Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (2) Nguyễn Hòa

18/12/201012:00 SA(Xem: 12308)
Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (2) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (2)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 2
Lời nói đầu

Kính thưa các bậc Tôn Túc, quý vị Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng, Ni và Nam Nữ cư sĩ Phật tử......
Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng rất kêu như: Chân Không, Phật Tánh, Cực Lạc, v.v.. để lừa đảo tín đồ

HT Thông Lạc trước tuy theo học HT TT, nhưng sau tự tu học và theo hẳn Nam Tông. Từ chỗ đứng mới đó Thông Lạc chỉ trích, bài bác Bắc Tông là điều dễ hiểu, dễ thấy được ở tâm điạ của người hẹp hòi, và tưởng bây giờ nắm được chân lý trong taỵ Đó là chưa kể có thể mưu đồ phá hoại PG VN . Chân Không, vẫn được kinh điển Tiểu Thừa nói tới và gọi là Không, lại chia ra rõ hơn có Nội KhôngNgoại Không. Thông Lạc không từng biết Nam Tông cũng có quan niệm về Không, về Vô Tướng, Vô Nguyện (Vô Tác).. Còn Phật TánhCực Lạc là những quan niệm chỉ có trong Đại Thừa, phát triển sau này, đương nhiên bên Tiểu Thừa không biết đến để công nhận, nhưng chỉ có thời kỳ Đại Thừa, Tiểu Thừa "pháp chiến" với nhau gần hai ngàn năm trước mới có ngôn từ "lừa đảo tín đồ." như trên. 
........
Một giáo pháp phi đạo đức, mơ hồ, trừu tượng mạo danh là Phật GiáoGiáo pháp ấy còn có những cái tên rất kêu: Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Phật Thừa. Với những danh từ vĩ đại này có mục đích để dìm Phật Giáo chân chánh Nguyên Thủy xuống, ở góc độ nhỏ hẹp Tiểu Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, rồi lần lược biến dần giáo pháp chân chánh của Đạo Phật thành tà giáo ngoại đạo để dễ bề đưa giáo pháp của mình ra lừa đảo lường gạt tín đồ Phật Giáo. Thầy Tổ của chúng ta từ xa xưa đã bị các pháp môn này lừa đảo. Họ đều là nạn nhân của những giáo pháp này.

Đây là cách nói càn, và chửi bậy của thế gian, như dùng từ ngữ "lừa đảo lường gạt” , mà không cần chứng minh gì. Thông Lạc đi vào ngôn từ mạt sát ít thấy của người trong đạo Phật, nhất là người mang danh là tu hành, và tên lại nằm sau hai chữ HT. Tại sao, người tu lại không có được ái ngữ trong Bát Chánh Đạo của đạo Phật. Một phần có lẽ không thật sự tu Phật đến nơi đến chốn, hay kiểu tu Phật của ngươì tìm đến những nơi như Ma Thiên Lãnh. Và rõ ràng khi bài bác Đại Thừa, TL đứng ở phiá của Tiểu Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác. Nhưng không phải biện bác để phục vụ cho ba Thừa này, mà TL nói là cho Phật giáo Nguyên Thủỵ Nhưng bây giờ cũng đâu còn Phật giáo nguyên thủy của thời Phật. Nam Tônghậu thân của các bộ phái phát sinh sau Phật vài trăm năm, và sau thời đó nữa mới có kinh điển viết xuống bằng Pali hay Phạn. Nên Nam Tông (thời trước thường gọi là Tiểu Thưa) cũng không phải là "Phật Giáo chân chánh Nguyên Thủy ". Ví dụ tương tự cho dễ hiểu : vì HT Thông L.ac đang sống ở VN nên biết rõ chủ nghĩa CS trong nước hiện nay không còn mang ý thức hệ "chân chánh nguyên thủy" của Karl Marx, nhưng chắc chắn TL không dám tố cáo như vậy là "lừa đảo lường gạt” và nếu lớn tiếng đòi hỏi trở về với ý tưởng, lập thuyết ban đầu của Marx thì chưa chắc được gì hay hơn. Nói chung, con người không thể trở lại y hệt cách nghĩ suy, sinh hoạt cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm. 
........ 
Kinh, sử, sách này là một thứ đại vọng ngữ huyễn hóa, như nói về lịch sử của Đức Phật: Khi Đức Phật vừa sanh ra đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân, tay chỉ trời chỉ đất. Còn các Tổ tu hành thì thể hiện: Phóng hào quang, biến hóa, tàng hình, biết chuyện quá khứ, vị lai, thu thần, nhập diệt, tự tại sanh tử, v.v... , 

