Chú bé và cây táo thần tiên

09/07/20174:00 SA(Xem: 11151)
Chú bé và cây táo thần tiên

CHÚ BÉ VÀ CÂY TÁO THẦN TIÊN
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

    cậu-bé-và-cây-táoChuyện xưa kể rằng có một cây táo thật to, mỗi ngày đều có một chú bé đến đây chơi mỗi ngày. Nó ngồi nghỉ ngơi ở dưới gốc cây mỗi khi trời nắng gắt và nó rất thích thú khi được trèo lên cây thưởng thức các trái táo xanh thơm ngon đáo để. Nó luôn quấn quít bên cây táo mà cảm thấy sung sướnghạnh phúc. Nó lúc nào cũng yêu mến cây táo, riêng cây táo cũng yêu thương cậu bé không gì có thể sánh bằng. Rồi thời gian cứ trôi theo ngày tháng, chú bé lớn dần nên không còn đến chơi với cây táo mỗi ngày nữa.

  Tưởng chú bé biệt tăm biệt tích luôn rồi chứ, nhưng không ngờ một ngày nọ chú bé xuất hiện với vẻ mặt u sầu. Cây táo reo lên, này chú bé hãy đến chơi với ta. Cháu bây giờ chẳng thích vui đùa bên gốc cây nữa vì cháu không còn trẻ con như ngày xưa, cháu chỉ thích đồ chơi thôi và cháu muốn có tiền để mua chúng mà vui chơi thỏa thích.

  Nghe chú bé nói vậy cây táo ngập ngừng một giây lâu rồi nói, rất tiếc ta chẳng có tiền để giúp cho chú thỏa mãn sự vui chơi của mình. Nhưng, ta có nhiều trái táo chú có thể hái đem đi bán, rồi chú sẽ có tiền để mua đồ chơi.

  Chú bé mừng quá, nó hái sạch hết táo trên cây rồi vui mừng bỏ đi, để lại cây táo già một mình buồn bã đang trông chờ mong ngóng một ngày nào đó, chú bé sẽ quay trở lại.

  Rồi thời gian trôi qua chú bé bây giờ đã lớn khôn trở thành một chàng trai và chàng trai ấy quay trở lại làm cho cây táo vui mừng quá đổi. Này chú bé hãy đến chơi với ta, lâu nay ta vẫn thương nhớmong chờ cháu.

   Dạ không, thưa bác cháu bây giờ không còn thời gian để chơi nữa, bây giờ cháu còn phải làm việc để nuôi sống gia đình. Gia đình cháu đang cần một ngôi nhà để ở mà cùng nhau xây đắp tình yêu thương, bác có thể giúp gì được cho cháu?

   Cây táo nghe xong trong lòng buồn bã vô cùng, mới nói rằng ta xin lỗi cháu vì ta không có nhà, nhưng cháu có thể chặt hết các cành cây của ta để làm nhà. Một lần nữa chú bé mừng quýnh lên và nhanh chóng chặt hết các cành cây rồi ra đi không một lời từ giã. Cây táo càng cảm thấy u sầu hơn vì mình cô đơn và buồn tủi làm sao đâu.

   Thế rồi một buổi trưa hè nóng nực cây táo đang phơi mình giữa trời đất bao la, chàng trai ấy bổng nhiên quay trở lại với dáng vấp là một người có tuổi. Cây táo lúc này vô cùng vui sướng vội vã mời chàng trai hãy đến chơi với ta trong những tháng ngày còn lại.

   Ồ, không thể được bác ạ, cháu bây giờ đang lo lắngbuồn phiềncảm thấy mình sắp già đi. Lúc này cháu chỉ muốn có một chiếc thuyền để vui thú sông hồ mà quên đi những tháng ngày mệt mỏi đã qua. Bác có thể giúp thêm cho cháu một chiếc thuyền được không?

   Cây táo bảo rằng ta làm gì có thuyền để giúp cho cháu, ta chỉ còn thân cây già nua này cháu hãy đốn và cưa ra làm thuyền đi, để chu du miền hoa thơm cỏ lạ mà tìm sự an nhànthanh thản. Chàng trai nhanh chóng đốn cây làm thuyền và ra đi biền biệt không hẹn ngày về.

   Nhưng rồi một thời gian sau chàng trai ấy là một người đứng tuổi lại trở về, chưa kịp thưa hỏi cây táo đã vội vàng nói ta bây giờ chẳng còn gì để cho cháu nữa. Ta giờ đây không còn táo để cho con dùng.

Ta chẳng còn cành để cho con leo trèo vui chơi thỏa thích. Nhưng bây giờ cháu đã quá già đâu còn đủ sức để leo trèo. Ta bây giờ chẳng còn gì để giúp cho con nữa, cái duy nhất còn lại của đời ta là bộ rễ nhưng nó đã chết dần mòn theo năm tháng, cây táo nói xong mà cảm thấy ray rức trong lòng.

