Lời Người Dịch

05/09/201012:00 SA(Xem: 6866)
Lời Người Dịch

LỜI NGƯỜI DỊCH

Nguyên tác A Buddhist View of Women: A Comparative Study of the Rules for Bhikṣuṇīs and Bhikṣus Based on the Chinese Prātimokṣa được đăng trong phần tiếng Anh của một số trang Phật học

Về nguyên tắc dịch, chúng tôi cố đi sát với văn phong của tác giả, chỉ trừ chỗ nào thấy không phù hợp với văn phong Việt ngữ, buộc chúng tôi phải dịch thoát ý. 

Tác giả so sánh Giới Bổn Tăng và Giới Bổn Ni dựa trên bản tiếng Hoa, nhưng một vài chỗ chúng tôi đối chiếu lại với nguyên tác tiếng Hoa thì nhận thấy nó không sát với bản tiếng Hoa lắm. Tự nghĩ, nhiệm vụ của chúng tôi không phải là so sánh cách dịch Giới Bổn từ tiếng Hoa sang tiếng Anh của tác giả như thế nào, nên chúng tôi không quan tâm nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình dịch, có một vài chỗ làm chúng tôi hơi nghi ngờ, buộc chúng tôi phải đối chiếu lại và phát hiện có nhiều giới có nội dung hơi xa với nguyên tác; nhờ đó chúng tôi mới phát hiện trật tự của các giới trong bản dịch này bị thay đổi rất nhiều. Do đó, chỗ nào chúng tôi vô tình phát hiện được thì chúng tôi ghi là chú thích của người dịch để độc giả có thể đối chiếu lại. 

Trong nguyên tác, tác giả đã dùng hậu chú cho toàn bộ bài viết. Vì chúng tôi nghĩ cách chia bài viết theo từng phần để dịch và trình bày thì dễ dàng cho bản thân chúng tôi và cho độc giả hơn, nên chúng tôi làm hậu chú cho từng phần, do đó thứ tự hậu chú của bản dịch và bản nguyên tác không giống nhau. Thứ nữa, vì trong quá trình dịch chúng tôi có đưa thêm một số ý kiến cá nhân nên trật tự cước chú bị thay đổi theo và số lượng hậu chú cũng gia tăng

Vì khả năng trình bày bị hạn chế, nên các biểu đồ trong nguyên tác chúng tôi không vẽ được và thay vào đó chúng được trình bày dưới dạng bảng liệt kê đính kèm các mặc ước. Do đó, những đoạn các mặc ước trong bản dịch đều do chúng tôi ghi thêm vào để độc giả dễ nắm bắt. Bản nguyên tác tiếng Anh có phần Thư Mục Tham Khảo các nguồn tài liệu tiếng Anh, Hoa, Nhật, và Triều Tiên, chúng tôi không đưa vào bài dịch này, nếu độc giả nào muốn tham khảo thêm xin vào nguyên tác để xem.

Tác giả bài khảo luận so sánh hai bộ Giới Bổn Tăng và Giới Bổn Ni này có lẽ đã bỏ công nghiên cứu một vài bộ Luật và các bài viết nghiên cứuliên hệ đến Luật nên đã đưa ra nhiều dẫn chứng đồng dị để soi sáng vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. 

