ni viện, mọi người chung sống và tu học theo truyền thống Nam truyền ( nguyên thuỷ), nhấn mạnh sự đơn giản, buông bỏ theo truyền thống phương Đông, học tiến về trước, gần gũi với môi trường tự nhiên. Họ tu họcgìn giữ văn ngôn chỉ dạy của đức Phật, tinh thần tỉ - muội của những người con gái Phật. Họ giữ lấy truyền thống nhưng hoà hợp với thử thách của xã hội đương đaị. Họ giữ giới luật nghiêm nhặt, đúng thời khoá, ngày ăn một bữa… Các vị ni sư ở Aloka Vihara đang giữ gìn một đạo Phật nguyên chất và gần với đạo Phật thời sơ kỳ. Họ là người da trắng từ Anh, Áo, Canada…họ có trình độ, địa vị và có cùng chung một lý tưởng giác ngộ. Họ đã buông xuống tất cả để đi theo con đường giác ngộ mà năm xưa Thế Tôn đã khai phá

 

Tu viện Aloka Vihara chương trình ở laị cho những người taị gia muốn thực hành thiền, ngoài khu nhà cho nữ giới còn có một trailer cho người nam. Tất cả đến với Aloka Vihara đều phải tuân thủ nghiêm ngặt giờ giấc, thọ tám giới…thời gian tối thiểu để ở laị tu tập taị tu viện phải là một tuần, phải tuân theo nội quy của tu viện, ví như lên chánh đìện hay rời đi đều phải cung kính chắp tay xá ba lần, ra ngoài sân vườn phải luôn luôn ăn mặc quần dài và áo dài tay, không dùng điện thoại cá nhân, có điện thoại của tu viện để liên hệ việc cần thiết. Mọi người phải cẩn thận và theo hướng dẫn của tu viện vì rừng ở khu vực này có nhiều rắn, deer ticks, sư tử núi và gấu…

 Đất California mênh mông, núi đồi cũng chập cùng, kinh tế phồn vinh, cư dân đông đúc. Người bốn phương tụ về với bao  nhiêu truyền thống văn hoá khác nhau. Ngày hôm nay có một ngôi chùa nữ, đang hằng ngày tu tập theo truyền thống trúc lâm Thái Lan, ngày ngày đang hoằng pháp, nói pháp, dạy pháp… cho những ai hữu duyên. Những người con gái Phật đã và đang ầm thầm làm cho trời đất California ngày càng phong quang và rộng đường giải thoát.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 11/2019






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.