Bilingual: Diệu Pháp “Nghe” Hóa giải sân hận đem đến an lạc / The Marvelous Way of "Listening": Dissolving anger and leading to joyful peace

01/07/20234:53 SA(Xem: 1572)
Bilingual: Diệu Pháp “Nghe” Hóa giải sân hận đem đến an lạc / The Marvelous Way of "Listening": Dissolving anger and leading to joyful peace

 

DIỆU PHÁP “NGHE”
HÓA GIẢI SÂN HẬN ĐEM ĐẾN AN LẠC

THE MARVELOUS WAY OF "LISTENING":
DISSOLVING ANGER AND LEADING TO JOYFUL PEACE

Author: Thích Hạnh Tuệ
Translated by Nguyên Giác

 

thich-hanh-tue (2)
Đại Đức Thích Hạnh Tuệ

Most people get angry at some point in their life, and that's normal. However, Buddhism says anger is one of the important psychological states that cause countless problems in life. Indeed, anger is named as the second of the basic afflictions. If we think about it carefully, we will see that anger causes a lot of harm.

During the Warring States period in China, a king of Qin and an envoy of Zhao had a dialogue in which the king remarked that if the king was angry, the blood would cover much of the ground and the corpses would be exposed for thousands of miles. In response, the Zhao envoy stated that if a commoner became upset, blood would flow within five paces, exposing both of the arguers' bodies. Hence, it is seen that resentment to kill isn't far away.

There are countless reasons people get angry, but is one of them because we don't know how to listen? To contribute to the dissolution of anger, could we not adopt some more skillful methods of listening?

One, listening should be treated as eating.

When we eat, we only choose to eat foods that are clean, nutritious, healthy, and create a balance for the body; even cups, bowls, chopsticks, spoons, and eating places must be clean and cool. We are uncomfortable, sick, and haven't eaten because of spoiled food, shoddy preparation, unclean cutlery, and sloppy seating. We know that rancid food and a clean eating environment can both cause illness.

Likewise, when listening, we should “only” listen to good, gentle, and beautiful words that can bring joy and true happiness, and increase wisdom and moral qualities for ourselves and everyone else. Let us absolutely "do not listen" to words that curse, scold, slander, stab, and bring misery, rage, pain, brokenness, and isolation to ourselves and others.

In fact, any sound or speech within the audible range reaches your ears; Therefore, to say "not listening" is to consciously put it out of your mind. What your mind does not store, it will have no place to exist and develop. When you "only hear" good, gentle, and beautiful words, you should also practice "speaking only" good, gentle, and beautiful words that can offer happiness to yourself and others, and you should "not say" harsh words that can cause hurt to people.

Second, listening should be treated as receiving gifts.

Chapter Seven of the Forty-two-Chapter Sutra tells of a Brahmin who deliberately came to insult the Buddha. The Buddha was silent and did not answer. Waiting for the other person to finish cursing, the Buddha asked, "You bring the gift to give to a person, but that person doesn't receive the gift, will the gift come back to you?" The Brahmin replied, "Of course, back to me." The Buddha said, "Now you curse me, and I refuse to take it; you injure your body as if it were echoing with the sound, the shadow following the image as if it were unavoidable. Be careful, do not do evil." When you hear the insults, curses, taunts, etc. and you "don't accept," those people have to keep it for themselves.

Third, listen to the sound and recognize that it is empty, unreal.

The sounds that come out of other people's mouths, even though they contain curses, harsh words, slanders, etc., have no inherent nature, are not real, have no place to exist, and are unrelated to you. You suffer because you are deluded, believing that curses and harsh words... are real, and then bringing those words into your head, nurturing yourself, and creating conditions for them to thrive and develop in your mind.

In the Shurangama Sutra, the Buddha used the sound of the bell to enlighten all his disciples, represented by the Venerable Ananda.

At that time, the Buddha asked Rahula to ring a bell and then asked Ananda, "Did you hear it?" Ananda said, "Yes, I hear the sound."

When the bell stopped ringing, the Buddha asked again: 'Did you hear it?'

Ananda said: 'No, I did not hear.'

Buddha again told Rahula to ring the bell again and asked, 'Did you hear it?'

Ananda replied, 'Yes, I hear the sound.'

Buddha asked, 'What do you hear, and what do you not hear?'

Ananda replied, 'Because the bell rang, then I heard the sound. When the bell stops ringing, I don't hear the sound.'

