Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam

08/05/201312:00 SA(Xem: 22135)
Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam

NỐI LẠI DÒNG THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT
VÀ CHƯ TỔ TẠI VIỆT NAM
Tuệ Thiện

Phật giáo VN có một quá khứ lịch sử dài hơn 2.000 năm.Phật giáo có thể đã truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương ( thế kỷ thứ 2-3 trước Tây Lịch) với sự kiện công chúa Tiên Dung và chồng là Chữ Đồng Tử được sư Phật Quang , người Thiên Trúc ( Ấn Độ) truyền pháp cho tại núi Quỳnh Viên, ngày nay có tên là Nam Giới Sơn (Lịch Sử PGVN , tập 1, Lê Mạnh Thát, NXB Thuận Hóa). Theo sử liệu Trung Hoa, di tích một bảo tháp ASOKA được xậy dựng ỏ Giao Châu, tại thành Nê Lê (nay thuộc Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 cây số). Bảo tháp nầy do phái đoàn truyền giáo của vua A DỤC gởi đi khoảng 243 năm trước DL, dưới sự lảnh đạo của 2 vị thánh tăng SONA và UTTARA. Thành phố Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) là một trong 3 thị trấn cổ của VN thời ấy ( Cổ Loa, Long Biên, Luy Lâu) đã trở thành một trung tâm văn hoá thương mại sầm uất. Đường biển là con đường giao thông dễ dàng nhất từ Ấn Độ sang Trung Hoa và các nước Đông Nam Á. Các thương khách, các nhà sư Ấn Độ dừng chân tại Luy Lâu để trao đổi mua bán, để học hỏi chữ Hán, dịch kinh sách và làm quen với phong tục tập quán người Hán trước khi vào Lạc Dương , kinh đô nhà Hán.


XEM TIẾP NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF:
NỐI LẠI DÒNG THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT VÀ CHƯ TỔ TẠI VIỆT NAM


BÀI ĐỌC THÊM:
Thiền Sư Khương Tăng Hội - Lê Mạnh Thát
THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Nguyễn Lang




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 24960)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.