MẸ QUAN ÂM CỬU LONG
Huỳnh Trung Chánh
Mùa thu năm Kỷ Mẹo (1999), theo chân phái đoàn hành hương tứ đại danh sơn Trung Quốc chùa Khánh Anh, tôi có dịp ghé Hàng Châu và Tô Châu, hai địa danh nổi tiếng thanh lịch tao nhã, đã từng được văn nhân thi sĩ ca ngợi là một chốn thiên đàng hạ giới. Tại Hàng Châu chúng tôi được chiêm bái chùa Tịnh Từ và chùa Linh Aån. Chùa Tịnh Từ là ngôi chùa mà Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ, vị tổ sư thiền và cũng được tôn xưng là đệ lục tổ Tịnh độ tông từng trụ trì, đây cũng là nơi mà Ngài Tế Công hòa thượng đã thị hiện để tùy duyên độ chúng, cái giếng mà theo truyền thuyết là nơi mà Ngài đã được long thần hộ pháp cung cấp gỗ xây chùa một cách mầu nhiệm và điện thờ tượng cao như người thật của Ngài tại chùa thu hút đông đảo thiện tín chiêm bái.
Chùa Linh Aån là một thắng cảnh du khách dập dìu : ngôi chùa chính vĩ đại và cổ kính gồm nhiều điện rộng lớn tôn trí những pho tượng uy nghi đẹp đẽ, trong đó có pho tượng bổn sư bằng đồng cao đến 20 thước; trước chùa là ngọn Phi Lai Phong(1), mộït ngọn núi xinh xắn, có đến khoảng 350 tượng Phật và Bồ Tát với nghệ thuật điêu khắc linh động đã được tạc khắp nơi : trên vách đá, bên giòng suối, trong các hang động thâm u..., công trình to tát nầy đã trải dài từ thế kỷ thứ 10 đến 14 mới hoàn thành. So với hai ngôi đại tự nầy, thì chùa Hàn Sơn tại Tô Châu có phần điêu tàn và khiêm tốn, nhưng đây lại là nơi mà lòng tôi đã đón nhận được niềm rung động sâu xa nhất.
Nguyên tổ Hàn Sơn cùng với bạn là Thập Đắc là hai vị đắc đạo cao tăng, đã dấu chân tướng trong dáng điệu khật khùng, ăn mặc lượm thượm, dơ bẩn thường lang thang chung đụng khất thực với giới bần cùng hoặc kiếm sống bằng thức ăn thừa thãi dành cho các vị tăng sĩ khác. Một hôm cả hai đang la cà xuống nhà trù chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai tìm thức ăn thừa, bỗng bị vị đại quan đương thời là Lư Khâu bắt gặp. Lư Khâu đã được sư Phong Can tiết lộ bí mật của hai nhà sư khùng nên hành lễ hai vị rất cung kính, khiến cho chư tăng trong chùa ngạc nhiên cùng cực, họ dò la tìm hiểu tông tích Hàn Sơn và Thập Đắc, và từ đó, họ mới kính trọng hai nhà sư khùng. Lộ chân tướng, hai vị rút vào hang núi đá ẩn tu.
Về sau, Thập Đắc sang Nhật hoằng hóa và Hàn Sơn thì được thỉnh về trụ trì ngôi chùa Phổ Lợi Pháp Minh. Sau khi Ngài thị tịch, tôn kính bậc tôn sư đạo đức, thế hệ sau đã lập điện tôn trí tranh vẽ Hàn Sơn Thập Đắc thờ phượng và ngôi chùa cũng được đổi tên thành Hàn Sơn tự theo pháp danh của Ngài. Tương truyền thì tiếng chuông chùa Hàn Sơn vang rất xa và có diệu dụng xoa dịu nỗi niềm ưu tư sầu muộn trong lòng người. Thi sĩ Trương Kế đã ghi lại tiếng chuông nầy trong bài thơ bất hủ “Phong Kiều dạ bạc”:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(Quạ kêu trăng xế trời sương
Bến Phong đóm lửa đối buồn mênh mang
Thành Cô Tô, chùa Hàn San
Nửa đêm chuông vọng đưa sang khách thuyền)
Bài thơ tương tự như một thông điệp, chuyên chở tiếng chuông Hàn Sơn vượt thời gian, vượt không gian đến với lòng người qua bao thế hệ khắp cả năm châu. Có thể nói hàng triệu người chỉ đọc thơ mà đã rung cảm với tiếng chuông chùa. Ngày nay, chiếc chuông xưa đã bị cưỡng đoạt mang đi mất, khách hành hương viếng chùa hoài niệm người xưa với chút luyến tiếc ngậm ngùi. Hòa thượng chùa Hàn Sơn tuổi hạc đã cao, trong con người của Ngài tỏa ra một phong thái an lạc, tươi mát khó tả. Tôi không ngờ tại một quốc gia Phật giáo bị kỳ thị, nếp sống tu tập bị kềm kẹp chà đạp mà vẫn có thể xuất hiện những bậc chân tu như vậy.
