Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữPhật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắntheo quan niệm của đạo Phật. Nó là một trạng thái của tâm thức dấy khởi do duyên sựtiếp xúc giữa các căn và các trần (các giác quan và các đối tượng tương ứng) đưa đến sự hiện hành của dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng.
Theo quan niệm của đạo Phật thì do sự xúc chạm giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng mà ý thức bắt đầu sanh khởi và hoạt động gọi là tác ý hay còn gọi là tâm sinh. Thông thường, tác ý hay tâm sinh hiện khởi theo hai khuynh hướng, hoặc thiện hoặc bất thiện, tùy thuộc vào thói quen, tập khí hay nghiệp thức riêng biệt của mỗi người. Nếu một người chưa có nhân duyên học tập và hiểu sâu giáo pháp của Phật hoặc có tập khí nặng về tham, sân, si thì ý thứcsanh khởi theo chiều hướng đưa đến tà kiến hoặc tác ý theo một cách khiến các bất thiện pháp phát sinh và tăng trưởng. Kinh Phật gọi đó là phi như lý tác ý (ayoniso manasikàra) hay tâm đặt sai hướng.
Trái lại, một người có học tập và hành sâu về giáo pháp của Phật hoặc tâm thức không nặng về tham, sân, si thì ý thứcsinh khởi theo hướng đưa đến chính kiến hoặc tác ý theo một cách khiến các thiện phápsinh khởi và tăng trưởng.
Đây được gọi là như lý tác ý (yoniso manasikàra) hay tâm đặt đúng hướng, nghĩa là việc tác ý hay tâm sinh đúng pháp, đúng tinh thầnlời Phật dạy, có khả năng dứt trừ các lậu hoặc đưa đến đoạn tận mọi khổ đau. Chính do có sự khác biệt trong cách tác ý hay tâm sinh như vậy nên đạo Phật chủ trương thực tập như lý tác ý hay đặt tâm đúng hướng.
Thế nào là như lý tác ý hay tâm đặt đúng hướng? Đó là khởi nghĩ về mọi sự vật và hiện tượng đúng như bản chất của chúng, nghĩa là duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã.
Mọi sự vật và hiện tượng đều do duyên mà có mặt, luôn luôn biến đổi, thuộc bản chất khổ đau, không ai làm chủ được. Khởi nghĩ và nhìn sự vật hay hiện tượng theo cách như vậy thì gọi là yoniso mansikàra. Đây là cách tác ý hay khởi tâmđúng đắntheo quan niệm của đạo Phật, dẫn đến sự vận hành của chánh tư duy hay dòng tư tưởngđúng đắn và hiền thiện, tức là dòng tư duyliên hệ đến ly dục, vô sân và bất hại gọi là ly dụctư duy, vô sântư duy, bất hạitư duy. Ly dụctư duy nghĩa là dòng tư duy hay chuỗi tư tưởngtrong sáng, không bị kích động và chi phối bởi tham dục hay lòng ham muốnvị kỷ. Vô sântư duy là dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng không bị ám ảnh và chi phối bởi cảm giácbất mãn hay tâm giận dữ bực phiền. Bất hạitư duy là dòng tư duy hay chuỗi tư tưởngchân chính, trong sáng, không rơi vào tà kiếnmê lầm, không đưa đến hại mình và hại người. Nói cách khác, đó là dòng tư duy hay chuỗi các tư tưởng không bị tham, sân, si ám ảnh và chi phối, nhờ như lý tác ý hay thực tập suy tư đúng đắn về các pháp, nhìn các pháp đúng như bản chất của chúng, tức là duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã.
Thông thường, có hai phản ứngtâm thức xảy ra do duyên xúc chạm giữa các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và các đối tượng tương ứng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp): hoặc hân hoanthích thú, hoặc giận dữ bực phiền. Đạo Phật gọi các phản ứng như vậy là thuận ứng và nghịch ứng, phát sinh do si mê, xem chúng là các nhân tố trói buộc dẫn đến khổ đau. Loại phản ứng thứ nhất liên hệ đến tham và nuôi lớn tâm tham dục. Loại thứ hai liên hệ đến sân và trưởng dưỡng tâm sân hận.
