Thư Viện Hoa Sen

Truyền Thống Khất Thực

01/10/201012:00 SA(Xem: 45066)
Truyền Thống Khất Thực

TRUYỀN THỐNG KHẤT THỰC
Hạnh Chơn

hanhhuong-laos-213medNếu ai đã một lần đến các nước theo truyền thống Phật giáo nam truyền, hẳn sẽ nhìn thấy hình ảnh các vị sư với chiếc y màu vàng đang đi khất thực vào buổi sáng sớm. Sẽ có bạn tự hỏi (nhất là những bạn không hiểu về Phật giáo nam truyền) tại sao họ lại đi khất thựckhất thực là gì mà ở xứ mình hiếm thấy?

Phải chăng đó là hình thức ‘xin ăn’ như những ‘cái bang’ đang tích cực thi hành khắp nơi ở Việt nam? Nếu để ý kỹ hơn, có thể bạn sẽ nói rằng dường như có cái gì đó khác hơn vì những vị sư nhận phẩm vật trong sự tôn kính của người cúng dường. Nó hoàn toàn khác với hình ảnh tranh đua của những ‘cái bang’ khi được tài vật. Thế thì, điều gì làm nên sự khác biệt ấy và ý nghĩa của khất thực là gì?

Khất thực là một thuật ngữ Phật học mà nếu ta dịch nghĩa sẽ dễ bị hiểu lầm như là ‘xin ăn’ bình thường. Khất thựcmột sinh hoạt thường nhật của tăng đoàn thời đức Phật. Đó là một cách hành trì, một hạnh nguyện của các vị xuất gia theo Phật giáo nam truyền (nguyên thủy). Khất thựcphương cách có thể đem lại nhiều lợi lạc thiết thực cho vị khất sĩ cũng như Phật tử cúng dường; là cách truyền báduy trì Phật pháp hiệu quả thông qua hình ảnh tăng đoàn hành khất. Tuy nhiên, những giá trị lợi lạc ấy chỉ có thể đạt được khi pháp này được hành trì đúng mục đích.

hanhhuong-laos-214

Một nữ Phật tử người Việt đang thành tâm chú niệm trước khi cúng dường (Một Buổi Sớm Mai tại Luang Prabang, Lao)

Quay về quá khứ cách nay hơn 25 thế kỷ, nơi xứ Ấn độ linh thiêng và đầy màu sắc tôn giáo, người ta nhận thấy có một tăng đoàn hành khất đo đức Phật Thích Ca Mâu Ni lãnh đạo. Hình ảnh đoàn hành khất thật trang nghiêmthanh tịnh đã gây xúc động không biết bao nhiêu con tim và tạo nên tình cảm kính quý vô vàn trong lòng xã hội từ vua chúa cho đến thứ dân. Hình ảnh ấy biểu trưng cho sự giải thoát của những bậc đã giải thoátđức Phật là vị khai sáng. Họ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất và tình cảm thế gian và sống một đời sống tâm linh thanh thoát ngay trong cuộc đời lắm sự trói buộc này. Có lẽ, không ai nghĩ rằng đức Phật khất thực vì cái ăn bởi vì ai cũng biết rằng Ngài xuất thân từ địa vị thái tử của một nước giàu có. Vậy thì, mục đích thực hành hạnh nguyện này, theo lời Phật đáp lại yêu cầu của vua cha, là theo truyền thống của chư Phật. Là vị Phật, Ngài cũng phải kế thừa truyền thống ấy và cũng để làm tấm gương mô phạm hướng dẫn tăng đoàn đệ tử cũng như giáo hóa chúng sanh.

