Thư Viện Hoa Sen

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimaggo) Phần Tuệ

12/05/20225:00 CH(Xem: 8503)
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimaggo) Phần Tuệ

THANH TỊNH ĐẠO
(VISUDDHIMAGGO)
PHẦN TUỆ
Nguyên tác: Buddhaghosa
Hướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sư
Việt dịch: Tỷ-kheo Ngộ Đạo
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
thanh-tinh-dao-phan-tue

PDF icon (4)THANH TỊNH ĐẠO-PHẦN TUỆ


LỜI TỰA

Quá khứ không truy tầm, Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến. Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính là đây.

Đức Phật xác nhận khi chưa chứng Chánh đẳng chánh giác đã đắc các tầng thiền hiệp thế. Ngài tự biết không đưa đến giải thoát và tầm một đạo lộ khác hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ Níp-bàn. Đó là pháp môn tuệ quán mà Ngài đã giải thoát mọi tập khí sanh tử.

Suốt bốn mươi lăm năm trường mở đạo, dạy đời: ‘Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định, đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với tâm, đưa đến giải thoát hoàn toàn lậu hoặc, tức là dục lậu, kiến lậuvô minh lậu’. Như vậy, nhờ tu tuệ giải thoát được hoàn toàn các lậu hoặc.

Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch đến nay, Phật giáo chia ra nhiều tông phái, giáo phái có sai khác, tu tập có sai khác, sáng tác nhiều loại sách thiền, chế biến đủ các loại pháp môn tu tập, thậm chí còn nương vào tha lực làm sai với tông chỉ: ‘Này chư tỷ kheo, có ba việc cấp thiết vị tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba? Này các tỷ kheo, vị tỷ-kheo cấp thiết tu tập tăng thượng giới, cấp thiết tu tập tăng thượng tâm, cấp thiết tu tập tăng thượng tuệ. Này chư tỷ kheo, vị tỷ-kheo không có uy lực, không có năng lực, không có thần lực để cầu khẩn, van xin, mong rằng hôm nay, ngày mai và những ngày sau tâm ta được giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc.

Nhưng này chư tỷ-kheo, chính nhờ chư tỷ-kheo cấp thiết tu tập tăng thượng giới, cấp thiết tu tập tăng thượng tâm, cấp thiết tu tập tăng thượng tuệ, tâm của các vị ấy được giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc’. Hoặc đặt ra pháp môn tu tắt, những vị ấy có biết chăng: Đi ngay một khắc, đi tắt tối ngày.

Vì người ác giới không thể có định tâm, khi không có định tâm, không thể có trí tuệ. Khi không có trí tuệ, không thể có giải thoát, còn nói chi đến tri kiến giải thoát. Như vậy, phải chăng còn pháp môn nào tắt hơn giới, định và tuệ?

Vì: ‘Này chư tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Níp-bàn. Đó là bốn niệm xứ’. Hành giả tu tập bốn niệm xứ là: Tu tuệ. Nếu không tu tuệ mà có giải thoát, sự kiện ấy chắc chắn không thể xảy ra.

‘Các con theo con đường này chăng? Đó là mối lo âu của Ma vương, đã bọc được phương pháp diệt gai chướng. Như Lai chuyển lại cho các con’.

Hành giả, bước chân vào con đường ấy, chắc chắn sẽ chấm dứt mọi khổ đau. Hành giả đầy đủ phước báu Ba-la-mật, muốn tu tập đạo giải thoát, cần phải hiểu biết hai vấn đề: - Gốc trí tuệ: Giới và tâm thanh tịnh. - Thân trí tuệ:Từ kiến thanh tịnh cho đến tri kiến thanh tịnh. Hay nói một cách khác, sau khi hành giả tu hoàn tất hai thanh tịnh gốc trí tuệ, cần phải tu viên mãn năm thanh tịnh thân trí tuệ. Nghĩa là sau khi tu tập giới thanh tịnh tại gia hay xuất gia đạt được cận hành định hay an chỉ định, hành giả phải tu tiến tuệ tiếp theo.

Vì giới và định như đá đè cỏ, như mài dao cắt tóc. Chỉ có tuệ là đoạn trừ phiền não, giải thoát tử sanh.

Trước khi tu tiến tuệ, hành giả cần phải biết nền tảng của trí tuệ là những pháp môn: uẩn, xứ, giới, đế, quyền và y tương sinh. Có một số vị nói rằng: xứ, uẩn là những pháp môn tu của hạng tiểu thừa, ám căn, độn trí. Còn y tương sinh là pháp môn tu tập của bậc Đại thừa hay Tối thượng thừa…

Những lời ấy không nên chấp thủ. Vì đây là những pháp cần phải thắng trí, cần phải liễu tri, cần phải đạt tri bằng tuệ giác, không phải những pháp chỉ để lý luận suông: ‘Này chư tỷ kheo, nhãn đã sanh, trí đã sanh, tuệ đã sanh, minh đã sanh, quang đã sanh cho Như Lai, trong các pháp mà trước kia Như Lai chưa từng hiểu biết (giác ngộ) rằng: Đây là khổ… Đây là khổ tập… Đây là khổ diệt… Đây là đạo khổ diệt.’

Như vậy, sự xuất hiện của Đức Phật cũng là sự xuất hiện của quán minh, của tăng thượng tuệ pháp quán và của tuệ giác, và vì không thông hiểu pháp môn y tương sinh mà chúng sanh luân hồi, sanh, tử, khổ não triền miên.

Này Ānanda, chớ có nói vậy. Này Ānanda, chớ có nói vậy. Này Ānanda, chớ có nói vậy. Này Ānanda, giáo pháp y tương sinh này thâm thúy và thực sự thâm thúy. Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ống chỉ bị rối ren như một tổ kén và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ cảnh, ác thú, sa đọa sanh tử’.

Như vậy, pháp môn nền tảng trí tuệ này (là phổ thông). Hành giả có thể tùy căn cơ, tu tập tùy thời, tùy lúc để giác ngộ giải thoát. Các pháp môn nền tảng có lợi ích gì? Có rất nhiều để thấy rõ hiện tượng các pháp hành diễn tiến chỉ là uẩn, xứ… để đoạn trừ nhân tưởng, chúng sanh tưởng, vì chỉ thấy là danh sắc….

Phải nói rằng hiện tại có rất nhiều sách thiền luận, lắm thiền sư, nhưng các hành giả này có chứng được tuệ thứ nhất trong quán minh không? Hay chỉ là… nói đến danh sắc, đại đa số những người học Phật (nhất là những người học sơ cơ A[1]tỳ-đàm – Vô tỷ pháp) đều hiểu biết cả. Họ có thể thuyết giảng hằng giờ, viết hằng bộ sách, nhưng những vị ấy cũng chưa chứng danh sắc gì cả, vì những pháp này cần phải giác hiểu, vượt ngoài tầm lý luận suông: đó là kiến thanh tịnh.

Để làm sáng tỏ nguồn gốc phát sanh chúng hữu tình, đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến… hành giả tu tiến quán sát thấy các nhân duyên của danh sắc, ngũ uẩn…. Đây là đoạn nghi thanh tịnh.

Chúng ta hầu hết ai cũng tu theo Phật giáo, cũng đều nhận là con chánh tông của Thế Tôn, hành theo lời di giáo của Ngài, nhất là bát chánh đạo, nhưng chúng ta có hành đúng không? Điều này cần phải quán sát lại:

‘Này Subbhadda, trong Pháp luật nào có bát chánh đạo, trong pháp luật ấy có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn.

Này Subbhadda, chính trong pháp luật này, có bát chánh đạo, (do vậy) ở đây có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn mà giáo phái khác không có’.

Muốn biết mình tu có đúng hay không, mong những hành giả nào có duyên lành tu tiến đến đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh sẽ rõ, hành giả có duyên lành tu đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo như vậy, nên tu tiến tuệ tiếp theo sẽ đạt pháp cao hơn từ sanh diệt trí đến thuận thứ trí trong hành tri kiến thanh tịnh, ngõ hầu đắc chứng những gì chưa đắc chứng, để giác ngộ những gì chưa giác ngộ, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Đó là chứng ngộ bốn đạo trí và bốn quả trí thuộc tri kiến thanh tịnh ngay trong kiếp hiện tại này. Cũng nên nói thêm rằng đây là đạo giải thoát cho những hành giảchí nguyện Thinh văn giác, có pháp độ (ba-la-mật) đầy đủ.

Đối với các hành giả hạnh nguyện Độc giácToàn giác (nếu đầy đủ pháp độ) chỉ hành đến hành xả trí, không thể đắc quả được vì nay là thời giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác.

‘Này chư tỷ kheo, sự kiện không thể có được trong cùng một thế gian hai vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác cùng xuất hiện không trước không sau. Sự kiện như vậy không thể xảy ra’.

Nếu có người hỏi rằng: người đắc đạo quả có hoàn toàn thanh tịnh không? Có giải thoát không? Bồ tát và A-la-hán, vị nào cao hơn? Và điều này đã được đức vua Kosala hỏi Thế Tôn.

‘Bạch Thế Tôn, có phải những tôn giả ấy là vị A-la-hán trên đời này hay là những vị đang đi trên con đường hướng đến đạo quả A-la-hán?’

‘Thưa Đại vương, khi Đại vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị các con trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kāsi, trang sức bằng vòng hoa, thời Đại vương khó biết được vị ấy là A-la-hán, hay là bậc đi trên con đường đến A-la-hán.

Thưa Đại vương, chính phải cộng trú mới biết được giới đức của một người và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ, không phải ác tuệ.

Thưa Đại vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sự thanh tịnh của một người…

Thưa Đại vương, chính trong thời gian bất hạnh, mới biết được sự trung kiên của một người.

Thưa Đại vương, chính trong sự đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người… không phải ác tuệ’.

Quả thật, ‘đây là những pháp tịch tịnh, sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, vi tế, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt’, đó là: ‘Chỉ có pháp hiện tại Tuệ quán chính là đây’.

Thanh tịnh đạo này rất quan trọng, đối với các xứ quốc giáo, nó là kim chỉ nam và là cuốn sách đầu giường của các hành giả.

Chúng tôi được duyên may theo ân sư học Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) gặp được quyển sách quý này và được ngài phó thác dịch cho Chánh pháp được trường tồn, chúng sanh được lợi lạc. Nay chúng tôi không quản tài hèn sức mọn, cố gắng dịch hoàn tất, để Thanh tịnh đạo này xuất hiện tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, Thánh đạo, Thánh quả phát sanh cho chúng sanh có duyên lành gặp Chánh pháp.

Nếu có điều chi sơ xuất, xin chư Tăng và quý vị hoan hỷ cho. Do phước báu thanh cao dịch Thanh tịnh đạo phần tuệ này xin hồi hướng đến đức trời Đế Thích, Tứ đại thiên vương, cùng tất cả chư Thiên hộ trì Chánh pháp được thọ lãnh công đức, hộ trì Chánh pháp được bền lâu và hàng tứ chúng được sống an lành trong giáo pháp từ bi của Đấng Giác Ngộ.

Và cũng xin hồi hướng đến các bậc hữu ân và thầy tổ đã quá vãng, xin các ngài thọ lãnh các phước báu siêu thăng nhàn cảnh, còn ở nhàn cảnh thì tiến hóa thêm. Một phần công đức xin dâng đến các bậc thầy tổ, chư Tăng, hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng đã đóng góp tinh thần lẫn vật chất, kẻ công người của được mọi sự an lànhbồ đề tâm viên đắc, tự giác giác tha. Một phần công đức khác, xin chia đến các thí chủ, chư Phật tử xa gần, cùng các thân bằng quyến thuộc của chư vị còn tại tiền cũng như đã quá vãng, tật bịnh được tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Người chưa gặp Chánh pháp thì mau chóng được gặp Chánh pháp, người đã gặp Chánh pháp rồi, xin hãy hành trì đúng Chánh đạo, giải thoát mọi đau khổ. Riêng tôi mong quả phước thanh cao này hộ trì được tu hành phạm hạnh đến suốt đời,  ra kiếp nào cũng được gặp Chánh pháp, làu thông Tam tạngChú giải, đạt được các thiền chứng. Nếu ngoài thời Phật giáo, xin hãy nâng đỡ xuất gia tu hành đúng theo Chánh pháp cho đến khi đắc được các pháp mà Đức Phật đã giác ngộ. Và hồi hướng đến tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài được âm siêu dương tới, tiến hóa y như ý nguyện.

Hiếu đồ ân sư Cẩn chí

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG XIV: UẨN XIỂN MINH

CHƯƠNG XV: XỨ, GIỚI XIỂN MINH

CHƯƠNG XVI: QUYỀN, ĐẾ XIỂN MINH

CHƯƠNG XVII: TUỆ, NỀN TẢNG XIỂN MINH

CHƯƠNG XVIII: KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XIX: ĐOẠN NGHI THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XX: ĐẠO PHI ĐẠO TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XXI: HÀNH TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XXII: TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH

CHƯƠNG XXIII: QUẢ BÁO TU TIẾN TUỆ XIỂN MINH

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 192832)
01/04/2012(Xem: 38577)
08/11/2018(Xem: 17119)
08/02/2015(Xem: 56680)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).