Hòa thượng ban cho chúng tôi một pháp từ ngắn ngủi : “Chùa Hàn Sơn đặc biệt chỉ có một tiếng chuông, ngoài ra là một ngôi chùa tầm thường nhỏ bé, nhưng nhỏ lớn đâu phải là điều quan trọng phải không quý Phật tử? Chúng ta luôn ý thức rằng tự tâm tức Phật, nên dù tu ở chùa lớn hay nhỏ, dù điều kiện sinh hoạt thuận hay nghịch, những ai có tấm lòng đều có thể đón nhận được Đức Phật rào rạt trong tâm.”
Chiếc chuông xưa chùa Hàn sơn đã mất, nhưng đối với tôi âm vang tiếng chuông vẫn còn đó muôn đời. Thật vậy, pháp ngữ của hòa thượng không phải là tiếng chuông cảnh tỉnh nhắc nhở tôi tâm thành tu tập hay sao? Thế rồi bỗng nhiên tôi liên tưởng đến những vị thiền sư Việt Nam hiện thời, có vị đã sống trong hoàn cảnh tu tập cực kỳ khó khăn mà vẫn phát huy đạo tràng, gióng tiếng chuông vang dội khắp năm châu để độ người, tiếng chuông của chư vị đó nào có khác tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Vị thiền sư mà tôi tiên khởi nhớ đến là thầy Nhất Hạnh, tức hòa thượng Làng Mai. Thầy là một vị thiền sư lớn trong hậu bán thế kỷ 20, đã chủ trương đem đạo Phật dấn thân vào đời, thực tập chánh niệm trong từng hơi thở để chuyển hóa mình và mang an lạc thương yêu trao cho mọi người, mọi loài. Lối dạy giản dị, thực tiển mà thâm trầm của thầy, đã thu hút mãnh liệt Phật tử trí thức Việt, đồng thời cũng gây niềm hứng khởi lớn lao cho giới trí thức Aâu Mỹ thao thức mong cầu một nếp sống an lạc tâm linh. Đệ tử xuất gia của thầy cả ngàn vị, tuy phần lớn là người Việt Nam, nhưng cũng có rất nhiều vị gốc Aâu Mỹ, về phần đệ tử thọ năm giới, chỉ riêng người ngoại quốc cũng lên đến hàng trăm ngàn người.
Ghi chú :
1.Phi lai Phong : Là ngọn núi đá trước chùa Linh Aån, trên đó đã được tạc khắc khoảng 300 pho tượng Phật giáo. Núi mang danh là Phi Lai phong, dựa trên truyền thuyết theo đó thì ngày xưa trước chùa chỉ là bãi đất trống, rồi đến một đêm nọ, sau tiếng sấm vang dội, thình lình có ngọn núi lướt gió bay đến đáp xuống đó. Vào thế kỷ thứ 3 có nhà sư Ấn Độ viếng cảnh chùa thấy núi bỗng buột miệng nói rằng “Ở Aán Độ có vách đá y hệt như thế nầy, có lẽ, vách đá Aán Độ đã bay đến đây chăng?”. Do sự tích đó, ngọn núi mới có tên là Phi Lai phong. Văn hào Việt Nam Phan huy Ích(1751-1822) đời Tây Sơn, nhân đi sứ viếng Trung Quốc, viếng chùa Linh Aån (tức Phi Lai tự), đã vịnh thơ và nhắc lại truyền thuyết nầy :
Đề chùa Phi Lai
Hồi chuông thưa thớt rơi giòng lạnh
Ánh sáng từ bi quyện chẳng tan
Đêm mọc chùa bay do tiếng sấm
Núi trào thác đổ ngỡ sông Ngân
Đạt Ma truyền xuống giòng chư Phật
Âu Việt nêu cao dấu diệu thần
Gần đóa mây hồng leo tới được
Chén quỳnh vạn tuế rắp dâng lên
Đào phương Bình dịch