Thiền phái Trúc Lâm được Hòa thượng Thanh Từ khôi phục lại, đang phát triển rộng ở Việt Nam. Cũng là lúc Việt Nam đang bị giặc ngoại xâm quấy phá. Chợt nghĩ đến thời thịnh trị của các vua Trần. Một dòng họ có đến 5 vị vua đều là phật tử, vừa trị vì đất nước, vừa nghiên cứunội điểntu hành, vừa khuyến giáo dân chúng hành thập thiện. Có lẽ vì thế mà không có thời đại nào vàng son như thời đại của chư vị, nhất là vào thời của Trần Nhân Tông. Không phải chỉ ở mặt phát triển đất nước mà cả ở việc giữ gìn bờ cõi. Nhưng do đâu có sự thịnh trị đó?
Rượu, từ xưa đến giờ vẫn được coi trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ cũng như giao tiếp. Nhưng vì sao đó lại là giới cấm của người phật tử dù còn tại gia? Vì rượu dùng nhiều thì gây xỉn, gây nghiện. Vấn đề nằm ở đó. Y học hiện nay đã nói rượu gây tổn hại đến não bộ và các cơ quan trong cơ thể. Rượu làm mất đi sự sáng suốt. Vua mà uống rượu thỉ bỏ bê việc nước. Dân mà nhậu nhẹt thì sức khỏetổn hại, năng suất làm việc yếu kém, hay gây hấn với gia đình, chòm xóm, làm xã hội mất bình an. Nghiện rồi, phần «con» trong mỗi người sẽ trổi mạnh.
Đứng trên mặt nhân quảhiện tại mà nói, uống rượu là nhân làm phát sinh tham dục, sân giận, chết chóc, gây hấn v.v…
Đứng trên mặt nhân quảvi tế mà nói, uống rượu chính là nhân cho ra cái quả tà kiến.
Tà kiến, là đánh mất cái nhìn đúng đắn đối với những gì đang xảy ra ở thế giới này. Thế giới xảy ra đao binh, nạn tai và đủ mọi tệ nạn xã hội như hiện nay, là do chúng ta đánh mất cái nhìn nhân quả đối với thế gian, không tin “Ở hiền gặp lành”. Những thứ như hàng gian, hàng giả, khủng bố, tham nhũng v.v… đều là kết quả của tà kiến. Do không thấy được lý Nhân quả đang chi phốithế giới này, nên mới thực hành những việc như thế. Vì không thấy nên lầm nhân lộn duyên mà tạo tác những việc bất thiện.
Một quốc gia dù phồn thịnh, nếu người trong nước, nhất là giới trẻ, dùng rượu bia nhiều như một loại mốt thời thượng, thì về lâu về dài, vận nước cũng suy. Vì uống rượu là nhân sinh ra tà kiến. Tà kiến là nguyên nhân khiến nhiều việc đáng tiếc xảy ra.
Trần Anh Tông đã phải chia tay với rượu để làm một vị minh quân. Nếu ông không ngừng rượu, Trần Nhân Tông cũng phế không cho làm vua.
4. Không tà dâm: Một thiện nghiệp quan trọng nữa là «không tà dâm», là muốn nói đến những loại tình cảm không chân chánh, trái với những qui định mà pháp luật đã đặt ra. Cũng nói đến những loại tệ nạn có dính líu đến vấn đềái dục. Tình cảm không chân chánh mang lại bất ổn cho gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng đến tinh thần của lớp trẻ không ít. Tệ nạn ái dục, nếu phát triển mạnh cũng góp phần không nhỏ làm bất ổn xã hội và làm hư hoại lớp trẻ.
Người nghiêng về ái dục nhiều thì trí tuệ thường kém. Đó là nền tảng bất lợi cho xã hội và đất nước. Vì thế Trần Nhân Tông, ngoài việc đi khắp nơi giáo hóa chúng dân hành Thập thiện, ngài còn cho phá bỏ các dâm tự. Bởi dâm tự biểu hiện cho việc ái dục được đề cao. Ái dục nếu được đề cao thì luân thườngđạo lý dễ mất. Đó không là phải là nhân tố tốt để đất nước có thể phát triển theo hướng vững mạnh.
5. Không tham dục: Nói về tham dục, không phải «không tham dục» là phải ăn chay ngủ đất. Chỉ là nên biết đủ với những gì nằm trong khả năng của mình. Thứ gì vừa phải trong khả năng của mình cũng luôn tốt hơn cho những thứ làm quá khả năng của mình. Ăn nhiều thì sinh bệnh. Ngủ nhiều sinh u mê v.v… Nói chung những gì khiến chúng tabất an, bất ổn như bệnh tật, tai ương, tù tội v.v… thường là do mình đã đi quá phần khả năng cho phép này.
Những thứ mà chúng ta thấy hiện nay như tham nhũng, làm hàng gian hàng giả, cắt xén, ép người để lợi mình đều là biểu hiện của tham dục và trộm cắp. Đó là những loại tệ nạn khiến dân nghèo nước tổn. Mọi công íchtốt đẹp cho xã hội không thể thực hiện hoàn mãn. Bệnh tật tai ương cũng từ đó phát sinh. Chính vì thế, những gì có liên quan đếntham dục, bản thânTrần Nhân Tông đã tự hạn chế, được thể hiện rất rõ trong bài phú Cư trần lạc đạo: “Mình ngồi thành thị, nết dùng sơn lâm… Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quí… Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay… Ba phiến ngói gạch yêu hơn lầu gác”. Bài phú cho thấy dù đang ngồi ở địa vị đế vương, ngài vẫn sống đạm bạc như kẻ ở núi rừng, không phải chỉ ở mặt vật chấtmà cả về mặt tình cảm, ái dục. Đó là những duyên giúp Trần Nhân Tông có được những nhận địnhsáng suốt và những quyết địnhđúng đắn trong việc trị nước và đánh thắng đại quân Nguyên Mông.
6. Không sân giận: Thiện nghiệpcuối cùng không thể bỏ qua là «không sân giận». Sân giận là đầu mối của những tệ nạn chết chóc hiện nay, cũng là cái nhân chia rẻ mọi quan hệ tốt đẹp v.v... Sân giận rồi thì không còn tỉnh táo để nhận địnhvấn đề cho được đúng đắn. Rượu và tham dục có liên quan đến sân giận. Sân giận lại có liên quan đếnthân nghiệp thân và khẩu nghiệp : Chửi bới, đánh đập v.v… Người khôn ngoan hoặc có chánh kiến sẽ biết kiềm chế cơn sân giận của mình.
Liên hệthực tại …
Chế độ chính trị hiện nay không còn như xưa. Quyền hành không chỉ tập trung trong tay một người. Điều đó có nghĩa, phước đức cũng như trách nhiệm của cấp lãnh đạo không còn như thời vua Trần. Tuy vậy, cấp lãnh đạo vẫn là những vị có trách nhiệm lớn trong việc xây dựng và gìn giữ đất nước. Bởi việc thưởng phạt, tham nhũng, ban hành các điều luật, tạo niềm tin đối với chúng dân v.v… đều nằm trong tay chư vị, chỉ chư vị mới làm được.
Trong một quốc gia, thường không tồn tại chỉ một tôn giáo. Đứng về mặt nghi lễhình tướng và mục đích đến thì thấy chúng có sự khác nhau. Nhưng đứng trên mặt thiện nghiệp, như Thập thiện nghiệp nói đây, không phải chỉ có đạo Phật mới nói tới, gần như tôn giáo nào thực sự vì lợi ích của con người cũng có ít nhiều các tính chất đó. Vì thế, nếu y cứ nơi Thập thiện nghiệp mà hành xử, thì mọi tôn giáovẫn có tiếng nói chung. Cũng là nền tảng cho mặt đạo đứcbình thường ở đời, không cần phải có tôn giáo. Cho nên, thưởng phạt công minh dứt khoát kẻ có công, người có tội; ban hành những điều luật ích nước lợi dân; khuyến khích ủng hộ các việc làm mang tính tương thân tương ái; phát huy tinh thầnbiết ơn và đền ơn; cũng như ngăn cấm các tệ nạn xấu như rượu chè, cờ bạc, cá độ v.v… đều là hình thức dùng chánh pháp trị nước. Là đang giúp tạo âm đức cho đất nước phát triển trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, thiền phái Trúc Lâm của Hòa Thượng Thanh Từ đang được khôi phục và phát triển khá rộng. Không chỉ có thiền phái Trúc Lâm, mà còn rất nhiều Tông pháiPhật giáo khác, cũng đang thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp, dạy người hành thiện. Tam bảo có điều kiện để phát triển mạnh như thế, chính là thiện khí tăng trưởng, là phước lành của đất nước.
Vấn đề khó khăn hiện nay, cũng là nhân duyên khiến mọi tệ nạn xảy ra, là khá nhiều người trong chúng ta không có niềm tin đối với nhân quả. Trong khi nó là qui luật đang chi phốithế giới này.
Không tin nhân quả nên mới sinh tham nhũng, giết người, mua bánma túy, sống không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Khiến quả xấu hiện hình thêm nhiều. Trên những hiện hình đó, lại xảy ra những việc lầm nhân lộn quả khác. Ngay trong môi trường giáo dục hay y học cũng xảy ra các tệ nạn. Đều là do không tin có nhân quả. Tin có nhân quả, không ai dám làm những việc hại người chỉ vì lợi mình.
Tuy vậy, hiện nay không phải không có những lợi thế giúp hiển rõ qui luật nhân quả đang chi phốithế giới này. Trong các ngành khoa học như vật lý, y học v.v… cho thấy mọi hành tác đều đang diễn biến theo tiến trình nhân quả. Chỉ đối với vấn đềthiện áctrong đời sống bình thường, vì nó vi tế, việc gây nhân gặt quả có khi không diễn ra trong một đời mà nhiều đời, thành ngoại trừ những người từng bị quả báo tức khắc, là tin vào nhân quả, còn lại, đa phần không tin. Nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đềnhân quảkhông tồn tại trong tâm mỗi người.
Một lần, chúng tôi trên đường từ thiền viện về nhà. Một người đàn ông vừa đi xe vừa nghe điện thoại. Vì thế xe anh xém va vào xe chúng tôi. Nhưng anh không nhận ra điều đó. Anh dí xe theo chúng tôi đến tận nhà với một thái độ rất hung hăng. Ông bạn không nói, chỉ yên lặng đứng nhìn và nghe. Người đàn ông càng có thái độ lấn lướt. Anh chỉ vào mặt ông bạn và nói: “Tao thấy mày già, không thì oánh bỏ mẹ mày từ nãy giờ”. Tôi đẩy ông bạn vào nhà. Và nói với người đàn ông trung niên: “Trên đời này, không phải muốn làm gì là làm. Còn có quả báo nữa”. Thái độ hung hăng lập tức biến mất. Người đàn ông tái mặt lên xe rồ máy. Có lẽ vừa bị một việc gì đó mà bây giờ mới có duyên để nhớ, nên mới có thái độ mất bình tỉnh như vậy. Việc đó cho thấy, không hẳn chúng ta không tin có nhân quả. Chỉ là không ý thức và không được nhắc nhỡ để ý thức mà thôi.
Vấn đề còn lại cần giải quyết là làm sao để tất cả chúng taý thức về qui luật nhân quảtrong đời sống thường nhật của mình, ngay từ khi còn bé. Nếu không được huân tập từ bé thì khó mà có thể dùng pháp luật cản ngăn khi chúng lớn lên, dù đó án tử hình.
Hiện nay, không phải không có điều kiện để làm việc đó. Ngoài Tam bảo còn có những nhà ngoại cảm. Chứng minh cho thấy mọi sự mọi việcrõ ràng hơn. Tôi được bạn bè chia xẻ cho một bài đọc của tiến sĩVũ Thế Khanh, tổng giám đốc Hội Liên Hiệp Khoa Học UIA. Nó chứng minh cho thấy, cuộc sống này không phải chỉ có đời sốnghiện tại. Mọi thứ vẫn đang tiếp diễnsau khi chết. Nghĩa là chết chưa hết. Thành khi sống, nếu chúng ta chỉ biết tranh giành, hưởng thụ… khiến người khác phải đau khổ, thì không thể tránh được sự báo thù. Mọi thứ đều có cái giá để trả. Một thiền sưNhật Bản đã nói: “Khi ta thấy rõ vạn pháp trong thế giới này đều hạn cuộc và tương đối thì ta sẽ hài lòng trong mái nhà tranh đơn sơ nhất”[10]. Mọi thứ đều có cái giá của nó. Đều không qua khỏi “lưới trời”. Pháp luật, chúng ta có thể lướt qua, nhưng “lưới trời” thì một con vi trùng cũng không thể lọt.
Cuối cùng là…
Hoàn cảnh của một người, những mối liên hệ trong xã hội của người đó, cũng như sự tồn vong của một đất nước không phải tự nhiên mà có, đều do nhân duyên của chính người đó tạo nên. Người dân không thể đòi hỏi một chính quyền tốt đẹp khi bản thân không tạo những cái nhân tốt đẹp. Cũng như chính quyền không thể đòi hỏi ở người dân một sự nghiêm chỉnh, khi bản thân chư vị không nghiêm chỉnh. Vì thế, việc cần làm hiện nay của mỗi người là cần làm tròn bổn phận và trách nhiệm mình đang đảm nhiệm ở thế giới này. Trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hoàn thànhtrách nhiệm của mình cũng là hoàn thànhthiện nghiệp. Thêm vào đó, cần chú ý và thực hành mười thiện nghiệp. Nhiều chừng nào tốt chừng đó. Đó là nhân duyên để chúng ta có được hoàn cảnh và điều kiệntốt đẹp trong hiện đời và tương lai. Hành thiện nghiệp cũng giúp chuyển đi những nhân xấu mà mình đã lỡ gây tạo trong quá khứ. Dùng đó để tự hộ thân và hộ quốc trong hiện tại và tương lai.
Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Thích Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, - 2025
Kính mời tham dự Nhạc Hội Mừng Phật Thành Đạo
Saigon Grand Center vào
Chủ Nhật 16 tháng 2 năm 2025 vào lúc 4 giờ chiều tại địa chỉ
16149 Brookhurst Street, Fountain Valley, CA 92708
Chương trình lại được nhạc sĩ Võ Tá Hân tham dự và cũng là nhạc trưởng của ban đạo ca Diệu Pháp. Kính mời quý đồng hương tích cực ủng hộ, đến dự thật đông.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.