Người học Phật biết đây là truyền thuyết, do đời sau dựng lên , đến mấy trăm năm sau khi Phật nhập diệt thì kinh diển, những chuyện kể quanh đời sống Đức Phật và các đại đệ tử của ngài mới được ghi chép bằng chữ viết, bên cạnh những sự kiện chính xác thuộc về lịch sử. Có những huyền thoại được truyền tụng ai tin được thì tin, và phần đông chỉ tin ở các sự kiện khách quan. Nhưng cũng có nhiều người luyến tiếc không muốn bỏ nhiều chuyện cổ xưạ Cũng giống như chuyện về con rùa ở Hồ Gươm tại Hà Nội bây giờ. Như khi chỉ trích là họ " biết chuyện quá khứ, vị lai" thì Thông Lạc lại khoe là đạt Tam Minh, nghĩa là cũng tự cho là biết được chuyện quá khứ vị lai trong nhiều kiếp. 
...
Trước khi chết Thầy Tổ nào cũng bị bịnh, đau đớn, khổ sở đi đứng không được, có nhiều Thầy Tổ bị bán thân nằm liệt một chỗ, thọ biết bao nhiêu là cay đắng. Bỏ hết cả cuộc đời để tu hành, giờ phút cuối cùng, khi biết tu hành sai pháp, thì ô hô mạng căn không còn nữa. Đó là những vị còn tỉnh táo, nhưng có vị tới giờ phút lâm chung mà còn chưa biết mình tu sai pháp, còn đang sống trong mê hồn trận thế giới siêu hình Cực Lạc. Nhất là những vị tôn túc được nhiều tín đồ biết danh, lại chết trong đau khổ kinh khủng, mà còn chưa biết mình tu sai pháp. Chính chúng tôi đã chứng kiến những sự việc này.

Thứ nhất, cuộc sống tu hành của các Ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết, nhất là lòng sân không kém gì người thế tục.

Thứ hai vị hòa thượng nào đến khi chết cũng bịnh tật, chịu nhiều sự khổ đau, nhiều vị phải nằm trên giường bịnh ít nhất cũng là sáu tháng còn không thì cũng đôi ba năm liệt giường liệt chiếu tiêu tiểu, ăn uống có một chỗ. Cuối đời tu hành của Thầy Tổ chúng ta quá khổ như vậy.

Đối với Phật giáo, cuộc sống ở thế gian trong thân xác hiện tại chỉ là sự phối hợp tạm thời của Tứ Đại, Ngũ Uẩn. Người trong đạo Phật cho đó là thân giả tạm, và biết rõ nó chịu sự thay đổi theo thời gian của luật vô thường. Còn do ảnh hưởng của các thứ nhân duyên như thơì tiết, khí hậu, thức ăn, môi trường sống... mà thân thể khi khoẻ mạnh khi đau yếu, suy nhược, và sau cùng chết đị Điều này (bệnh, lão, tử) đến với mọi người, dù người tu hành hay kẻ trần tục, thiện nhân hay ác nhân, đạo cao đức trọng hay phàm phu tội lỗi .