hanhhuong-laos-213

Thoạt nhìn qua hình ảnh tăng đoàn khất thực, nhiều người cho rằng đây là hành động tiêu cực vì chỉ đi nhận phẩm vật của người khác như cách nhìn của người phương Tây. Tuy nhiên, khi phân tích sâu vào bản chất của pháp hành trì thì chúng ta sẽ thấy được những giá trị rất có ý nghĩa của nó. Sẽ không phải là hành trì hạnh khất thực nếu như vị hành khất chỉ đi để nhận phẩm vật với tâm mong muốn mà không vì mục đích tu tập. Chỉ đi để mong nhận phẩm vật thì ý nghĩa của nó không khác mấy so với việc làm của những ‘cái bang’. Với tâm mong cầu thì chắc chắn vị ấy có tâm thích và không thích, những mầm móng của tâm tham và sân. Cho nên, đó không phải là pháp hành trì của vị khất sĩ. Ngược lại, vị khất sĩ đầu ‘đội trời’ chân ‘đạp đất’ là biểu trưng cho sự thực hành hạnh xả bỏ bản ngãthể hiện tấm lòng từ bi hướng đến với mọi người. Không phân biệt sang hèn, phẩm vật ngon dỡ, nhiều ít thì làm gì có tâm tham và sân khởi lên khi nhận phẩm vật. Sự thanh tịnh của tâm sẽ chế tác nên năng lượng công đứcphước báo để có thể nuôi lớn tâm vị hành khất và mặt khác hồi hướng cho các Phật tử cúng dường. Có thể nói đây là một nghệ thuật sống, một phương pháp thực tậpđức Phật đã thực hành khi còn tại thế, và giờ đây truyền thống ấy vẫn còn giữ ở một số nơi. Hình ảnh những vị khất sĩ bước đi những bước khoan thai, thảnh thơi trong chánh niệm, bước đi theo thứ tự từng nhà một mà không phân biệt giàu nghèo là biểu trưng của lòng bình đẳng và sự an lạc.

 

 

Việt nam, hình ảnh chư tăng khất thực cũng rất phổ biến trong cộng đồng người theo Phật giáo nam truyền ở các tỉnh tây nam bộ, Sài Gòn và một số tỉnh khác. Tuy nhiên, do có hiện tượng thật giả lẫn lộn nên Giáo hội đã có biện pháp tạm ngưng sinh hoạt khất thực ở Sài Gòn và một số tỉnh khác. Việc tạm ngưng là để tìm ra giải phápquy định cụ thể cho việc hành trì hạnh nguyện thiêng liêng này nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy sự phục hoạt trở lại.

Đã có nhiều vị giảng sư Phật giáouy tín, vì nhìn thấy được giá trị lợi lạc của hạnh khất thực, thấy được giá trị thiết thực của nhiệm vụ hoằng pháp qua hình ảnh tăng đoàn khất thực, đã mạnh dạn đề nghị Giáo hội nên cho phép chư tăng khất thực với những quy định cụ thể. Những vị ấy đã gợi ý là nên cấp thẻ cho những vị phát nguyện hành trì hạnh khất thựcquy định thời gian nhất định, cũng như là phải khất thực thành từng đoàn. Như thế, những vị sư giả sẽ dễ bị phát hiện và việc khất thực không làm ảnh hưởng xấu đến Phật giáo. Thiết nghĩ, những đề xuất trên có tính khả thi và mong rằng Giáo hội sẽ sớm ban hành hướng dẫn cụ thể cho những hành giả tu tập theo truyền thống này. Có lẽ, đây cũng là mong mỏi chung của những người con Phật mong muốn nhìn thấy hình ảnh truyền thốngý nghĩa của Phật giáo được duy trì.

Trong khi chờ đợi, thiết nghĩ, những vị sư bên tăng đoàn nam truyền và những vị phát nguyện hành trì hạnh nguyện này nên có những đề xuất và có chương trình cụ thể để trình Giáo hội xin phép được tiếp tục hành trì. Như vậy, việc phục hoạt sẽ sớm trở thành hiện thực hơn là chúng ta cứ trông chờ từ Giáo hội trong khi Giáo hội có rất nhiều việc phải giải quyết. Điều đó cũng thể hiện ý chí của những hành giả Phật giáo không khuất phục trước những khó khăn để vượt qua những thách thức mà Phật giáo đối mặt cũng như góp phần phổ biến Phật giáo trong nhân gian. Đó là cách hành xử tích cực hơn nhiều so với sự thất thủ, lùi bước an toàn mỗi khi có những khó khăn hay thử thách xảy đến.

Trên tinh thần hoằng pháp về văn hóa tâm linh, hình ảnh tăng đoàn khất thực hôm nay sẽ tạo nên bức tranh sinh động về một hình ảnh tăng đoàn thời đức Phật, tạo nên một nét văn hóa Phật giáo truyền thống. Song song với các hình thức tổ chức lễ hội Phật giáo, nên chăng chúng ta cũng tổ chức ít nhất mỗi năm 2 lần khất thực tập thể như tăng đoàn thời đức Phật vào tuần lễ Phật đản và mùa Vu lan. Sẽ thật có ý nghĩa về giá trị văn hóa nếu Phật giáo Việt nam thực hiện được điều này trong thời gian sắp tới.

Xem thêm:

Một Buổi Sớm Mai tại Luang Prabang

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 192776)
01/04/2012(Xem: 38550)
08/11/2018(Xem: 17048)
08/02/2015(Xem: 56595)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).