The Buddha said: "Ananda! When the bell stops ringing, you say you didn't hear; if you really don't have the hearing ability, then you are like a tree, like a rock. Why do you hear the second bell? So you understand that the sound (object or sound waves) emerges and then vanishes, but your 'hearing ability' (the mind) remains constant. If your hearing ability disappeared along with the sound, then what made you know that you did not hear a sound? So you have to understand that sound arises and disappears by itself, but your hearing (mind) does not depend on the emergence or cessation of sound. Because your mind delusively takes the permanence (of hearing ability) as the annihilation (of the sound), when the six sense objects (forms, sounds, smells, etc.) are not perceived, you believe wrongly that your ability to see, hear, or know has already disappeared along with the objects."

When you really contemplate and understand the true nature of sound, you get rid of the causes of both suffering and anger that would arise from hearing. Of course, when you know the sound is not real, even the nice words of praise and admiration are not real either. But if those words are used to point out the truth, to encourage and benefit you and others, then you should use the "nature of hearing" to recognize those words and keep them in practice accordingly.

The preceding listening methods, perhaps, offer acceptable instructions for readers to implement in daily life, contributing to the dissolution of tempers, troubles, and animosity in each of us and bringing some joyful peace to each of us in this contemporary existence.

(Văn Hoá Phật Giáo Magazine, issue 119)

 

 

.... o ....

 

DIỆU PHÁP “NGHE”
HÓA GIẢI SÂN HẬN ĐEM ĐẾN AN LẠC

Thích Hạnh Tuệ

 

Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng gây nên vô số những rắc rối của cuộc đời. Thật vậy, sân, hay giận dữ, được kể là tâm sở thứ hai trong hàng căn bản phiền não. Suy nghĩ cho kỹ ta sẽ thấy giận dữ gây nên biết bao họa hại.

Có người đã ghi lại cuộc đối đáp giữa một ông vua nước Tần với sứ thần nước Triệu trong thời Chiến quốc bên Trung Hoa; ông vua bảo rằng ông con trời mà giận thì máu chảy đầy đất và thây phơi trên ngàn dặm; đối lại, sứ thần nước Triệu trả lời rằng nếu kẻ thường nhân mà giận thì máu cũng chảy trong vòng năm bước và phơi thây cả hai người. Như thế thì thấy rằng từ giận dữ đến giết người hoàn toàn không xa.

vô số lý do để người ta nổi cơn thịnh nộ, nhưng một trong những lý do ấy phải chăng là vì ta không biết cách nghe? Để góp phần hóa giải lòng sân hận, phải chăng chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp nghe thiện xảo hơn?

Một là nghe như ăn.

Khi ăn, chúng ta chỉ chọn ăn những thức ăn tinh sạch, bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tạo được sự cân bằng cho cơ thể; đến cả chén, bát, đũa, muỗng và chỗ ăn uống cũng phải sạch sẽ, thoáng mát; thức ăn thiu thối, chế biến cẩu thả, vật dụng dơ bẩn và chỗ ngồi nhếch nhác đều làm cho chúng ta khó chịu, lợm giọng và không ăn. Chúng ta biết rằng thức ăn ôi thiu và có môi trường ăn uống mát vệ sinh đều có thể gây ra bịnh tật. Cũng như vậy, khi nghe chúng ta nên ”chỉ nghe” những lời hay, lời tốt, lời đẹp, lời thiện, đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự, làm tăng trưởng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cho bản thânmọi người; chúng ta hãy dứt khoát “không nghe” những lời chửi bới, mắng nhiếc, trù ẻo, đâm thọc, gây ra buồn phiền, hờn giận, đau khổ, tan vỡ, chia lìa cho mình và người. Đành rằng bất kỳ âm thanh, lời nói nào trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta; cho nên, nói “không nghe” là ta có ý thức gạt ra khỏi tâm thức ta. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được. Mặt khác, khi chúng ta “chỉ nghe” những lời hay ,lời đẹp, lời thiện thì chúng ta cũng hãy tập “chỉ nói” những điều hay, điều đẹp, điều thiện mang lại an vui hạnh phúc cho mình và người khác; “không nói” những lời thô ác gây đau khổ cho mọi người.

Hai là nghe như nhận quà.