Đây là một chân lý lớn, và đạo Phật gọi là Khổ Đế, chi phối kiếp sống của con người, của mọi loài chúng sinh. Chính ngay Phật Thích Ca cũng già yếu, bị bệnh và sau cùng chết. Cho nên nếu một bậc mà người đời cho là chân tu bị già yếu, mang bệnh tật, chịu nhiều đau đớn trước khi chết như bị thương tích, nhiễm trùng, ung thự..thì cũng là chuyện thường của thế gian. Vì họ còn sống trong thế gian, phải mang chịu đủ thứ nhân duyên của thế gian, với nhiều thứ nghiệp quả từ những nhân của kiếp này hay kiếp trước. Con dường tu của đạo Phật không chú trọng ở luyện thân để sống được lâu như các phép dưỡng sinh của Yoga hay đạo Lão, mà chỉ chú trọng phần tu luyện tâm cho thảnh thơi, an lạc dù thân đang trong cảnh ngộ nào, và chấp nhận cuộc sống hiện tại là một phần của cuộc trầm luân khổ hải lâu dài khi còn trong vòng luân hồi sinh tử. Không thể có ảo tưởng hay đòi hỏi tu sĩ được miễn trừ những tai hoạ, tai nạn, sát nghiệp, bênh tật ...vẫn đến với ngươì bình thường. Và cũng không ai nghĩ tất cả tu sĩ đó là Phật, Bồ Tát hiện thân, nên không còn vướng mắc vào các thứ phiền não của thân tâm, như đau đớ, buồn lo, sân hận khi đối phó với nghịch cảnh. Chỉ có kẻ dại khờ hay có ác ý mới đưa ra những đòi hỏi thật cao như vậy cho các tu sĩ để mạt sát họ khi họ chưa có thể làm được trong thân phận con ngườị Vì con đường tu Phật rất dài, mỗI người chỉ đang ở một chặng đường, không thể biết ai đã đi gần tới đích.

Thông Lạc dựa vào cái nhìn thô thiển cho đã là bậc tu hành thì sao lại còn chịu đau đớn, bệnh hoạn như thường nhân , và qua đó viết rất dài dòng để chê bai, mạt sát đạo Phật, việc tu hành. Ngay thời Phật cũng đã có đệ tử của ngài bị sát hại, hay Huệ Khả sau này bị cầm tù và xử chết (kể cả thuyết cho là Huệ Khả bị côn đồ chém cụt tay) , v.v... thì người trong đạo Phật cho là họ phải trả nhiều thứ nghiệp dữ mang trong quá khứ, có thể đã tạo ra rất lâu, dù trong hiện tại họ là cao tăng đi nữạ Câu chuyện về tiền thân của Phật có nhiều kiếp nạn cũng nói lên ý nghĩa nàỵ

Còn ngược lại trong kinh Nguyên Thủy khi Đức Phật thu thần nhập diệt tự tại sanh tử một cách rõ ràngcụ thể như trong kinh Du Hành thuộc hệ thống Trường Bộ kinh trong tạng kinh Nikaya, khi Đức Phật nói lời di chúc cuối cùng liền vào định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền cho đến Diệt Thọ Tưởng Định, nhập đi nhập lại ba lần rồi Ngài nhập Tứ Thiền ra Tứ Thiền Ngài nhập Niết Bàn xả bỏ báo thân.

Trên cũng đã nói rõ, Trường Bộ kinh hay kinh Nikaya được ghi chép sau này, không phải là nhưng kinh viết từ thời nguyên thủy, khi Phật còn tại thế hay ngay sau khi ngài nhập diệt. Và so sánh để phán đoán cái chết của một tu sĩ ngày nay và chuyện Phật nhập diệt là điều mất trí, điên khùng. Bây giờ có ai dám tự nhận là Phật hay được người khác coi đã thành Phật mà đòi hỏi họ phải được sống như Phật, chết như Phật ? Có ai làm được như thế hay không hoạ chăng chỉ thử chờ đợi để thấy giờ lâm chung ở ông Thông Lạc và vài người nghe theo ông hiện nay .

Theo tôi thiết nghĩ Đức Phật là một con người hoàn hảo, Ngài biết những lời nào Ngài dạy cho chúng tavừa đủ để con người không làm khổ mình khổ người nữa; lời nói của Ngài không thừa không thiếu. Một hôm Ngài nắm trong tay một nắm lá cây và hỏi chúng tỳ kheo: Nắm lá cây trong tay Ta có nhiều bằng rừng lá cây hay không? 

Chúng tỳ kheo trả lời: Bạch Thế Tôn! Nắm lá cây trong tay của Thế Tôn quá ít so với rừng lá cây quá nhiều. 