Điểm khá độc đáo trong bài viết này, tác giả cũng là một Tỳ-kheo-ni có một quan điểm khá khác biệt với hầu hết các quan điểm của các nhà ghiên cứu phương Tây khi họ nghiên cứu về quan điểm bình đẳng của Phật giáo, đặc biệt giữa Tăng Ni, hay rộng hơn là nam và nữ. Phần lớn các học giả Đông Tây đều cho rằng chư Ni bị ép buộc phải giữ hơn chư Tăng 100 giới và tuân thủ Bát Kính Pháp, điều đó được xem như là điều không cần thiết. Nhưng theo Sư Cô In Young Chung cho rằng những giới mà chư Ni buộc phải tuân thủ đó rất cần thiết cho một Tỳ-kheo-ni sống trong xã hội Ấn Độ cổ đại (Phần V: Giới Ba-dật-đề). Hơn nữa, Bát Kính Pháp là một vấn đề gây nhiều tranh cãi có phải là do chính đức Phật chế định hay không? Sư Cô In Young Chung và nhiều tác giả nghiên cứu khác như trong phần IX đã trình bày là Bát Kính Pháp không phải do chính đức Phật chế định, mà có lẽ là do chư Tổ hoặc các nhà có trọng trách biên tập Tam Tạng về sau thêm vào. Chúng tôi cũng đồng với các quan điểm đó. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng không phải vì Bát Kính Pháp không phải do chính đức Phật chế định nên chúng ta có quyền bác bỏ. Theo kinh nghiệm bản thân của người dịch, dù chư Ni có buộc giữ Bát Kính Pháp như điều kiện tiên quyết cho đời sống lý tưởng của một người xuất gia, thì điều đó cũng không có trở ngại cho đời sống tu tập tâm của mình, mà ngược lại Bát Kính Pháp giúp cho Tăng Ni tổ chức đời sống cộng đồng ổn định hơn, khi nhìn theo phương diện xã hội học, vì điều đó giúp cho chư Tăng Ni có khoảng cách, tránh được những rắc rối có thể phát sinh. Hơn nữa, Bát Kính Pháp giúp cho chư Ni khiêm hạ trước chư Tăng và nhờ đó chư Ni học được nhiều kinh nghiệm tu tập quý báu từ chư Tăng. Chính nhờ sự khiêm hạ đó, chư Ni tạo được các mối quan hệ tốt đối với chư Tăng và giúp ích cho đời sống cộng đồng chư Ni được ổn định hơn. Điều này cũng không phải vì những lợi ích thô thiển như trên mà buộc chư Ni phải giữ thêm Bát Kính Pháp mà nhiều chư Ni Việt Nam hay các nước than van, thậm chí có những thái độ hoặc hành động quá đáng đòi hỏi quyền bình đẳng tuyệt đối giữa nam nữ như thế thường. Sự đòi hỏi quá đáng với tâm niệm hơn thua, lớn nhỏ, xuất phát từ các tâm lý bất thiện như vậy làm cho các mối quan hệ xã hội đổ vỡ, chưa kể đến đời sống nội tâm của chư Ni cũng bị bất an vì những tâm niệm ấy thường rình rập, dày xéo mảnh đất tâm của họ. Theo các nhà khoa học và nhiều nhà nghiên cứu về tâm lý trị liệu, các nhà tâm lý học, phụ nữ có nhiều nhược điểm hơn nam giới vì cấu trúc sinh lý chi phối não bộ, làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh. Do đó, không có gì quá đáng khi chư Ni phải tuân giữ thêm Bát Kính Pháp và một số giới khác trong các tụ giới. Dĩ nhiên, chư Tăng cũng đừng vì lợi dụng Bát Kính Pháp mà bắt nạt chư Ni thái quá, làm cho chư Ni phải tủi thân, cảm thấy bị hèn mọn. Điều đó cũng không tương hợp với với lời dạy của đức Phật, đó là tất cả chúng sanh đều bình đẳng trước đau khổquả vị giác ngộ tối thượngTinh thần bảo thủ không cho nữ giới thọ cụ túc giới của một số nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda (Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan, Miến Điện) và Phật giáo Đại Thừa (Tây TạngMông Cổ) đã làm cho nữ giới sinh khởi những tư tưởng tự ti mặc cảm không cần thiết, rồi lại đi cầu thọ cụ túc giớinơi khác. Kính mong chư tôn đức quan tâm nâng đỡ cho chi Ni phát huy hết chức năng của mình như thời đức Phật còn tại thế, tạo điều kiện để chư Ni đóng góp sức mọn của mình cho nhân quần xã hội, đem lại cuộc sống an lạcđạo vị hơn. 

Chúng tôi dịch tài liệu này với mục đích là để học hỏi thêm, nhận thấy tài liệu này có lẽ sẽ bổ ích cho những vị muốn nghiên cứu về Giới Bổn Tăng và Giới Bổn Ni, các quan điểm Đông Tây về quan điểm bình đẳng giữa Tăng và Ni cũng như giới thiệu sơ bộ lý do Giới Bổn Ni được thành lậpSư Cô In Young Chung đã dày công biên khảo. Do đó, xin được chia sẻ với tất cả thiện hữu tri thức, đặc biệt những vị quan tâm nhiều đến Giới Bổn Tăng và Giới Bổn Ni.

Bản dịch có lẽ còn nhiều khiếm khuyết, mong các bậc thiện hữu tri thức hoan hỷ chỉ dạy cho. Kính chúc chư pháp hữu đều được “hiện pháp lạc trú” và sớm đạt được lý tưởng hằng mong ước

Mùa Phật Đản PL. 2546

Dharamsala, Ấn Độ,
Thích Nữ Liên Hiếu 

Kính ghi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.