Làm gì có Phật

22/02/20163:52 CH(Xem: 8676)
Làm gì có Phật

LÀM GÌ CÓ PHẬT!
Minh Mẫn


Tuấn vẫn thích chủ đề nầy; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.

 ****

- Bạn tu đến đâu rồi? Hoàng, bạn học cùng lớp giáo lý, hỏi.

Tuấn ngẩng đầu để xỏa mớ tóc phủ trán. Trên bàn ngổn ngang sách bút. Cặp mắt lừ đừ như thiếu ngủ, vài vệt chỉ đỏ trong lòng trắng con mắt làm cho khuôn mặt thất thần, dữ tợn hơn. Chống hai cùi chỏ lên mặt bàn, tựa cằm vào hai lòng bàn tay, Tuấn đáp:

- Tu hành gì mầy, những giáo lý quý thầy dạy, chỉ là lớp vở lòng, không đúng nhu cầu học Phật của tao.

- Thế bạn đọc được những gì ngoài giáo lý căn bản đó? - Hoàng hỏi

- Càng đọc, càng thấy phi lýmâu thuẫn lẫn nhau. - Tuấn càu nhàu. Này nhé, kinh Pháp Hoa bảo đây là bộ kinh tối thượng, rồi Địa Tạng và những kinh khác cũng tự nhận mình là tối thượng; cái nào cũng tối thượng thì cái nào là không tối thượng? Niệm Phật là pháp tối thắng, Thiền cũng là pháp tối thắng, Kim cang thừa cũng là tối thắng... thế thì biết tu cái nào?

Hoàng im lặng để nghe Tuấn bộc lộ những bực dọc mà trước đây Tuấn từng phấn khởi khi bước vào Phật giáo. Tuấn uyên bác về lý luận giáo lý nhà Phật, kinh nào, luận nào Tuấn cũng nắm rõ yếu lý để rồi tự mình rối rắm trước rừng kiến thức, không biết cái nào là yếu lý để chọn.

- Sao, mầy thấy tao nói đúng không? Tuấn hỏi

- Bạn nói rất đúng, nhưng đúng đối với bạn thôi. Hoàng diễu cợt

- Thế nào, mầy nói sao? Đối với mầy là không đúng? Tuấn sừng sộ.

- Trong cuộc sống cũng thế thôi, bạn thấy đấy, optalidon, tiffy, tylenol, panadol... cái nào cũng nói là tốt, có loại thuốc nào bảo là xấu đâu, thế thì tại sao có người thích loại nầy mà không thích loại kia. Gạo là thực phẩm chính cũng đã có hàng trăm loại, có ai bảo gạo nầy là thực phẩm phụ, gạo kia là thực phẩm chính?

Hoàng phân tích.

- Ừ, cũng tạm có lý, vậy trong kinh Kim Cang lý luận: Bố thí không phải bố thí mới gọi là bố thí. Bồ Tát thấy có chúng sanh được độ thì chưa phải độ. Tâm kinh Bát Nhã lại nói: Ngài Quán tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa trí Bát Nhã rốt ráo thì thấy năm uẩn đều không có... không có chứng đắc... không có gì ráo thì tu làm gì?

Đã không có gì ráo trọi thì Như Huyễn Thiền sư bảo - "Ta sẽ hòa tan với Pháp thân! Viễn ly căn cảnh, viễn ly trần", đã không có thì lấy gì hòa tan vào pháp thân.

Đã có pháp thân và cái không phải pháp thân, thế là hai cái biệt lập làm sao hòa tan nhau được? "Viễn ly căn cảnh, viễn ly trần", căn cảnh nó là trần, viễn ly căn cảnh còn trần nào nữa để viễn ly thêm lần nữa??? Đấy, Phật giáo có nhiều cái mâu thuẫn, lẩm cẩm làm rối tung người tìm hiểu học hỏi. - Tuấn lại lau bàu khó chịu.

Hoàng mủm mỉm cười như trêu chọc đứa bé lên năm nhõng nhẽo. - Vậy thì thế nào? Bạn có tiếp tục con đường đã chọn về Phật giáo chứ?

- Ơ hay, không chọn thì chọn cái gì để cuộc sống bớt tẻ nhạt đây? Lỡ phóng lao phải theo lao, nhưng theo cách nào, hướng nào thì đang mù tịt. Tuấn phân bua.


Tịnh độ niệm Phật, Mật tông, Thiền, trong ba chọn một chứ theo cách nào nữa. - Hoàng khích tướng.

- Nói thật với mầy, tao chả biết nói sao về tam tông đó. đầu óc tao luôn tìm tòi soi bói, không dễ ngồi yên chấp nhận  niệm Phật chờ vãng sanh. Mật tông thì xin bye bye vì không thích hợp, vì có vẻ huyền thuật quá. Thiền ư? Khẩu đầu thiền, tham thoại đầu làm thần kinh căng thẳng quá, sổ tức quán hay Vipassana là cách tự kỷ ám thị để quên đi thực tại chung quanh; phản văn văn tự tánh có khác gì tham thoại đầu! Tóm lại, cả ba tông phái, thậm chí Hoa NghiêmPháp Hoa tông cũng thế, chả có tông nào đề cập đến Từ Bi Trí tuệ, chả ăn nhập gì đến bát Thánh đạo, Tứ đếgiáo lý nguyên thủy đức Phật đã dạy, hình như ngày càng xa rời chánh pháp do phương tiện chế pháp của chư Tổ muốn thích ứng với đối cơ. Phải chăng đó là ngoại đạo? - Tuấn mơ hồ tự hỏi.

- Bạn đã vướng quá nhiều về lý luận, bị lưới tri kiến vây chặt. Bạn phải tự cởi trói để mình được thong dong bước vào chân trời mới.

Hoàng ngưng, không nói thêm, vì càng nói, Tuấn càng bị vướng thêm về suy diễn.

Tiếng gõ cửa,  - cứ vào - Tuấn đáp mà không buồn nhìn ra ngoài.

- Anh cho xin tiền rác 2 tháng. - người đổ rác lễ phép.

Tuấn loay hoay móc túi, biên lai báo tiền điện lòi ra, có vẻ lúng túng, nhìn người đổ rác như muốn khất nợ. Hoàng hiểu ý, chìa tấm giấy  bạc xanh đưa cho Tuấn.

Như biết thẹn, Tuấn bào chữa - thú thật với mầy, bước vào đám rừng giáo lý, trí óc tao bị rối tung, lắm khi không phân biệt ngày đêm, mộng và thực, ngay cả đủ thứ nợ như thế nầy tao cũng hổng nhớ!

- Xem chừng bạn bị tẩu hỏa nhập ma đấy. - Hoàng nhắc nhở.

- Ma nào mà nhập tao được, tao có tu luyện gì mà tẩu hỏa. Thú thật với mầy, lý thuyếtthực tế xa nhau quá, giới luật và các sư như hai kẻ xa lạ, không từng quen biết nhau, tao chẳng biết bám víu vào đâu. - Tuấn phàn nàn.

- Ơ hay, Phật đã dạy, mình hãy tự  nương chính mình, mình là hải đảo tự thân, lấy giới luật làm thầy, không nương tựa vào bất cứ ai thì làm sao rối loạn, thất vọng được. - Hoàng nhắc nhở.

****

Tiếng động mạnh từ nhà bếp, chiếc chảo rơi từ trên cao, con mèo vội nhảy ra vườn. Tuấn tỉnh giấc, dáo dác nhìn bóng đêm vây phủ ngoài sân. Biết là mình chìm trong giấc ngủ  suốt buổi chiều, trên tay đang cầm cuốn sách "mộng và thực", trên ngực còn cuốn "vô lượng pháp môn tu" đọc dang dỡ. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tánh đâu không thấy mà chỉ thấy ma tánh khủng bố cuộc sống, chung quanh đều chìm trong bể khổ.

Gió từ quạt máy bay phần phật tờ lịch, Tuấn nhìn lên, ngày rằm tháng 4 năm Bính Thân - 7 đóa sen hồng nâng gót ngọc, hình Phật đản sanh trên bảy đóa sen, Tuấn sực tỉnh, ừ, làm gì có Phật, từ ngày học Phật, mình từ bỏ cuộc vui nơi chốn sa đọa, đam mê lội bơi trong rừng giáo lý vẫn không thấy Phật.

Tiếng nói xa xôi vọng lại trong tai Tuấn: - Phật đâu mà tìm, chính ngươi là Phật từ vô lượng kiếp, tại sao mãi trôi lăn trong phàm tục, rồi lặn hụp trong ngôn ngữ của kiến giải mà đi tìm Phật?

MINH MẪN
22/02/2016





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/01/2015(Xem: 11616)
02/01/2017(Xem: 7623)
25/01/2015(Xem: 10178)
17/09/2020(Xem: 7517)
11/02/2020(Xem: 8115)
30/06/2016(Xem: 6452)
05/08/2023(Xem: 2710)
22/03/2021(Xem: 4551)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.