Thư Viện Hoa Sen

Sáu điểm đề nghị của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về sự cởi mở của ĐCS Việt Nam

25/01/20228:33 SA(Xem: 4625)
Sáu điểm đề nghị của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về sự cởi mở của ĐCS Việt Nam
SÁU ĐIỂM ĐỀ NGHỊ
CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

VỀ SỰ CỞI MỞ CỦA ĐCS VIỆT NAM

6 điểm này đã được thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25.03.2005

 

1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy.

2. Người Cộng Sản Việt Nam ý thức rằng cây có cội, nước có nguồn và tổ tiên là nguồn gốc của mình, từ đó mình đã tiếp nhận được rất nhiều tuệ giác, kinh nghiệmnếp sống văn hóa đẹp và lành.

3. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái khi mặc quốc phục và thắp một cây hương ở Đền Hùng, trên bàn thờ tổ tiên đặt trong nhà mình, và trước các đài kỷ niệm liệt sĩ. Đền Hùng, bàn thờ tổ tiên và đài liệt sĩ là biểu tượng cho sự quý mến cội nguồn và nếp sống ân nghĩa, không phải là đối tượng của một tín ngưỡng thần linh (Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một biểu tượng cho cội nguồn và ân nghĩa ấy).

4. Người Cộng Sản Việt Nam thấy được rằng phần tôn giáo tín ngưỡng bao quanh đạo Phật không phải là cốt tủy của đạo Phật. Cốt tủy của đạo Phật là một nguồn tuệ giác (trí tuệ) siêu việt được tất cả những nhận thức như có/không, tâm/vật, có khả năng bao dung, có khả năng chế tác tình huynh đệ lớn (từ bi), có khả năng chuyển hóa hận thù, kỳ thị, là những phép thực tập cụ thể giúp người tháo gỡ được những khó khăn nội tâm, tái lập được truyền thông, đem lại hòa giải trong nội thân, trong gia đình và trong xã hội. Nguồn tuệ giác này và những phép thực tập này nếu được đem áp dụng đúng phép có công năng xây dựng lại được những gia đình hạnh phúc, những thôn làng yên vui, những khu phố văn minh không bị những tệ hại xã hội như tội phạm, bạo động, ma túy, băng đảng và sắc dục xâm chiếm. Truyền thống từ bituệ giác này đã giúp dân tộc Việt Nam xây dựng nên một nếp sống thuần từ, kiến tạo được những thế kỷ hòa bình và làm nên bản sắc của nền văn hóa dân tộc. Bản sắc này được luân lưu trong dòng máu của tất cả mọi người Việt, kể cả những người không nghĩ rằng họ là Phật tử.

5. Dù thấy rằng có nhiều người tự cho là theo Phật giáo nhưng chỉ biết cúng lễ cầu xin, người Cộng Sản Việt Nam vẫn cảm thấy thoải mái, không kỳ thị với những người này và chỉ thấy mình được may mắn hơn, được có cơ hội học hỏisử dụng nguồn tuệ giác đạo Phật để có một chiều hướng sinh hoạt nội tâm phong phú, có thêm sức mạnh để vượt thắng khó khăn, tạo dựng được cảm thônghạnh phúc trong gia đình, tổ chức và thành tựu được sự nghiệp mình một cách mau chóng.

6. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái sống chung với tất cả các truyền thống nào (đã du nhập vào Việt Nam từ lâu hay mới du nhập) có khuynh hướng dân tộc hóa để trở thành một phần xương thịt của sự sống dân tộc, và tình huynh đệ giữa những truyền thốngđặc tính văn hóa dân tộc ấy là một sự thật không cần mang danh hiệu và màu sắc tôn giáo, chủng tộc, chủ thuyết, hoặc ý thức hệ.

(Làng Mai)



Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11866)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).