Ví dụ, khi mắt thấy sắc pháp hoặc khả ái hoặc không khả ái, nếu một người bình thường, chưa có dịp học tập và hành trìlời Phật dạy thì hoặc sinh tâm thích thú đối với sắc khả ái, hoặc sinh tâm bực phiền đối với sắc không khả ái. Vì sao lại có các phản ứng như vậy? Vì người ấy không như lý tác ý, không tập nhìn sắc pháp ấy là vô thường, khổ, vô ngã; do đó tâm vị ấy hoặc bị tham chi phối hoặc bị sân chi phối khiến cho vị ấy có những suy nghĩ hay hành động sai lầm đưa đến hại mình và hại người.
Trái lại, nếu một người có hành trìlời Phật dạy, quen thuộc với cách nhìn sự vật và hiện tượng đúng như cách thức mà bậc Đạo sư đã chỉ bày, nghĩa là nhận diện các pháp là vô thường, khổ, vô ngã, thì dù có thấy sắc pháp nào hoặc khả ái hoặc không khả ái, tâm tư vị ấy cũng không dao động, không có thuận ứng hay nghịch ứng, không rơi vào tham ái đối với sắc khả ái, không sinh khởi bực phiền đối với sắc không khả ái, không có những suy nghĩ hay hành động sai lầm đưa đến hại mình và hại người. Kinh Phật gọi nếp sống như vậy là không thiên vị, không tham ái, không chấp trước, đưa đến tự do, giải thoát:
“Này Thiên chủ, nếu Tỳ-kheo được nghe như sau: ‘Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp’, vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tính vô thường, sống quán tính ly tham, sống quán tính đoạn diệt, sống quán tính xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tính vô thường, sống quán tính ly tham, sống quán tính đoạn diệt, sống quán tính xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết bàn. Vị ấy tuệ tri: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa.’.”7
Như vậy, nhờ như lý tác ý hay quán sátđúng đắn đối với mọi hiện tượngtâm lý và vật lý mà tâm tư con ngườidần dần trở nên trong sáng và hiền thiện, trở nên tỉnh táo và sáng suốt, không rơi vào các cực đoan, không còn bóng dáng của các cấu uếbất thiện như dục, sân, hại hay tham, sân, si. Nói cách khác, nhờ thực tập cách nhìn các pháp đúng như lời Phật dạy, tức nhận rõ hết thảy các pháp đều do duyên mà có mặt, luôn luôn biến đổi, thuộc bản chất khổ đau, không ai làm chủ được, mà tâm tư trở nên định tĩnh, quân bình, không dao động, không thiên vị, không ái luyến, không chấp trước, đạt đếnthanh thản, tự do và giải thoát.
Về cách thức thực tập, bản kinh Sabbàsava Trung Bộnhấn mạnh đến việc phảithường xuyên thân cận gần gũi các bậc Thánh hay các bậc chân nhân để được hướng dẫn học tập Phật pháp cho thật thuần thục. Nhờ thường xuyên học tập Phật pháp hay những lời khuyên dạy của bậc Giác ngộ mà vị Thánh đệ tử biết rõ những gì cần tác ý và những gì không nên tác ý. Vị ấy theo đúng tinh thầnlời Phật dạy, không để tâm thức của mình duyên theo các vọng tưởngliên hệ đến tự ngã hoặc thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại khiến rơi vào tà kiến hay ngã chấp.
Thay vào đó, vị ấy tập trung tác ý về thực tại khổ đau của mọi hiện hữu, xem xétnguyên nhân của khổ đau, lý dođoạn diệt và con đường đưa đến sự đoạn diệt khổ đau. Nhờ hành trì đúng pháp, nghĩa là khéo tác ý về khổ, khổ tập, khổ diệt và con đường đưa đến khổ diệt mà vị Thánh đệ tửdiệt trừ được các kiết sử như thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tức là các trói buộc phát sinh do chấp ngã, do nghi ngờ và do chấp trước các pháp tu sai lầm. Bản kinh ghi rõ:
“Này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc chân nhân, thuần thục pháp các bậc chân nhân, tu tập pháp các bậc chân nhân, tuệ tri các pháp cần phảitác ý, tuệ tri các pháp khôngcần phảitác ý.
Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phảitác ý, nhờ tuệ tri các pháp khôngcần phảitác ý, nên không tác ý các pháp khôngcần phảitác ý và tác ý các pháp cần phảitác ý. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các pháp khôngcần phảitác ý và vị này không tác ý? Này các Tỳ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh được sinh khởi, hay dục lậu đã sinh được tăng trưởng; hay hữu lậu… Hay vô minh lậu chưa sinh được khởi, hay vô minh lậu đã sinh được tăng trưởng. Đó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các pháp cần phảitác ý và vị ấy tác ý?Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sinh khôngsinh khởi, hay dục lậu đã sinh được trừ diệt, hay hữu lậu… Hay vô minh lậu chưa sinh khôngsinh khởi, hay vô minh lậu đã sinh được trừ diệt, đó là những pháp cần phảitác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp khôngcần phảitác ý, tác ý các pháp cần phảitác ý nên các lậu hoặc chưa sinh khôngsinh khởi và các lậu hoặc đã sinh được trừ diệt. Vị ấy như lý tác ý: ‘Đây là khổ,’ như lý tác ý: ‘Đây là khổ tập,’ như lý tác ý: ‘Đây là khổ diệt,’ như lý tác ý: ‘Đây là con đường đưa đến khổ diệt.’Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ”8.
Nhìn chung, như lý tác ý là một pháp môntu tậpliên hệ đến sự tiến triểntâm thức; thứ nhất, khiến cho tâm tránh rơi vào vọng tưởng dẫn đến tà kiến, chỉ chuyên chú vào thực tại khổ đau của ngũ uẩn để xem xét, tu tập, từng bước đi ra khỏi khổ đau; thứ hai, khiến cho tâm thứcsinh khởi và vận hành theo chiều hướng đúng đắn, nghĩa là khởi nghĩ và nhận rõ các pháp là duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã, dẫn đến rời bỏ tham ái, chấp thủ, thực nghiệm tâm giải thoát. Vì vậy, việc thường xuyênthực tậpphương pháp như lý tác ý thì tâm thức sẽ dần dần trở nên chuyên nhất, định tĩnh, hết vọng động, hết tán loạn, trở nên tỉnh giác, sáng suốt, sắc bén, thấy rõ sự thậtduyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã của hết thảy hiện hữu, dẫn đến tâm giải thoát theo đúng trình tự “nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn” như được mô tả trong các bản kinh thuộc văn tạng Pàli.
Chú thích:
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì, Trung Bộ. Kinh Song tầm, Trung Bộ. Kinh Tất cả lậu hoặc, Trung Bộ. Kinh Tâm đặt sai hướng, Tăng Chi Bộ. Kinh Tất cả lậu hoặc, Trung Bộ. Kinh Tâm đặt sai hướng, Tăng Chi Bộ. Tiểu kinh Đoạn tận ái, Trung Bộ. Kinh Tất cả lậu hoặc, Trung Bộ.
NHƯ LÝ TÁC Ý (YONISO MANASIKĀRA) (Tài liệuthảo luận về Phật Học của nhóm Pali chuyên đề)
A/ Thế nào là tác ý?
Tác ý là tạo nên đối tượng nơi tâm, làm phát sinh đối tượng nơi tâm (Visayaṃ manasi kāro manasikāro)
Như Lý Tác Ý có nghĩa là tác ý đúng cách, tác ý đường( Yoniso manasikāro nāma upāyamanasikāro pathamanasikāro)-( Dī-aṭṭha-2-236)
B/ Tác ý đúng cách, tác ý đường là như thế nào?
1. Ngũ uẩn này là Vô thường (Anicca) tác ý là Vô thường. 2. Ngũ uẩn này là Khổ (Dukkha) tác ý là Khổ. 3. Ngũ uẩn này là Vô ngã (Anatta) tác ý là Vô ngã . 4. Ngũ uẩn này là Bất tịnh (Asubha) tác ý là Bất tịnh.
Chư Thiện hữu nào chuyên về Pháp Hành, muốn đi sâu vào làm thế nào để có Như Lý Tác Ý, làm thế nào phát sinh tuệ Minh Sát trên 3 đặc tướng Vô Thường, Khổ, Vô ngã thì nên tham khảo thêm tài liệu Nibbānagāminipaṭipadā của ngài trưởng lão Pa-auk Sayadaw (Viện chủhệ thống các trường thiền Pa-auk, hiện đang ở Myanmar) hoặc gặp trực tiếp các vị thiền sư có kinh nghiệm để được chỉ dẫn trực tiếp.
C/ Có 3 loại tác ý
1. Tác ý dẫn đến cảnh
Tác ý này làm nhiệm vụ chính là làm phát sinh đối tượng nơi tâm. Tác ý ở đây chính là Tác ýtâm sở (manasikāra cetasika). Nó nằm trong 52 loại tâm sở.