Bây giờ cháu chẳng cần gì nhiều nữa đâu, cháu chỉ cần có một chỗ yên tỉnh để nghỉ ngơi. Cháu đã quá mệt mỏi sau những năm tháng đua chen giành giựt trong cuộc sống.

   À! Thì ra là như thế, ta chỉ còn gốc gây già cỗi này để làm chỗ cho con nương tựa và nghỉ ngơi. Vậy con hãy mau đến với ta. Chàng trai ngồi xuống và cây táo mừng đến nỗi mà hai hàng giọt lệ lăn tròn trên khóe mắt.

   Qua câu chuyện ngụ ngôn về cây táo đã nói lên hình ảnh sự yêu thương bao bọc chở che của cha mẹ đối với con cái. Tôi và các em ai cũng từ cha mẹ mà được sinh ra, cây táo chính là cha mẹ của chúng ta. Giai đoạn một khi còn nằm trong bụng mẹ xuyên suốt 280 ngày, ta sống an nhàn trong cung điện của mẹ, ta khỏi phải làm gì hết mà được làm vua thật là sướng ghê, vì mọi cái đã có mẹ lo. Giai đoạn hai đến khi em mở mắt chào đời thì đã có mẹ mớm cho dòng sữa ngọt và được cha mẹ lo lắng yêu thương chịu chuộng hun hít ẳm bồng để em mau biết lật, biết bò, mà lớn lên theo ngày tháng. Rồi em biết đi, biết đòi ăn, biết nhõng nhẽo, biết nũng nịu, biết giận hờn để đòi cho được các món đồ chơi mà em ưa thích. Lúc này thì các em đâu thích quấn qúit bên cha mẹ mà chỉ thích đồ chơi mà thôi, nếu cha mẹ có tiền thì mua cho các em dễ dàng, bằng ngược lại phải cắn răng chịu đựng thắt lưng buộc bụng mới dám mua những món đồ chơi cho các em. Đâu phải mua đồ chơi cho các em là xong đâu, sắm sửa quần áo giày dép sách vở cặp học để cho các em đến trường. Giai đoạn ba các em đi trường học, cha mẹ thì đi trường đời vất vả một nắng hai sương để các em có đủ khả năng học tập tốt. Cha mẹ phải lo cơm áo gạo tiền, vật lộn với cuộc sống để lo cho các em được học đến nơi, đến chốn, khi lớn lên có được nghề nghiệp ổn định mà nuôi sống gia đình và dấn thân phục vụ lợi ích xã hội. Nhưng xây dựng hạnh phúc gia đình để bảo vệ giống nòi nhân loại, duy trì hạnh phúc tình yêu nam nữ không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng vì lúc này gánh nặng bắt đầu quằng lên hai vai em, em sẽ tất bật lăng xăng suốt cả ngày để tạo ra đồng tiền nuôi sống bản thângia đình. Cho đến khi con cái khôn lớn và trưởng thành thì các em đã già nuamệt mỏi. Bấy giờ trong tâm em khởi lên suy nghĩ muốn tách ra khỏi đời sống gia đình để mà du lịch đó đây tìm sự thanh thảnbình an của tâm hồn. Nhưng rồi tất cả sự mong muốn đó cũng không giải quyết được mọi việc như ý muốn của mình nên càng làm thêm cho chúng ta mệt mỏi phiền muộn để rồi cuối cùng ta muốn tìm một chỗ yên tỉnh để nghỉ ngơi. Cả một đời chúng ta sống bôn ba ngược xuôi làm đủ thứ việc hết lo cho con lại lo cho cháu cứ thế mà không có ngày ngơi nghỉ. Đến khi già yếu bệnh hoạn cũng chẳng có thời gian để nghỉ ngơi cứ hồi tưởng về quá khứ mà tiếc nuối rồi ôm phiền muộn vào lòng. Già thì mắt mờ tai điếc bệnh tật ốm đau làm cho thân thể đau nhất khó chịu vô cùng, nên dễ sinh tật nóng nảy giận hờn con cháu. Lúc này muốn tìm một chỗ nghỉ ngơi để an phận tuổi già, đến đây ta mới thấy cha mẹ già 100 tuổi còn thương con 80, nên cây táo mới nói với chàng trai ta bây giờ chỉ còn lại gốc cây già nua, ngươi hãy ngồi tựa lưng để nghỉ ngơi. Công ơn của cha mẹ và tình yêu thương con bao la hơn biển cả, cao ngất tận trời xanh, vậy mà cha mẹ nào có kể công gì đâu. Làm con phải biết hiếu thảo cung kính dưỡng nuôi giúp cho cha mẹ an vui khi tuổi già

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/07/2015(Xem: 13323)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.