Thư Viện Hoa Sen

177. Kinh Thuyết

31/05/201112:00 SA(Xem: 40270)
177. Kinh Thuyết
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở trong Kiếm-ma-sắt-đàm, đô ấp của Câu-lâu[1].

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở quảng giữa và vi diệu ở đoạn cuối; có văn, có nghĩa, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là kinh ‘Tứ Chủng Thuyết’. Sau đây Ta sẽ phân biệt nghĩa lý của kinh ‘Tứ Chủng Thuyết’. Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy khéo tư niệm. Ta sẽ nói”.

Khi ấy các Tỳ-kheo vâng lời dạy, lắng nghe.

Đức Phật nói:

“Thế nào gọi là phân biệt nghĩa lý của kinh Tứ Chủng Thuyết?

“Nếu có Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng và tiêu đích, mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với dục lạc, bèn thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy phải nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển. Do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy phải nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, khiến an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta an trụ, mà định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ niệm tưởng tương ưng với đệ Nhị thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng: ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly tởm. Ta sanh pháp này khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc đệ Nhị thiền’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly. Như vậy, không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Sơ thiền, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tam thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc đệ Tam thiền’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này nên khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Nhị thiền, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ; và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó định này của ta chắn chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, an trụ vô cầu, với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tứ thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đệ Tứ thiền’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu sự vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này nên có thể khiến ta bị yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tam thiền, thành sự thối thất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thối thất, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có; không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng không xứ, với sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô lượng không xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu sự vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ. Nhưng vị ấy chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với ái lạc sắc, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng thức xứ, thành tựu thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô lượng thức xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng không xứ, thành tựu thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô sở hữu xứ, thành tựu thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô sở hữu xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến; vì ta sanh pháp này nên khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng thức xứ, thành tựu thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không tiến, cũng không yểm ly; vì ta sanh pháp này nên ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly; vì ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với sự nhàm tởm, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến; vì ta sanh pháp này nên khiến ta nhàm tởm, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. 

“Có tưởng và có tri[2]. Ngang mức ấy còn được tri; cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ là hành dư cao hơn hết trong sự hữu[3]. Tỳ-kheo hành thiền hãy phát khởi theo như vậy, hãy thuyết giảng lại cho người khác biết.

Đức Phật thuyết như vậy, các thầy Tỳ-kheo sau khi Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.



 
 

[1]Xem các kinh số 10, 55, 169.

[2]Tưởng tri, hay tưởng thọ; chỉ tất cả thiền định, trừ diệt tận định. Ở định Phi tưởng phi tưởng xứ chỉ tồn tại hai yếu tố nay. Vượt lên nữa, là diệt tận định hay tưởng thọ diệt tận định.

[3]Hành dư đệ nhất hữu.

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.