Chương bảy của kinh Tứ thập nhị chương có thuật lại việc một người dòng Bà-la-môn cố ý đến mắng chửi Đức Phật. Ngài lặng thinh không đáp. Chờ người kia mắng chửi xong. Đức Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng người khác, người đó không nhân, lễ vật ấy có về lại với ông không?”. Người-Bà-la –môn đáp: “Tất nhiên về lại tôi”. Đức Phật bảo: “Nay ông chửi mắng Ta, Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể tránh được. Hãy cẩn thận, chớ làm điều ác”. Khi nghe những lời mắng nhiếc, chửi bới, trù ẻo…của người khác mà ta “không nhận” thì những người đó phải tự giữ lấy cho họ.

Ba là thấu rõ âm thanh vốn không thật có.

Bản thân của những âm thanh phát ra từ miệng người khác dù mang nội dung chửi mắng, thô ác, trù ẻo…, vốn không có tự tính, vốn không có thật, vốn không có chỗ tồn tại và can hệ đến ta. Sở dĩ ta đau khổ vì ta si mê, chấp những lời chửi mắng thô ác…là thật có, rồi đem những lời đó vào tâm mình, tự mình nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nó sống và phát triển trong tâm mình. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dùng âm thanh của tiếng chuôngkhai ngộ tánh nghe cho toàn thể các vị đệ tử của Ngài, mà đại diện là Tôn giả-A-nan: “Khi đó Phật liền bảo La- hầu-la đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ‘Nghe’ đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa :’Nghe’ Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ’Không nghe’. Phật lại bảo La-hầu-la đánh lại một tiếng chuông nữa và hỏi? ’Ông có nghe không?’ A-nan đáp: ‘Nghe’ Phật hỏi: ‘Thế nào là nghe và thế nào là không nghe?’ A-nan thưa: ‘Vì đánh chuông có tiếng ngân nên con nghe, đến khi tiếng chuông hết ngân thì con không nghe’. Phật dạy: ’A-nan! Khi tiếng chuông hết ngân ông nói rằng không nghe; nếu ông thật không có ‘cái nghe’ thì ông đồng như cây đá, tại sao đánh tiếng chuông thứ hai ông lại nghe? Vậy cho biết ‘cái tiếng’ ( cảnh) khi có khi không, chứ ‘cái nghe’ ( tâm) của ông thì lúc nào cũng có. Nếu cái nghe của ông thật không, thì cái gì biết được cái ‘không nghe’ đó. Thế nên biết cái tiếng nó tự sinh và tự diệt, chứ cái nghe ( tâm) của ông không phải vì tiếng sinh mà nó có, tiếng diệt thì nó không. Tại ông điên đảo, hôn mê nhận ‘cái thường’( tính nghe) làm ‘đoạn diệt’ ( tiếng), chứ không phải rời sáu trần cảnh: sắc, thanh, hương,v.v. mà các giác quan thấy nghe hay biết của ông không có”.

Khi ta thật sự chiêm nghiệm và thấu rõ thật tướng của âm thanh thì ta dứt được cái nhân đau khổ, sân hận phát sinh từ cái nghe. Tất nhiên, khi đã biết cái tiếng không thật có, thì ngay cả những lời hay ý đẹp, điều ngợi khen , ca tụng…cũng không thật có; nhưng nếu đó là những lời dùng để chỉ thẳng sự thật, những lời mang lại lợi cho ta, cho cuộc sống những người quanh ta, thì ta nên dùng cái “ tánh nghe” của mình để nhận biết những lời nói đó và giữ lại để theo đó mà tu tập.

Mong rằng những cách nghe trên đây chứa đựng những nhân tố thích hợp có thể vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, góp phần hóa giải những nóng nảy, khúc mắc, thù hằn trong lòng mỗi chúng ta và mang lại niềm vui an lạc dù rằng vô cùng nhỏ bé trong cuộc sống hiện đại.

 

Chú thích:

 

1.Tuyên Hóa thượng nhân lược giảng (1999), Phật thuyết Tứ thập nhị chương kinh, Buddhist Text Translation Society Press, trang,81,82,

2. Kinh Lăng Nghiêm, Thích Thiện Hoa dịch và chú, Thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản. 1990, trang 157-160.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 119

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a19234/dieu-phap-nghe-hoa-giai-san-han-dem-den-an-lac

 

.... o ....

 
Bài đọc thêm:
Bilingual: Listening Meditation / Thiền Lắng Nghe (Ni sư Thích Nữ Thuần Bạch)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3266)
07/08/2023(Xem: 2265)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.