Đức Phật nói tiếp: Pháp Ta chứng như rừng lá cây, nhưng Ta dạy các ngươi tu tập như nắm lá cây trong tay. Tại sao vậy? Vì sự hiểu biết của các ngươi có giới hạn, nên Ta dạy những điều cần thiết vừa đủ để các người đạt đến mục đích giải thoát sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Phật dạy có chấm dứt luân hồi mới giải thoát được ra khỏi những khổ đau của sanh , lão , bệnh , tử. Rõ ràng là vậy, và người khác học Phật đều hiểu như vậỵ Nhưng cớ sao Thông Lạc đòi hỏi một người còn trôi lăn trong luân hồi của cõi ta bà "không nên được phép" đau đớn khi bệnh tật ? Và Phật cũng nói rõ giáo pháp ngàu như lá cây rừng, còn những điều ngài dạy và ghi chép được chỉ là nắm lá trong taỵ Vậy sao lại cho giáo lý Đại Thừa không thể nằm trong giáo pháp của Phật, dù nó không nằm trong các kinh tạng chép bằng tiếng Palị

Thế mà người sau muốn triển khai cái rừng lá cây của Đức Phật đã chứng, như Tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, v.v... vì thế đẻ ra chân lý Chân KhôngMục đích của Ngài Long Thọ là nhằm đập phá luôn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo của Đạo Phật để giáo pháp Bát Nhã Ba La Mật của mình trở thành một chân lý duy nhất không còn một chân lý nào hơn được. Vì thế Thầy Tổ của chúng ta quá phục lăn chân lý ấy nên xúm nhau triển khai trí tuệ Bát Nhã Chân Không. Từ Chân Không sản xuất ra Thiền Tông, ....

Ở đây Thông Lạc nói điều không từng học hay đọc biết, có lẽ vì thời gian tu học với HT TT quá ngắn, và quãng đời còn lại chỉ là tự tu tự học trong rừng, ngoài đảo hay núi Ma Thiên, và sau cùng vớ được vài quyển kinh điển Nam Tông vội cho đó là tất cả đạo Phật. Các ngài Long Thọ, Mã Minh không phas' bỏ tứ Đế của Phật, hay thuyết Duyên sinh Duyên Khởi của ngài mà khai triển thêm hay khai triển về mặt khác. Còn kinh Bát Nhã là sự phát triển của Không (tướng) đã được tr`inh bày trong kinh điển Nam Tông. 
...... 
Lời dạy trên của Đức Phật đã xác định những kinh sách luận của các Tổ sắc tức thị không, không tức thị sắc là nói láo, lừa đảo tín đồ. Cho nên kinh sách của Đức Phật không có lý luận cao siêu ngoài sức hiểu biết của con người. Kinh sách của Đức Phật không có bài kinh nào dạy trừu tượng, mơ hồ như luận của các Tổ.

Đây là điểm cao siêu nhất trong đạo Phật đưọc Đại Thừa triển khai từ những lời dạy ban đầu của Phật khi Phật mới chuyển Pháp luân , dạy về các thuyết Vô Thường, Vô Ngã, Duyên sinh.Tiếc rằng cái học Phật thiếu sót và hẹp hòi của Thông Lạc khiến ông như người mù mắt về chân lý, không thấy được đầy đủ ánh sáng của đạo Phật
 ....... 
Bởi giáo pháp của Đức Phật là một giáo pháp hoàn chỉnh cho Trời, Người tu hành, cho nên kẻ nào dám thay đổi hoặc thêm bớt, đó là kẻ loạn tưởng, điên khùng, muốn làm hơn Đức Phật, để rồi trở thành Ma Vương, Ác Quỷ, v.v...

