Thư Viện Hoa Sen

Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập

06/05/20214:24 CH(Xem: 4312)
Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

LỜI GIỚI THIỆU
 

Hạnh phúc thay, các đức Phật tự giác ngộ xuất hiện!
Hạnh phúc thay, giáo pháp trung đạo dẫn đến an lạc!
Hạnh phúc thay, sự hiểu biết trong cộng đồng những người theo đạo!
Hạnh phúc thay, sự thực hành tận tâm của cộng đồng hòa hợp!
(Kinh Pháp cú, kệ 194)

Đại lễ Vesak được đánh dấu bằng ngày rằm của tháng Vesak, thường vào tháng 5 (dương lịch), kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn (parinibbãna). Vào tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận đây là ngày lễ quốc tế.

Quyển sách này được xem là sự phát triển từ sự công nhận lễ Vesak. Sự công nhận này đã thúc đẩy cộng đồng Phật giáo thế giới cùng nhau tổ chức Đại lễ Vesak LHQ, lần đầu tiên vào năm 2000 tại Trụ sở LHQ ở New York, nơi vẫn diễn ra lễ kỷ niệm này hàng năm.

Từ năm 2004 đến nay, đại lễ Vesak LHQ chủ yếu được tổ chức ở Bangkok, với ba năm1

1 Nguyên tác tiếng Anh ghi là “hai năm” vì ấn bản đầu tiên ra đời năm 2018, đang khi đại lễ Vesak LHQ lần thứ 3 tổ chức vào năm 2019. tổ chức tại Việt Nam và một năm tại Tích Lan. Sự quy tụ của cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới đã dẫn đến việc thành lập Hội đồng quốc tế về Đại lễ Vesak (ICDV, the International Council for the Day of Vesak), hiện nay với tư cách tham vấn đặc biệt tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (the United Nations Economic and Social Council).

Bản thân ICDV đã quy tụ nhiều tổ chức Phật giáo cao cấp từ hơn 20 quốc gia và giúp hình thành Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học Phật giáo (IABU, the International Association of Buddhist Universities). Cả ICDVIABU đều tạo cơ hội hợp tác thường xuyên giữa ba truyền thống chính của Phật giáo gồm Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) và Kim Cương thừa (Vajrayāna) để cùng nghiên cứuthực hành Phật pháp.

Một trong những nỗ lực chung đó là dự án của quyển sách này, được khởi động vào năm 2009 tại trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya, Thái Lan, nhằm mục đích xác định những điểm tương đồng giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau, mặt khác để tôn vinh sự phong phú và đa dạng giữa các truyền thống đó. Điều này đã dẫn đến việc xuất bản bộ sách lịch sử này: “Phật điển thông dụng: Lối vào tuệ giác Phật.

Được khuyến khích theo nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và được truyền cảm hứng từ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Phật giáo Thượng tọa bộĐại thừa, những người đã đưa ra một số điểm cơ bản thống nhất các tông phái Phật giáo trong Đại hội lần thứ nhất của Hội đồng Tăng-già thế giới (WBSSC, the First Congress of the World Buddhist Sagha Council) ở Colombo vào năm 1967, khoảng 20 học giả Phật giáo từ ba truyền thống Phật giáo được ICDVIABU tuyển chọn từ 10 quốc gia cùng tham gia thực hiện dự án này.

Trong suốt bảy năm, ủy ban biên soạn đã tiến hành tổ chức không dưới 12 phiên hội thảo tại trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya để phát huy nhận thứctriển khai kế hoạch cụ thể. Khoảng 490 đoạn kinh từ các văn bản kinh điển, các luận thư và luận giải sau này của ba truyền thống Phật giáo được tuyển chọn, đưa vào tác phẩm này để cùng nhau giới thiệu những gì đức Phật đã giảng dạy.

Tác phẩm mà quý vị đang cầm trên tay đã trải qua hai vòng thẩm định của các nhà lãnh đạo Phật giáo và các học giả trên thế giới, những người đã hoàn toàn tán đồng cả văn phong và nội dung của quyển sách.

Cùng với ân phúc của Hội đồng Tăng thống tối cao Thái Lan và sự ủng hộ của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya đã được đặc ân giao phó nhiệm vụ hỗ trợ cần thiết ngay từ đầu.

Tôi hy vọng rằng sự thấu hiểu được phát huy trong quá trình biên soạn tác phẩm quan trọng này sẽ giúp các truyền thống tôn giáo khác nhau, cả Phật giáo và phi Phật giáo, tăng cường sự hòa hợp và sự sống chung hòa bình như đã được đức Phật mong muốn.

 

Hòa thượng GS.TS. Phra Brahmapundit
Tổng biên tập
Hiệu trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya (MCU)
Chủ tịch Hội đồng quốc tế về đại lễ Vesak (ICDV)
Chủ tịch Hiệp hội quốc tế các trường Đại học Phật giáo (IABU)




Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191526)
01/04/2012(Xem: 37135)
08/11/2018(Xem: 15807)
08/02/2015(Xem: 55019)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!