2. Tác ý dẫn đến Lộ trình tâm
Làm cho phát sinh lộ trình nên gọi là Tác ý dẫn đến lộ trình tâm (Vīthiṃ paṭipādayatīti vīthipaṭipādakamanasikāra):
Tác ý ở đây chính là Ngũ môn hướng tâm (Pañcadvāravajjanacitta). Nó làm phát sinh Nhãn Thức Tâm (Cakkhuviññāṇacitta)…Tiếp nhận tâm (Sampaṭicchanacitta)…v.v…và toàn bộ tiến trình tâm.
3. Tác ý dẫn đến Tác Hành tâm
Tác ý ở đây chính là Ý Môn hướng tâm (Manodvāravajjanacitta) = Xác định tâm (Voṭṭhabbana)
Vấn đề ở đây là tác ý này nếu thuận theo Pháp (Yoniso) thì Tạo ra Thiện nghiệp, còn không thuận theo Pháp (Ayoniso) thì tạo ra Bất thiện nghiệp.
Khi có Như Lý Tác Ý, các bậc Thánh hữu học và phàm phu thì Tác Hành tâm này sẽ là: Thiện dục giớitương ưng với Tuệ (Mahākusala-ñāṇasampayutta), Còn bậc Thánh Arahat sẽ là Tâm hànhdục giớitương ưng với Tuệ (Mahākiriyā-ñāṇasampayutta).
Chính 2 Ngũ môn và Ý môn Hướng Tâm (Āvajjana) này- tức tác ý: tạo ra tâm không giống với tâm trước đó (Purimamanato visadisamanaṃ karotītipi manasikāro)
D/ Nhân cần thiết để có Như Lý Tác Ý:
1. Bản thân khéo hành trì (Attasammāpaṇidhi) 2. Lắng nghe Chánh Pháp (Saddhammassavana) 3. Thân cận Thiện Trí Thức (Sappurisūpanissaya) 4. Ở trú xứ thích hợp (Paṭirūpesavāsa) 5. Trước đây từng tạo Thiện nghiệp (Pubbe katapuññatā)
E/ Tầm quan trọng của Như Lý Tác Ý với người hành Pháp Phật :
Này các tỳ kheo, người có như lý tác ý các thiện pháp chưa sanh sẽ sanh, các bất thiện đã sanh sẽ diệt.
Này các tỳ kheo, người có như lý tác ý các Pháp Giác Chi chưa sanh sẽ sanh, các Pháp Giác Chi đã sanh sẽ đưa đến Pháp Hành (Bhavanā) được tròn đủ.
Yoniso manasikāra thường được dịch là ‘như lý tác ý’.
Về chữ và nghĩa, phân tích khá vui! yoni: origin; realm of existence; the female organ; knowledge; species. (f.) yoni nghĩa đen là cái tử cung!
yoniso: wisely; properly; judiciously. (adv.)
manasikāra là tác ý thì có vẻ khá rõ ràng, nó cũng có thể hiểu như là vấn đềsuy xét trong tâm. như vậy cụm từ có thể được hiểu là tác ý về cội nguồn, hay suy xét một cách có hệ thống.
Tuy nhiên, theo một số thí dụ về cụm từ này trong kinh diển, ví dụ như M I, 2, 15: “jānato ahaṃ, bhikkhave, passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi, no ajānato no apassato. kiñca, bhikkhave, jānato kiñca passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi? yoniso ca manasikāraṃ ayoniso ca manasikāraṃ. ayoniso, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā uppajjanti, uppannā ca āsavā pavaḍḍhanti; yoniso ca kho, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā na uppajjanti, uppannā ca āsavā pahīyanti.
Như vậy tác ý ở đây liên quan đến việc tu tập tâm trong sự tương tác với đối tượng. Khi căn và trần gặp nhau một cách có ý thức (tức là có xúc), tâm phải xử lý thông tin như thế nào để không có phiền nãonghiệp chướng (āsavā) khởi lên do sự tiếp xúc đó.
Như vậy yoniso ở đây có thể là xử lý có hệ thống hay hiểu biết đúng thì āsavā không sinh khởi được. Ngược lại ayoniso hay hiểu biết sai, xử lý không đúng cách thì tạo ra āsavā.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.