Nếu hiểu đơn giản giáo pháp hoàn chỉnh đã được Phật trình bày đầy đủ trong Trường Bộ kinh, thì bộ kinh này cũg dài quá, nhiều quá (theo văn hệ Pali có 30 quyển kinh), và không phải ai cũng nghe hiểu, đọc hiểu được. Mà cần phải có người giảng giải, và chính sự giảng giải này làm cho kinh luận của Phật giáo càng nhiều hơn. Vậy thì tìm sự hoàn chỉnh của kinh điển Phật giáo ở đâu bây giờ ? Trong một quyển sách nào, bài viết nào ? Thông Lạc chỉ nói những điều phi lý, hay theo ngôn ngữ trong nước là không logic.

Chúng ta hãy thanh lọc lại những gì của Đạo Phật thì hãy trả về cho Đạo Phật, còn những gì không phải của Đạo Phật thì hãy loại bỏ, đừng để những thứ rác bẩn này trong giáo lý của Đạo Phật mà làm ô nhiễm Phật Giáo. Từ bao thế kỷ nay Thầy Tổ của chúng ta đã bị những loại kinh sách ô nhiễm này khiến cho sự tu hành chẳng đi đến đâu cả, thậm chí đến giới đức làm người mà còn không biết huống là giới đức làm Thánh. Người tu sĩ Phật Giáo sống và dạy theo đạo đức của Nho Giáo như thiền sư Vạn Hạnh Việt Nam và các thiền sư Trung Hoa (trong tập Thiền Lâm Bảo Huấn) thường lấy Nho giáo làm đạo đức của Phật Giáo thì chúng ta có thấy nhục nhã, xấu hổ không? Vậy mà có kẻ hãnh diện: Vạn Hạnh dung tam tế; trong lúc Đạo Phật có một nền đạo đức nhân bản nhân quả tuyệt vời, không có một tôn giáo nào có một nền đạo đức hơn như vậy được.

Kính ghi,
THÍCH THÔNG LẠC
Tu Viện Chơn Như
(Ngày I-6-2000) 

Kêu gọi Phật giáo trở về với "nguyên thủy" thì cũng không saọ Nhưng phải nhận biết nguyên thủy là như thế nàọ Người ngày nay không ai kêu gọi loài người trở về với thời kỳ của nguyên sơ, bán khai, nếu họ có cái nhìn của kẻ có chút hiểu biết . Thông Lạc phải biết tôn giáo, đạo lý nằm trong kho tàng văn hóa chung của loài ng+ời , và được phát triển theo thời gian, do sự phối hợp có chọn lựa của nhiều hệ tư tưởng thuộc nhiều vùng địa lý khác nhaụ Đạo Phật của Thích Ca Mâu Ni không phải xuất hiện như một cây dại từ dưới đất tự chui lên dù ai đó nhận là nó sinh loài hoa tuyệt hảo, tuyệt vờị Đạo Phật đến từ đạo Bà La Môn, từ nhiều tư tưởng triết học, đạo giáo thời Phật ở Ấn Độ Ngài đã chắt lọc , chấp nhận một số, bác bỏ một số, ngay cả thay đổi ý tưởng ngược lại, và thêm phần sáng tạo riêng, trong các hệ tư tưởng, đạo giáo thời đó, để làm thành đạo Phật. Nhưng đạo Phật "nguyên thủy" của Phật chỉ có giá trị nhiều nhất đối với chúng sinh của thời ngài, ở Ấn Độ, về mặt hình thức tu tập, sinh hoạt, tổ chức và lý luận. Chính loại Thiền Định mà Thông Lạc đề cao ở đây là Tứ Thiền , như là "ưu việt và nguyên thủy" hơn các thứ Thiền quán Phật giáo sau này, cũng đã được Phật học từ các tu sĩ Bà La Môn khi ngài đi tầm đạo, trước khi ngài thành đạọ Tứ Thiền Bát Định có gốc rễ ở Bà La Môn, hay Tứ Thiền chính là pháp tu của Bà La Môn. Phải nhận biết rõ điều này để đừng tố cáo những phần khác của giáo lý Đại Thừa là có nguồn gốc Bà La Môn, hay những pháp tu Thiền Định của Phật giáo sau này không còn giá trị của "nguyên thủy" khi nó đi ra khỏi truyền thống đạo Bà La Môn.

Chuyện về Thông Lạc còn dàị Xin viết tiếp saụ
Nguyễn Hòa





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :